Đề cương ôn tập học kì II Vật lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

doc 4 trang thuongdo99 2770
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Vật lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_vat_li_lop_7_nam_hoc_2019_2020_tru.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II Vật lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ II TỔ TOÁN - LÝ MÔN VẬT LÝ 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 A. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Kiểm tra và đánh giá nắm kiến thức của HS về chương Điện học: Vật nhiễm điện, dòng điện, nguồn điện, tác dụng của dòng điện, cường độ dòng điện, hiệu điện thế, đoạn mạch nối tiếp. 2. Kỹ năng Kiểm tra đánh giá kỹ năng trình bày của học sinh, kỹ năng vận dụng kiến thức để làm bài tập, kỹ năng liên hệ thực tế. 3. Thái độ Có thái độ nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài, có ý thức vươn lên trong học tập 4. Phát triển năng lực: - Năng lưc giải quyết vấn đề. - Năng lực sáng tạo. - Năng lực tính toán. - Năng lực thực nghiệm: năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. B. PHẠM VI ÔN TẬP Chương III: Điện học: Kiến thức về Vật nhiễm điện, dòng điện, nguồn điện, các tác dụng của dòng điện, cường độ dòng điện, hiệu điện thế, đoạn mạch nối tiếp. BAN GIÁM HIỆU T/N CHUYÊN MÔN GV RA ĐỀ CƯƠNG Phạm Thị Hải Vân Trần Thị Huệ Chi Nguyễn Thị Hương Thảo
  2. TRƯỜNG THCS GIA THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ II TỔ TOÁN - LÝ MÔN VẬT LÝ 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 A. LÝ THUYẾT 1. Vật nhiễm điện có khả năng gì? Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương? 2. Dòng điện là gì? Nêu quy ước chiều của dòng điện ở bên ngoài nguồn điện? Nêu các tác dụng của dòng điện? 3. Nêu ý nghĩa, kí hiệu, đơn vị và dụng cụ đo của cường độ dòng điện? 4. Nêu kí hiệu, đơn vị và dụng cụ đo của hiệu điện thế? 5. Nêu kí hiệu và các chú ý khi sử dụng: ampe kế, vôn kế? 6. Nêu nhận xét về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song? B. BÀI TẬP I. TRẮC NGHIỆM - Sách bài tập: Xem lại bài tập trắc nghiệm chương III: Điện học - Bài tập thêm: Tham khảo một số dạng bài tập sau: Dạng 1: Sự nhiễm điện do cọ xát - Hai loại điện tích: Câu 1. Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy. Vì sao? A. Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt. B. Vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện. C. Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm. D. Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên. Câu 2. Hai thanh nhựa cùng loại được cọ xát như nhau bằng mảnh vải khô. Đặt thanh nhựa 1 trên trục quay, đưa thanh nhựa 2 lại gần thanh thứ nhất thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây? A. Hai thanh nhựa này đẩy nhau. C. Hai thanh nhựa này không hút và không đẩy nhau. B. Hai thanh nhựa này hút nhau. D. Hai thanh nhựa này lúc đầu đẩy nhau, sau đó hút nhau. Câu 3. Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây? A. Vật đó mất bớt điện tích dương. B. Vật đó nhận thêm êlectrôn. C. Vật đó mất bớt êlectrôn. D. Vật đó nhận thêm điện tích dương. Câu 4. Nếu một vật nhiễm điện dương thì vật đó có khả năng nào dưới đây? A. Hút cực Nam của kim nam châm. B. Đẩy thanh thủy tinh đã được cọ xát vào lụa. C. Hút cực Bắc của kim nam châm. D. Đẩy thanh nhựa màu sẫm đã được cọ xát vào vải khô. Dạng 2: Dòng điện - Nguồn điện - Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện: Câu 5. Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây? A. Một mảnh nilông đã được cọ xát. B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn. C. Đồng hồ dùng pin đang chạy. D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào. Câu 6. Dòng điện là gì? A. Là dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng. B. Là dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng. C. Là dòng các hạt nhân trong các chất dịch chuyển có hướng. D. Là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Câu 7. Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không tạo thành dòng điện? A. Các hạt mang điện tích dương. B. Các hạt nhân của nguyên tử. C. Các nguyên tử. D. Các hạt mang điện tích âm. Câu 8. Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào?
  3. A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín. B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín. C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch. D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. Dạng 3: Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại: Câu 9. Vật nào dưới đây là vật cách điện? A. Một đoạn ruột bút chì. B. Một đoạn dây thép. C. Một đoạn dây nhôm. D. Một đoạn dây nhựa. Câu 10. Êlectrôn tự do có trong vật nào dưới đây? A. Mảnh nilông. B. Mảnh nhôm. C. Mảnh giấy khô. D. Mảnh nhựa. Câu 11. Dòng điện trong kim loại là gì? A. Là dòng chất điện tương tự như chất lỏng dịch chuyển có hướng. B. Là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. C. Là dòng các hạt nhân nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng. D. Là dòng các nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng. Câu 12. Trong số các chất dưới đây, chất nào là chất cách điện? A. Than chì. B. Nhựa. C. Nước. D. Dung dịch axit. Dạng 4: Các tác dụng của dòng điện: Câu 13. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường? A. Ruột ấm điện. C. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia đình. B. Công tắc. D. Đèn báo của tivi. Câu 14. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện? A. Điện thoại di động. B. Rađiô (máy thu thanh). C. Tivi (máy thu hình). D. Nồi cơm điện. Câu 15. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút: A. các vụn nhôm. B. các vụn sắt. C. các vụn đồng. D. các vụn giấy viết. Câu 16. Tác dụng hóa học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ A. làm dung dịch này nóng lên. B. làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn. C. làm biến đổi màu của hai thỏi than nối với hai cực của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này. D. làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này. Dạng 5: Cường độ dòng điện - Hiệu điện thế: Câu 17. Ampe kế là dụng cụ dùng để làm gì? A. Để đo nguồn điện mắc trong mạch điện là mạnh hay yếu. B. Để đo lượng ê lec trôn chạy qua đoạn mạch. C. Để đo độ sáng của bóng đèn mắc trong mạch. D. Để đo cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch. Câu 18. Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? A. Niutơn (N). B. Ampe (A). C. Đêxiben (dB) D. Héc (Hz). Câu 19. Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây? A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35A. B. Dòng điện đi qua đèn đi ôt phát quang có cường độ là 28mA. C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8A. D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,50A. Câu 20. Vố vôn ghi trên nguồn điện có ý nghĩa nào dưới đây? A. Là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi đang được mắc trong mạch điện kín.
  4. B. Là giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ đang được mắc trong mạch điện kín với nguồn điện đó. C. Là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi đang được mắc trong mạch điện để hở. D. Là giá trị hiệu điện thế định mức mà nguồn điện đó có thể cung cấp cho các dụng cụ điện. Câu 21. Trong trường hợp nào dưới đây không có hiệu điện thế (hay hiệu điện thế bằng 0)? A. Giữa hai đầu một chuông điện đang reo. B. Giữa hai đầu đèn LED đang sáng. C. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 3V đang để trong quầy bán đồ điện. D. Giữa hai cực của một pin còn mới chưa mắc vào mạch. Câu 22. Đối với một bóng đèn nhất định, nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn này mà giảm dần thì xảy ra điều nào dưới đây? A. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn giảm dần. B. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng dần. C. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn lúc đầu tăng, sau đó giảm dần. D. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn không thay đổi. 2. Bài tập tự luận: - Sách bài tập: Xem lại các bài 18.3; 18.9; 21.7; 25.12; 27.3; 27.4; 27.12; 28.18; 28.19 - Bài tập thêm: (Tham khảo các dạng bài tập sau) Bài 1: Cọ xát một thanh thủy tinh vào mảnh vải lụa thì thanh thủy tinh nhiễm điện. Hỏi mảnh lụa có nhiễm điện không? Nếu có thì điện tích trên mảnh lụa cùng dấu hay khác dấu với thanh thủy tinh? Vì sao? Bài 2. Cho mạch điện gồm: Nguồn điện 3pin, hai bóng đèn Đ 1 và Đ2 mắc nối tiếp, 1 ampe kế đo cường độ dòng điện chạy trong mạch điện, 2 vôn kế V 1, V2 đo hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn, 1 công tắc đóng. a. Vẽ sơ đồ mạch điện. b. Trên bóng đèn 1 có ghi 2V, nêu ý nghĩa con số đó? c. Nếu vôn kế V1 có số chỉ là 2V thì độ sáng của đèn 1 như thế nào? d. Nếu ampe kế có số chỉ là 1A thì cường độ dòng điện chạy qua đèn 1 và 2 có giá trị bao nhiêu? e. Vôn kế V 1 có số chỉ là 1,9V; vôn kế V 2 có số chỉ là 1,5V. Xác định hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch?