Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Thái Phiên

pdf 16 trang Đăng Bình 12/12/2023 250
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_10_tru.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Thái Phiên

  1. MINH HỌA ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I_ MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 - Nội dung: Từ Bài 15 đến bài 24. - Cấu trúc: + Trắc nghiệm: 20 câu (6 điểm) + Tự luận: 2 câu (4 điểm) gồm 1 câu lí thuyết 2 điểm và 1 câu thực hành vẽ biểu đồ 2 điểm. ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA CUỐI KÌ I_ MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM) Câu 1. Nhân tố tác động đến tốc độ dòng chảy của nước sông là A. Lượng mưa. B. Lượng mưa và chế độ mưa. C. Độ dốc và chiều rộng của lòng sông. D. Nguồn nước sông và lượng mưa của lưu vực sông. Câu 2. Các con sông ở nước ta có chế độ nước theo mùa là do A. Lưu vực sộng rộng lớn. B. Sông chảy trong vùng nhiệt đới. C. Mạng lưới sông trong vùng khí hậu đa đạng. D. Chế độ mưa theo mùa. Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên hiện tượng thủy triều là: A. Sức hút của mặt trăng và mặt trời với lớp nước trên bề mặt đất. B. Sức hút của mặt trăng và mặt trời với khối nước trong các biển và đại dương. C. Đặc điểm vật lý của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh có khác biệt D. Động đất và núi lửa làm khối nước biển và đại dương dao động. Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng ? A. Các dòng biển lạnh thường xuất phát từ 2 cực chảy về xích đạo. B. Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng nhau ở hai bờ các đại dương. C. các vòng hoàn lưu ở hai bán cầu có hướng trái ngược nhau D. Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên xích đạo. Câu 5. Thổ nhưỡng có đặc trưng là A. Độ phì B. Độ cứng C. Độ dày D. Độ tơi xốp Câu 6.Ở nơi có địa hình dốc, đất sẽ có đặc điểm nào sau đây? A. Tầng đất dày nhưng bạc màu. B. Đất phì nhiêu, giàu dinh dưỡng. C. Đất mỏng, dễ bị xói mòn. D. Đất tơi xốp và bồi tụ nhanh. Câu 7. Chiều dày sinh quyển tùy thuộc vào A. giới hạn phân bố của sinh vật B. Chiều dày của lớp vỏ phong hóa. C. giới hạn trên của tầng ô-dôn. D. thủy quyển và thổ nhưỡng quyển. Câu 8. Khí hậu là nhân tố có tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật thông qua yếu tố nào sau đây A. Ánh sáng và nhiệt độ không khí. B. Nhiệt độ, nước và độ ẩm không khí. C. gió và độ ẩm không khí. D. Khí áp và các vành đai gió.
  2. Câu 9. Chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô được gọi là A. Gia tăng cơ học. B. Qui mô dân số. C. Số dân trung bình cùng thời điểm. D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. Câu 10. Nguyên nhân nào sau đây làm cho tỉ suất sinh thô cao? là A. Khoa học kĩ thuật phát triển. : B. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều. C. Phong tục tập quán và tâm lí xã hội. D. Kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ cao. Câu 11. Động lực phát triển dân số là A. Tỉ suất sinh thô. B. Tỉ suất tử thô. à: C. Gia tăng cơ học. D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. Câu 12. Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của toàn thế giới năm 2015 là 1,1% và không thay đổi trong suốt thời kì 2000 - 2020, biết rằng số dân toàn thế giới năm 2015 là 7346 triệu h người, số dân của năm 2016 sẽ là tháp. A.7418,25 triệu người. B.7420,25 triệu người. C. 7426,8 triệu người. D. 7522,35 triệu người Câu 13. Thông thường ở các nước có mức sống của dân cư càng cao thì tỉ suất sinh thô A. càng cao. B. càng thấp. C. trung bình. D. không thay đổi Câu 14. Dân số của một quốc gia được chia theo nhóm tuổi, được gọi là A. cơ cấu dân số theo giới. B. cơ cấu dân số theo độ tuổi. C. cơ cấu dân số theo lao động. D. cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá. Câu 15. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh A. đời sống tinh thần của dân cư. B. tỉ lệ biết chữ của số dân trong tuổi lao động. C. trình độ dân trí và học vấn của dân cư. D. số năm đi học trung bình của dân cư. Câu 16. Sức ép lớn nhất của gia tăng dân số nhanh đến sự phát triển kinh tế ở nước ta là A. thiếu lương thực, thực phẩm. B. khó khăn cho giải quyết việc làm. C. kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. D. Giáo dục, y tế kém phát triển. Câu 17. Ý nào dưới đây là đặc điểm của quá trình đô thị hoá? A. Qui mô làng xã ngày càng được mở rộng. B. Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn giảm mạnh. C. Dân cư ngày càng tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn. D. Ở nông thôn, hoạt động thuần nông chiếm hết quỹ thời gian lao động. Câu 18. Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là A. khí hậu. B. đất đai. D. nguồn nước. C. trình độ phát triển kinh tế. Câu 19. Ảnh hưởng tích cực của đô thị hoá là A. làm cho số dân nông thôn ít hơn dân thành thị. B. tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát. C. tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng. D. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
  3. Câu 20. Nơi dân cư thường tập trung đông là nơi có A. đất đai màu mỡ, công nghiệp phát triển. B. rừng rậm phát triển, mạng lưới sông ngòi dày đặc C. khí hậu mát mẻ, địa hình cao, nhiều thắng cảnh đẹp. D. địa hình bằng phẳng, công nghiệp khai thác khoáng sản phát triển. II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM). Câu 1 (1,0đ). Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học. Câu 2 (3,0đ). Cho BSL: CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014 (Đơn vị: %) Chia ra Tên nước Khu vực I Khu vực II Khu vực III Pháp 3,8 21,3 74,9 Mê-hi-cô 14,0 23,6 62,4 Việt Nam 46,7 21,2 32,1 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của ba nước trên năm 2014 . b. Nhận xét. ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA CUỐI KÌ I_ MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 Câu 1. Hiện nay (2016), dân số thế giới A. trên 6 tỉ B. trên 7 tỉ C. trên 8 tỉ D. trên 9 tỉ Câu 2. Tỉ suất sinh thô là: A. Số trẻ em được sinh ra trong một năm B. Số trẻ em được sinh ra trong một năm so với dân số trung bình C. Hiệu số giữa số trẻ em được sinh ra với dân số trung bình. D. Tương quan giữa số trẻ em sinh ra so với dân số trung bình cùng thời điểm. Câu 3. Dân số tăng nhanh gây sức ép lên A. kinh tế B. xã hội C. môi trường D. cả 3 vấn đề trên. Câu 4. Châu lục nào có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao nhất: A. châu Á B. châu Âu C. châu Đại Đương D. châu Phi Câu 5. Đây là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia, vùng: A. gia tăng dân số tự nhiên B. gia tăng dân số cơ học Câu 6. Kiểu tháp biểu thị dân số già là A. tháp mở rộng B. tháp thu hẹp C. tháp ổn định Câu 7. Những nước có nền kinh tế đang phát triển, thường thì lao động trong khu vực nào chiếm tỉ lệ cao? A. nông-lâm-ngư nghiệp B. công nghiệp C. xây dựng D. dịch vụ
  4. Câu 8. Đô thị hóa là một quá trình A. tích cực B. tiêu cực C. tích cực gắn với công nghiệp hóa D. tiêu cực nếu quy mô các thành phố quá lớn Câu 9. Mặt tích cực của đô thị hóa về kinh tế: A. số lượng lao động ở thành thị tăng nhanh. B. phổ biến rộng rãi lối sống thành thị C. thay đổi các quá trình sinh tử, hôn nhân. D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Câu 10. Nhân tố quyết định ảnh hưởng đến phân bố dân cư A. điều kiện tự nhiên B. lịch sử khai thác lãnh thổ C. trình độ phát triển kinh tế-xã hội D. tình hình chuyển cư. Câu 11. Hiện nay lối sống đô thị ngày càng được phổ biến rộng rãi vì A. kinh tế nông thôn ngày càng phát triển B. giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển, sự giao lưu dễ dàng. C. dân thành thị di cư về nông thôn mang theo lối sống thành thị. D. đây là kết quả tất yếu của quá trình đô thị hóa. Câu 12. Loại cơ cấu kinh tế được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu A. cơ cấu ngành kinh tế B. cơ cấu thành phần kinh tế C. cơ cấu lãnh thổ kinh tế Câu 13. Dựa vào yếu tố nào sau đây để phân chia thành nội lực (nguồn lực bên trong) và ngoại lực (nguồn lực bên ngoài)? A. vai trò, vị trí B. đặc điểm C. phạm vi lãnh thổ D. nguồn gốc Câu 14. Ngành kinh tế ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhất là A. nông-lâm-ngư nghiệp B. công nghiệp C. xây dựng D. dịch vụ Câu 15. Điểm khác biệt cơ bản giữa nguồn lực tự nhiên và nguồn lực KT-XH là A. Nguồn lực tự nhiên có vai trò quan trọng hơn. B. Nguồn lực KT-XH có vai trò quan trọng hơn. C. Hai nguồn lực luôn song hành, tồn tại và hỗ trợ nhau. D. Nguồn lực tự nhiên bị hao hụt còn nguồn lực KT-XH không bị hao hụt. Câu 16. Công cuộc đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn nhờ A. có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú B. có nguồn lao động dồi dào, lương thấp C. có chính sách và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội phù hợp. D. sự thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư từ bên ngoài. Câu 17. Ở nước ta, thành phần nữ luôn cao hơn thành phần nam, nguyên nhân chủ yếu là do. A. tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam B. trước đây nước ta có chiến tranh nên nam chết nhiều hơn nữ. C. dân ta di cư ra nước ngoài nhiều D. chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ. Câu 18. Khu vực có mật độ dân số thấp nhất hiện nay là A. Bắc Mĩ B. châu Đại Dương C. Đông Phi D. Tây Á Câu 19. Nhân tố quyết định sự phân bố dân cư là A. trình độ phát triển kinh tế-xã hội B. đặc điểm của điều kiện tự nhiên C. lịch sử khai thác lãnh thổ D. tình hình chuyển cư. Câu 20. Ở nước ta, Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số gấp 2,8 lần đồng bằng sông Cửu Long, lí do chính là vì: A. có điều kiện về tự nhiên thuận lợi hơn B. có trình độ phát triển kinh tế-xã hội cao hơn C. tính chất của nền kinh tế D. có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm.
  5. II - PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1. Tính mật độ dân số một số châu lục năm 2005 (1,0 điểm) Châu lục Diện tích (triệu km2) Dân số (triệu người) Mật độ dân số (người/km2) Châu Phi 30,3 906 Châu Á 31,8 3920 Câu 2. Tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn, thời kì 1900 - 2005 (Đơn vị: %) Năm 1900 1950 1970 1980 1990 2005 Khu vực Thành thị 13,6 29,2 37,7 39,6 43,0 48,0 Nông thôn 86,4 70,8 62,3 60,4 57,0 52,0 a) Vẽ biểu đồ so sánh tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn thời kì 1900-2005. (1,5 điểm) b) Nhận xét (1,5 điểm) TRẮC NGHIỆM THEO BÀI BÀI 15. THỦY QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG Câu 1. Nhân tố tác động đến tốc độ dòng chảy của nước sông là A. Lượng mưa. B. Lượng mưa và chế độ mưa. C. Độ dốc và chiều rộng của lòng sông. D. Nguồn nước sông và lượng mưa của lưu vực sông. Câu 2. Sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa thì chế độ nước sông sẽ phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây A. lượng mưa và chế độ mưa trong năm ở nơi đó. B. Độ dốc của lòng sông và tổng lượng mưa ở nơi đó. C. Đặc điểm mạng lưới sông ngòi ở lưu vực sông. D. Độ rộng lớn của lưu vực sông và địa hình nơi sông chảy qua. Câu 3. Hiện tượng nước lũ thường tràn rộng ra hai bờ sông I-e-nit-xây vào mùa xuân gây lụt lớn là do: A. Sông có nguồn cung cấp nước là băng tuyết. B. Sông chảy ở vùng ôn đới và hướng chảy từ nam lên bắc. C. Sông có rất ít chi lưu nhưng nhiều phụ lưu. D. Sông chảy qua nhiều vùng rộng lớn và địa hình dốc. Câu 4. Sông Nin chảy qua vùng hoang mạc nhưng lưu lượng nước vẫn lớn là do: A. Sông chảy qua ba miền khí hậu khác nhau. B. Sông có chiều dài nhất trên thế giới. C. Bắt nguồn từ vùng xích đạo và cận xích đạo. D. Sông có nhiều phụ lưu và chi lưu. Câu 5. Các con sông ở nước ta có chế độ nước theo mùa là do A. Lưu vực sộng rộng lớn. B. Sông chảy trong vùng nhiệt đới. C. Mạng lưới sông trong vùng khí hậu đa đạng. D. Chế độ mưa theo mùa.
  6. Bài 16. SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN Câu 98. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là: A. Gió B. Thủy triều. C. Dòng biển. D. Bờ biển. Câu 99 (1): Nguyên nhân chủ yếu tạo nên hiện tượng thủy triều là: A. Sức hút của mặt trăng và mặt trời với lớp nước trên bề mặt đất. B. Sức hút của mặt trăng và mặt trời với khối nước trong các biển và đại dương. C. Đặc điểm vật lý của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh có khác biệt D. Động đất và núi lửa làm khối nước biển và đại dương dao động. Câu 100 (2): Sự dao động của thủy triều lớn nhất khi A. Mặt Trăng nằm ở vị trí vuông góc với Trái Đất B. Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm ở vị trí vuông góc. C. Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm ở vị trí thẳng hàng. D. Mặt Trời nằm ở vị trí thẳng hàng với Mặt Trăng. Câu 101 (2): Ở vùng gió mùa thì thường xuất hiện các dòng biển có đặc điểm nào sau đây? A. Thường có hiện tượng triều cường. B. Xuất hiện các dòng biển nóng. C. Thường xuyên xuất hiện các dòng biển lạnh D. Các dòng biển đổi chiều theo mùa. Câu 102 (3): Nhận định nào sau đây không đúng ? A. Các dòng biển lạnh thường xuất phát từ 2 cực chảy về xích đạo. B. Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng nhau ở hai bờ các đại dương. C. các vòng hoàn lưu ở hai bán cầu có hướng trái ngược nhau D. Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên xích đạo. Câu 103 (3): Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng: Ở cùng một vĩ độ, nếu bờ đông lục địa mưa nhiều thì bờ tây lục địa sẽ ít mưa hoặc ngược lại là: A. Các dòng biển nóng phát sinh ở hai bên xích đạo. B. Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng nhau ở hai bờ các đại dương. C. Các dòng biển đổi hướng và tính chất theo mùa D. Các vòng hoàn lưu ở hai bán cầu có hướng trái ngược nhau Câu 104 (4): Các dòng biển tại vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan của Việt Nam có đặc điểm A. Chảy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam. B. Chảy theo hướng thuận chiều kim đồng hồ. C. Hướng chảy thay đổi theo mùa. D. Thủy triều lớn và độ mặn cao. Câu 105 (4): Ở nước ta, hiện tượng triều cường (thủy triều lên cao nhất) thường xảy ra vào thời điểm nào sau đây? A. Đầu các tháng dương lịch. B. Trăng thượng huyền ( ngày 7-8 âm lịch hàng tháng) C.Trăng hạ huyền ( ngày 21-22 âm lịch hàng tháng) D. Ngày 30- 1 và 15-16 âm lịch hàng tháng. BÀI 17. THỔ NHƯỠNG QUYỂN Câu 107 (1): Yếu tố có vai trò quyết định thành phần khoáng vật của đất là: A. Sinh vật. B. Đá mẹ. C. Địa hình. D. Khí hậu.
  7. Câu 108 (2): Ở nơi có địa hình dốc, đất sẽ có đặc điểm nào sau đây? A. Tầng đất dày nhưng bạc màu. B. Đất phì nhiêu, giàu dinh dưỡng. C. Đất mỏng, dễ bị xói mòn. D. Đất tơi xốp và bồi tụ nhanh. Câu 109 (2): Địa hình gián tiếp tạo nên các vành đai đất khác nhau theo độ cao thông qua nhân tố nào sau đây? A. Khí hậu và sinh vật. B. Đá mẹ và con người. C. Thời gian và lượng mưa. D. Sinh vật và đá mẹ BÀI 18.19. SINH QUYỂN Câu 110 (3): Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất vì A. Tạo môi trường để phân giải chất hữu cơ trong đất. B. Nguôn cung câp vâṭ chât vô cơ cho đât. C. Tạo nên tuổi tuyệt đối của đất. D. Nguồn cung cấp chất hữu cơ, tăng độ phì cho đất. Câu 111 (3): Khác biệt trong tác động của sinh vật so với tác động của đá mẹ trong quá trình hình thành đất là: A. Đá mẹ tác động chủ yếu trong việc hình thành tuổi đất. B. Sinh vật cung cấp hữu cơ, đá mẹ cung cấp vô cơ cho đất. C. Sinh vật tạo nên các khoáng vật trong đất. D. Đá mẹ quyết định hướng hình thành đất. Câu 112 (4): Đất ở Đồng bằng Duyên Hải Miền Trung nước ta là đất cát pha, nghèo dinh dưỡng vì A. Đồng bằng nhỏ hẹp , bị chia cắt. B. Bị rửa trôi mạnh do địa hình dốc. C. Chủ yếu do phù sa biển bồi tụ D.Bị xói mòn mạnh mẽ trong mùa mưa. Câu 113 (1): Giới hạn phía trên của sinh quyển là A. nơi giới hạn trên của tầng bình lưu. B. nơi có đỉnh núi cao nhất trên thế giới C. nơi tiếp xúc giữa tầng bình lưu và tầng i-on D. nơi tiếp giáp tầng odôn của khí quyển. Câu 114 (1): Chiều dày sinh quyển tùy thuộc vào A. giới hạn phân bố của sinh vật B. Chiều dày của lớp vỏ phong hóa. C. giới hạn trên của tầng ô-dôn. D. thủy quyển và thổ nhưỡng quyển. Câu 115 (2): Địa hình có ảnh hưởng gián tiếp đến sự phân bố của sinh vật được hiểu là A. quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật. B. Qui định giới hạn phân bố của các loài sinh vật. C. tác động thông qua sự thay đổi của khí hậu và đất. D. thông qua việc qui định hình dạng mạng lưới sông. Câu 116 (3): Khí hậu là nhân tố có tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật thông qua yếu tố nào sau đây A. Ánh sáng và nhiệt độ không khí. B. Nhiệt độ, nước và độ ẩm không khí. C. gió và độ ẩm không khí. D. Khí áp và các vành đai gió.
  8. Câu 117 (2): Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu ôn đới lục địa lạnh là: A. rừng lá rộng – đất đen. B. Thảo nguyên – đất đài nguyên. C. rừng lá kim – pốtdôn. D. Rừng nhiệt đới- đất vàng đỏ Câu 118 (2): Nguyên nhân hình thành đất đặc trưng ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là A.Độ cao địa hình. B.Nền nhiệt cao, mưa theo mùa. C.Hướng địa hình đón gió. D. Nền nhiệt cao, độ ẩm lớn BÀI 20,21. QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ Câu 119 (2): Lớp vỏ địa lý tồn tại và phát triển theo qui luật thống nhất và hoàn chỉnh vì các thành phần của lớp vỏ địa lí có đặc điểm A. đều đồng thời chịu tác động của nội lực và ngoại lực. B. luôn xâm nhập vào nhau và phát triển độc lập. C. mỗi thành phần đều có qui luật phát triển riêng. D. các thành phần phát triển không phụ thuộc vào nhau. Câu 120 (3): Nguyên nhân dẫn đến việc tất cả các thành phần địa lý và cảnh quan địa lý thay đổi theo vĩ độ là A. Các vành đai khí áp phân bố theo vĩ độ B. Trái Đất hình cầu tạo nên sự phân bố lượng bức xạ mặt trời theo vĩ độ. C. Trái đất chuyển động quanh mặt trời và tự quay quanh trục. D. sự phân bố và hoạt động của các dòng biển nóng, lạnh, độ cao và hướng núi. BÀI 22. DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ Câu 1 (1). Dân số thế giới đạt 6,0 tỉ người vào năm nào sau đây? A. 1999. B. 2000. C. 2001. D. 2002 Câu 2 (1). Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra so với A.Số trẻ em bị tử vong trong năm. B.Số dân trung bình ở cùng thời điểm C.Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. D. Tổng số giới nữ cùng thời điểm. Câu 3(1). Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với A. số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. B. số người trong độ tuổi lao động. C. số dân trung bình ở cùng thời điểm. D. số trẻ em được sinh ra trong năm. Câu 4(1). Chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô được gọi là A. Gia tăng cơ học. B. Qui mô dân số. C. Số dân trung bình cùng thời điểm. D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. Câu 5 (1). Tổng số giữa tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học được gọi là A. cơ cấu dân số. B. quy mô dân số. C. gia tăng dân số D. tỉ suất gia tăng dân số. Câu 6 (2). Động lực làm tăng dân số thế giới là A. gia tăng cơ học. B. gia tăng dân số tự nhiên. D. tỉ suất sinh thô. C. gia tăng dân số tự nhiên và cơ học. Câu 7 (2). Nguyên nhân nào sau đây làm cho tỉ suất sinh thô cao?
  9. A. Khoa học kĩ thuật phát triển. B. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều. C. Phong tục tập quán và tâm lí xã hội. D. Kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ cao. Câu 8(2). Nguyên nhân nào sau đây làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới giảm? A. Chiến tranh gia tăng ở nhiều nước. B. Thiên tai ngày càng nhiều, C. Phong tục tập quán lạc hậu. D. Tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật. Câu 9 (2). Tỉ suất sinh thô thay đổi không phải do yếu tố nào sau đây? A. Tự nhiên-sinh học. B. Các loại thiên tai. C. Chính sách dân số. D. Trình độ phát triển kinh tế-xã hội. Câu 10 (2). Động lực phát triển dân số là A. Tỉ suất sinh thô. B. Tỉ suất tử thô. C. Gia tăng cơ học. D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. Cho bảng số liệu SỔ DÂN TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM Năm 1804 1927 1959 1974 1987 1999 2011 Số dân (tỉ người) 1 2 3 4 5 6 7 Căn cứ vào bảng số liệu trên, trả lời câu hỏi sau: Câu 11 (3). Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Thời gian đế số dân tăng lên 1 tỉ người ngày càng tăng. B. Thời gian đế số dân tăng lên 1 tỉ người ngày càng giảm. C. Thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người luôn bằng nhau. D. Thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người tăng theo cấp số nhân. Cho bảng số liệu SỔ DÂN TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM Năm 1804 1927 1959 1974 1987 1999 2011 Số dân (tỉ người) 1 2 3 4 5 6 7 Căn cứ vào bảng số liệu trên, trả lời câu hỏi sau: Câu 12(3). Thời gian để số dân tăng gấp đôi lên 2 tỉ, 4 tỉ, 6 tỉ lần lượt là A. 119 năm; 50 năm; 35 năm. B. 123 năm; 47 năm; 40 năm. C. 132 năm; 62 năm; 46 năm. D. 128 năm; 62 năm; 46 năm. Cho bảng số liệu TỈ SUẤT SINH THÔ CỦA THẾ GIỚI, CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN QUA CÁC GIAI ĐOẠN ( Đơn vị: ‰ ) Giai đoạn 1950-1955 1975-1980 1985-1990 1995-2000 2010-2015 Nhóm nước Toàn thế giới 36 31 27 23 20 Nước phát triển 23 17 15 12 11 Nước đang phát 42 36 36 26 21 triển Căn cứ vào bảng số liệu, trả lời câu hỏi sau
  10. Câu 13(3). Nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ suất sinh thô của nước phát triển? A. Tất cả các giai đoạn đều thấp hơn nước đang phát triển và thế giới. B. Giảm dần qua các giai đoạn và luôn thấp hơn nước đang phát triển. C. Giai đoạn 2010-2015 thấp hơn 12%0 so với giai đoạn 1950-1955. D. Giai đoạn 2010-2015 thấp hơn 12%0 so với nước đang phát triển. Câu 14(3). Tỉ suất sinh thô của thế giới năm 2015 là 20 có nghĩa là A. trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em được sinh ra trong năm đó. B. trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em bị chết trong năm đó. C. trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em có nguy cơ tử vong trong năm đó. D. trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em dưới 5 tuổi trong năm đó. Cho bảng số liệu sau đây TỈ SUẤT TỬ THÔ CỦA THẾ GIỚI, CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN QUA CÁC GIAI ĐOẠN ( Đơn vị: ‰ ) Giai đoạn 1950-1955 1975-1980 1985-1990 1995-2000 2005-2010 2010-2015 Nhóm nước Toàn thế giới 25 15 11 9 8 8 Nước phát 15 9 9 10 10 10 triển Nước đang 28 17 12 9 8 8 phát triển Căn cứ vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi 15,16. Câu 15 (3). Cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về tỉ suất tử thô của nhóm nước đang phát triển? A. Các giai đoạn đều thấp hơn thế giới và nhóm nước phát triển. B. Các giai đoạn đều thấp hơn thế giới và cao hơn nhóm nước phát triển. C. Giai đoạn 2010-2015 cao hơn nhóm nước phát triển và thấp hơn thế giới. D. Giai đoạn 2010-2015 thấp hơn nhóm nước phát triển và bằng với thế giới. Câu 16(3). Nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ suất tử thô từ giai đoạn 1950 - 1955 đến giai đoạn 2010 - 2015? A. của thế giới giảm 17‰. B. của các nước phát triển giảm 5%0. C.của các nước đang phát triển giảm 21‰. D. của thế giới và các nhóm nước không giảm. Câu 17(3). Tỉ suất tử thô của nhóm nước phát triển năm 2015 là 8‰ có nghĩa là A. trong năm 2015, trung bình1000 dân, có 8 trẻ em chết. B. trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 8 người chết. C. trong năm 2015, trung bình1000 dân, có 8 người trên 50 tuổi chết. D. trong năm 2015, trung bình1000 dân, có 8 trẻ em sinh ra còn sống. Câu 18(3). Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của toàn thế giới năm 2015 là 1,1% và không thay đổi trong suốt thời kì 2000 - 2020, biết rằng số dân toàn thế giới năm 2015 là 7346 triệu người, số dân của năm 2014 là . A.7250,8 triệu người. B.7257,8 triệu người. C. 7258,6 triệu người. D. 7265,2 triệu người. Câu 19(3). Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của toàn thế giới năm 2015 là 1,1% và không thay đổi trong suốt thời kì 2000 - 2020, biết rằng số dân toàn thế giới năm 2015 là 7346 triệu người, số dân của năm 2016 sẽ là A.7418,25 triệu người. B.7420,25 triệu người. C. 7426,8 triệu người. D. 7522,35 triệu người Câu 20 (3). Thông thường ở các nước có mức sống của dân cư càng cao thì tỉ suất sinh thô
  11. A. càng cao. B. càng thấp. C. trung bình. D. không thay đổi Câu 21(4). Nguyên nhân làm cho tỉ lệ xuất cư của một nước hay vùng lãnh thổ tăng là A. thu nhập cao, ổn định. B. khí hậu ôn hoà. C. tài nguyên phong phú. D. Đời sống khó khăn. Câu 22(4). Một quốc gia có tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi) thấp thể hiện quốc gia đó có A. chính trị ổn định. B. tỉ suất sinh thô thấp. C. môi trường không bị ô nhiễm. D. chất lượng cuộc sống cao. Câu 23(4).Thành phố Hồ Chí Minh có số người nhập cư nhiều là do nguyên nhân nào sau đây? A. Có mức thu nhập cao, ổn định. B. Khí hậu ôn hòa, tài nguyên phong phú. C. Môi trường sống trong lành, cơ sở hạ tầng tốt. D. Thuận lợi cho tìm việc làm và nâng cao mức sống. BÀI 23: CƠ CẤU DÂN SỐ Câu 24(1). Cơ cấu dân số theo giới là tương quan giữa A. giới nam so với tổng số dân. B. giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. C. số trẻ em nam so với số trẻ em nữ trong cùng thời điểm. D. số trẻ em nam và nữ trên tổng số dân ở cùng thời điểm. Câu 25(1). Dân số của một quốc gia được chia theo nhóm tuổi, được gọi là A. cơ cấu dân số theo giới. B. cơ cấu dân số theo độ tuổi. C. cơ cấu dân số theo lao động. D. cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá. Câu 26(1). Nhóm tuổi từ 0 -14 tuổi được gọi là nhóm dân số A. trong tuổi lao động. B. ngoài tuổi lao động. C. dưới tuổi lao động. D. Không thể lao động. Câu 27(1). Nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi) được gọi là nhóm dân số A. trong tuổi lao động. B. trên tuổi lao động C. dưới tuổi lao động. D. hết độ tuổi lao động. Câu 28(1). Nhóm tuổi từ 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên được gọi là nhóm A. trong tuổi lao động. B. trên tuổi lao động. C. dưới độ tuổi lao động. D. Mất khả năng lao động. Câu 29(2). Một nước có dân số trẻ là nước có A. Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0-14 dưới 25%, nhóm tuổi 60 trở lên trên 15%. B. tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi trên 25%, nhóm tuổi 60 trở lên trên 15%. C. tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi trên 35%, nhóm tuổi 60 trở lên dưới 10%. D. tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi dưới 35%, nhóm tuổi 60 trở lên dưới 15%. Câu 30(2). Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi dưới 25%, nhóm tuổi trên 60 tuổi trở lên trên 15% thì được xếp là nước có A. dân số trẻ. B. dân số già. C. dân số tăng chậm. D. dân số tăng nhanh. Câu 31(2). Sự khác biệt giữa kiểu tháp dân số mở rộng so với kiểu tháp dân số thu hẹp là A. đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải. B. đáy hẹp, đỉnh phình to, hai cạnh thoải. C. đáy rộng, thu hẹp ở giữa, phía trên lại mở ra. D. đáy hẹp và mở rộng hơn ở phần đỉnh, hai cạnh dốc.
  12. Câu 32(2). Sự khác biệt giữa kiểu tháp dân số thu hẹp so với kiểu tháp dân số mở rộng là A. đáy rộng, đỉnh nhọn, ở giữa thu hẹp. B. đáy hẹp, đỉnh phình to, cạnh thoải. C. hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh. D. phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp. Câu 33(2). Cho các thông tin sau về nguồn lao động là 1. Học sinh, sinh viên : 2. Những người nội trợ. 3. Những người có việc làm ổn định hoặc tạm thời. 4. Người tàn tật, bệnh tật không thể tham gia lao động. 5. Những người có nhu cầu lao động nhưng đang tìm việc làm. Các thông tin cho biết những người thuộc nhóm dân số hoạt động kinh là à: A. 1 và 3. B. 2 và 4. C. 3 và 5. D. 1 và 5. Câu 34(2). Cho các thông tin sau về nguồn lao động 1. Những người có việc làm ổn định. h 2. Những người có việc làm tạm thời. tháp. 3. Học sinh, sinh viên, những người nội trợ. 4. Những người có nhu cầu lao động nhưng đang tìm việc làm. 5. Đang đau ốm, bệnh tật không thể tham gia lao động. Các thông tin cho biết những người thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế là A. 1 và 2. B. 3 và 4. C. 2 và 4. D. 3 và 5. Câu 35(1). Nguồn lao động được phân làm hai nhóm, đó là A. nhóm có việc làm ổn định và nhóm chưa có việc làm. B. nhóm có việc làm tạm thời và nhóm chưa có việc làm. C. nhóm tham gia lao động và nhóm không tham gia lao động. D. nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế. Câu 36(2). Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh A. đời sống tinh thần của dân cư. B. tỉ lệ biết chữ của số dân trong tuổi lao động. C. trình độ dân trí và học vấn của dân cư. D. số năm đi học trung bình của dân cư. Cho bảng số liệu CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014 (Đơn vị: %) Chia ra Tên nước Khu vực I Khu vực II Khu vực III Pháp 3,8 21,3 74,9 Mê-hi-cô 14,0 23,6 62,4 Việt Nam 46,7 21,2 32,1 Căn cứ vào bảng số liệu trên, trả lời câu hỏi sau. Câu 37(3). Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của ba nước trên năm 2014 là A. biểu đồ miền. B. biểu đồ tròn. C. biểu đồ đường. D. biểu đồ cột ghép. Cho bảng số liệu CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA MỘT SỐ
  13. QUỐC GIA NĂM 2014 (Đơn vị: %) Chia ra Tên nước Khu vực I Khu vực II Khu vực III Pháp 3,8 21,3 74,9 Mê-hi-cô 14,0 23,6 62,4 Việt Nam 46,7 21,2 32,1 Căn cứ vào bảng số liệu trên, trả lời câu hỏi sau. Câu 38(3). Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của ba nước trên ta có thể biết được A. Pháp là nước phát triển. B. Mê-hi-cô là nước phát triển. C. Việt Nam là nước phát triển. D. cả ba nước đều là nước đang phát triển. Câu 39(3). Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng đến A. phân bố dân cư. B. tổ chức đời sống xã hội. C. trình độ phát triển kinh tế-xã hội. D. hoạch định chiến lược phát triển kinh tế. Câu 40(3). Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm là A. Sự phát triển kinh tế. B. Tiến bộ về y tế và khoa học, kĩ thuật. C. Hòa bình trên thế giới được đảm bảo. D. Điều kiện sống, mức sống và thu nhập được cải thiện. Câu 41(4). Nguyên nhân nào sau đây không làm cho cơ cấu dân số theo giới ở các quốc gia biến động? A. Gia tăng cơ học. B. Số người trong độ tuổi lao động cao. C. Tuổi thọ trung bình nữ cao hơn nam. D. Chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Câu 42 (4). Sức ép lớn nhất của gia tăng dân số nhanh đến sự phát triển kinh tế ở nước ta là A. thiếu lương thực, thực phẩm. B. khó khăn cho giải quyết việc làm. C. kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. D. Giáo dục, y tế kém phát triển. BÀI 24: PHÂN BỐ DÂN CƯ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Câu 43(1). Cho các dữ liệu sau về phân bố dân cư 1. phù hợp với điều kiện sống. 2. phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội. 3. Sự sắp xếp dân số một cách tự phát trên một lãnh thổ nhất định. 4. Sự sắp xếp dân số một cách tự giác trên một lãnh thổ nhất định . 5. Sự Sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định. Các dữ liệu nào sau đây thể hiện khái niệm phân bố dân cư? A. 1 và 2. B. 3 và 4. C. 4 và 1. D. 5 và 2. Câu 44(1) . Mật độ dân số là A. số lao động trên một đơn vị diện tích. B. số dân trên diện tích đất cư trú. C. số dân trên tổng diện tích lãnh thổ.
  14. D. số dân cư trú, sinh sống trên một đơn vị diện tích. Câu 45(1). Ý nào dưới đây là đặc điểm của quá trình đô thị hoá? A. Qui mô làng xã ngày càng được mở rộng. B. Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn giảm mạnh. C. Dân cư ngày càng tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn. D. Ở nông thôn, hoạt động thuần nông chiếm hết quỹ thời gian lao động. Câu 46. Cho bảng số liệu: TỈ TRỌNG PHÂN BỐ DÂN CƯ THEO CÁC CHÂU LỤC TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1650-2015 (Đơn vị: %) Năm Châu 1650 1750 1850 2015 Á 53,8 61,5 61,1 59,8 Ảu 21,5 21,2 24,2 10,1 Mĩ 2,8 1,9 5,4 13,5 Phi 21,5 15,1 9,1 16,1 Đại Dương 0,4 0,3 0,2 0,5 Thế giới 100,0 100,0 100,0 100,0 Căn cứ vào bảng số liệu trả lời câu hỏi sau Khu vực nào có tỉ trọng dân số thấp nhất thế giới năm 2015? A. Châu Á. B. Châu Âu. C. Châu Đại dương. D. Châu Phi. Câu 47 (2). Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là A. khí hậu. B. đất đai. D. nguồn nước. C. trình độ phát triển kinh tế. Cho bảng số liệu TỈ TRỌNG PHÂN BỐ DÂN CƯ THEO CÁC CHÂU LỤC TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1650-2015 (Đơn vị: %) Năm Châu lục 1650 1750 1850 2015 Á 53,8 61,5 61,1 59,8 Âu 21,5 21,2 24,2 10,1 Mĩ 2,8 1,9 5,4 13,5 Phi 21,5 15,1 9,1 16,1 Đại Dương 0,4 0,3 0,2 0,5 Thế giới 100,0 100,0 100,0 100,0 Căn cứ vào bảng số liệu trả lời câu hỏi 48,49 Câu 48 (2). Nhận xét nào sau đây đúng với tình hình phân bố dân cư trên thế giới thời kì 1650- 2015? A. Số dân châu Phi giảm liên tục. B. Châu Âu có tỉ trọng dân cư thấp nhất. C.Dân cư các châu không biến động theo không gian. D. Dân cư các châu lục trên thế giới có sự biến động theo thời gian. Câu 49(2) . Nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng dân cư các châu năm 2015 so với năm 1650?
  15. A. Tỉ trọng dân châu Á tăng. B. Tỉ trọng dân châu Âu giảm. C. Tỉ trọng dân châu Phi tăng. D. Tỉ trọng dân châu Mĩ tăng nhanh. Cho bảng số liệu sau PHÂN BỐ DÂN CƯ CỦA CÁC KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2015 ( Đơn vị: người/km2 ) Khu vực Mật độ dân số Khu vực Mật độ dân số Bắc Phi 28,8 Đông Á 139,5 Đông Phi 59,2 Đông Nam Á 145,9 Nam Phi 23,6 Tây Á 53,5 4 Tây \ 1. phi 58,2 Trung - Nam Á 183,0 Trung Phi 23,4 Bắc Âu 60,1 1 Bẳc Mĩ 19,2, ' i ĩ ‘ ‘ ( ' , Đông7 I í , /Âu 16,2 1 r Ca-ri-bê 191,2 Nam' • ỉV Âu i \ , 117,7 Nam Mĩ 24,0 Tây Âu 175,9 Trung Mĩ 70,4 Châu Đại Dương 4,6 Dựa vào bảng trên trả lời các câu hỏi sau đây Câu 50( 2). Nhận xét nào sau đây đúng với tình hình phân bố dân cư trên thế giới? A. Dân cư phân bố đồng đều trên thế giới. B. Phân bố dân cư không đều trong không gian. C. Đông Nam Á có mật độ dân số cao nhất thế giới. D. Khu vực Trung Phi có mật độ dân số thấp nhất thế giới. Câu 51(2). Ảnh hưởng tích cực của đô thị hoá là A. làm cho số dân nông thôn ít hơn dân thành thị. B. tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát. C. tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng. D. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Câu 52(3). Đô thị hoá tự phát dẫn đến hậu quả là A. làm thay đổi sự phân bố dân cư. B. làm thay đổi tỉ lệ sinh, tử, tuổi thọ. C. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. tăng ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội. Câu 53(3). Nơi dân cư thường tập trung đông là nơi có A. đất đai màu mỡ, công nghiệp phát triển. B. rừng rậm phát triển, mạng lưới sông ngòi dày đặc C. khí hậu mát mẻ, địa hình cao, nhiều thắng cảnh đẹp. D. địa hình bằng phẳng, công nghiệp khai thác khoáng sản phát triển. Cho bảng số liệu TỈ LỆ DÂN NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ . CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1900 - 2015 (Đơn vị: %) Năm Khu vực 1900 1950 1990 2015 Thành thị 13,6 29,2 43,0 54,0 . 1
  16. Nông thôn 86,4 70,8 57,0 46,0 Thế giới 100,0 100,0 100,0 100,0 Căn cứ bảng số liệu, trả lời câu hỏi 50,51 Câu 54(3). Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới trong giai đoạn 1900 - 2015 là A. biểu đồ đường. B. biểu đồ cột. C. biểu đồ tròn. D. biểu đồ miền. Câu 55(3). Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị và nông thôn? A. Năm 1900, tỉ lệ dân nông thôn cao hơn dân thành thị 72,8%. B. Năm 2015, tỉ lệ dân thành thị cao hơn dân nông thôn 38,0%. C. Năm 2015, tỉ lệ dân thành thị tăng 40,4 % so với năm 1900. D. Năm 2015, tỉ lệ dân nông thôn giảm 50,4 % so với năm 1900. Câu 56(3). Tỉ lệ dân thành thị tăng là biểu hiện của A. Quá trình đô thị hóa. B.Gia tăng tự nhiên cao. C. Chất lượng sống suy giảm. D. Qui mô dân nông thôn giảm. Câu 57(4). Khu vực có hoạt động kinh tế nông nghiệp nào sau đây dân thường tập trung đông đúc? A. Khu vực trồng rừng. B. Khu vực trồng lúa nước. C. Khu vực trồng cây ăn quả. D. Khu vực trồng cây công nghiệp dài ngày. Câu 58(4). Vùng núi cao nước ta dân cư thưa thớt do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Địa hình hiểm trở. B. Nghèo tài nguyên rừng. C. Nhiệt độ thấp so với đồng bằng. D. Không trồng được cây lương thực. Câu 59(4) Ở các nước đang phát triển phải thực hiện mạnh chính sách dân số là do A. qui mô dân số các nước đều lớn. B. sự phát triển dân số chưa phù hợp với yêu cầu về nguồn lao động C. mất cân đối giữa phát triển dân số và tăng trưởng kinh tế D. điều chỉnh sự phát triển dân phù hợp với thực trạng của nền kinh tế .