Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên

docx 8 trang Đăng Bình 12/12/2023 90
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_10_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÁI PHIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 NĂM HỌC 2019-2020 A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Chủ đề Nhận Thông Vận dụng Cộng Mức độ biết hiểu Vận dụng Vận dụng cao - Ngữ liệu Không viết Đọc tự do, trong đoạn văn, hiểu hoặc ngoài chỉ cần sgk. gạch ý - Độ dài không quá 300 chữ Số câu 1-2 1-2 1 Điểm 0,5 -1,0 1,0-1,5 1,0 3,0 Tỷ lệ 5 -10% 10-15% 10% 30% Viết bài văn nghị luận văn học Làm Điểm 7,0 văn Tỷ lệ 70% *CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 90 phút Đề bài gồm có 2 phần: I. Đọc hiểu (3.0 điểm). - Đề đọc hiểu gồm 4 câu cho 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. - Nếu nhận biết 0,5 điểm thì phần thông hiểu là 1,5 điểm. Nếu nhận biết 1,0 điểm thì thông hiểu là 1,0 điểm - Phần vận dụng 1,0 điểm không yêu cầu viết đoạn văn, HS có thể gạch ý để làm bài, nội dung căn cứ từ ngữ liệu đọc hiểu (1,0 điểm). - Phạm vi ra đề: + Có thể lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa hoặc ngoài chương trình. + Câu hỏi yêu cầu là kiến thức học sinh đã học. II. Làm văn (7.0 điểm) Các tác phẩm VH, đoạn trích của VHVN học ở học kì II theo giới hạn của Tổ chuyên môn. (Không ra đề làm văn 7,0 điểm đối với những bài đã được tinh giảm)
  2. C. NỘI DUNG ÔN TẬP I. GIỚI HẠN CÁC BÀI ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ: 1. Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) 2. Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) 3. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung) 4. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) 5. Trao duyên (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) 6. Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) II. ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 1: I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: (1) Có thể nói Ba-sô và Nguyễn Trãi đều là những nhà thơ của thiên nhiên. Thơ của hai ông thể hiện một tình yêu thiên nhiên và một triết lí về thiên nhiên vô cùng sâu sắc. Ba-sô và Nguyễn Trãi đều thực hiện những cuộc hành trình đến với thiên nhiên. Trên con đường đó, họ cố gắng vứt đi những cái phiền toái, hư ngụy của cuộc đời thế tục để đến với tự nhiên và cũng là đến với bản nguyên trong mỗi con người Cuộc đời Ba-sô là một cuộc du hành dài đi đến khắp những miền đất xa xôi của Nhật Bản. Bước chân của Nguyễn Trãi cũng đã in dấu trên nhiều miền đất Việt Nam qua cuộc kháng chiến lâu dài chống quân Minh xâm lược. (2) Thiên nhiên trong thơ Ba-sô và Nguyễn Trãi có vũ trụ lớn lao: trăng sao, núi sông, hồ biển và cũng có những vật nhỏ bé bình thường: con quạ, con ếch, con cá, con mực, chấy rận, hoa dã quỳ, hoa thu (ha-gi) và con cò, con vện, rau muống, rau mùng tơi, hoa đào, hoa xoan Trong mỗi một sinh vật nhỏ bé như vậy, hai thi sĩ đều thấy nó như có linh hồn, sống bình đẳng và cảm thông được với con người. (3) Thi nhân như Ba-sô, Nguyễn Trãi là những thi sĩ vĩ đại của thiên nhiên, không chỉ ở chỗ hai ông đã sáng tạo ra những câu thơ tuyệt đẹp về phong cảnh thiên nhiên mà còn ở chỗ hai ông là những người dẫn đạo cho một cuộc hành hương lớn lao trở về với thiên nhiên, trở về với cội rễ, với nguồn sống bất tận của con người. (Trích Ba-sô – Nguyễn Trãi – Nguyễn Du, những hồn thơ đồng điệu, Đoàn Lê Giang) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2. Điểm gặp gỡ trong thơ của thi sĩ Ba-sô và Nguyễn Trãi là gì? (0,5 điểm)
  3. Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ có trong câu sau và phân tích tác dụng của phép tu từ đó: Cuộc đời Ba-sô là một cuộc du hành dài đi đến khắp những miền đất xa xôi của Nhật Bản. (1,0 điểm) Câu 4. Anh/chị cảm nhận được gì về thiên nhiên trong thơ Ba-sô và Nguyễn Trãi? Thái độ của tác giả đối với các nhà thơ? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn trích sau: Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. (Trích Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.17) ĐỀ 2: I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Ngày xưa, có một người nhà giàu, sinh được năm người con. Vì được nuông chiều nên họ sinh ra lười biếng và ỷ lại. Khi đã trưởng thành, mỗi người đều có một cơ ngơi, nhưng vẫn luôn ganh tị lẫn nhau về những của cải mà cha mẹ cho. Người cha cố gắng khuyên can họ nhưng vô ích, vì vậy ông rất đau lòng. Ít lâu sau, người cha lâm bệnh nặng. Biết mình không qua khỏi, ông gọi năm người con đến và bảo gia nhân đem ra một bó đũa. Năm người con ngơ ngác không hiểu người cha có ý định gì. Ông cầm lấy bó đũa và bảo từng người hãy bẻ đi. Người con nào cũng gắng hết sức mình nhưng không sao bẻ nổi. Sau đó người cha lại bảo "Các con hãy bẻ từng chiếc một xem sao". Lập tức năm người con bẻ một cách dễ dàng. Lúc đó người cha mới nói: "Các con ạ, bó đũa ví như năm anh em các con đó, nếu mỗi người các con đều chung tay gánh vác mỗi người một việc thì không kẻ thù nào làm các con gục ngã được. Còn nếu các con chỉ biết đến bản thân mình
  4. thì sẽ trở nên lẻ loi và bị thất bại trong cuộc đời. Nếu các con đoàn kết và thương yêu lẫn nhau thì cha mới có thể yên tâm mà nhắm mắt". Nghe xong, năm anh em mới hiểu lời người cha dạy, họ rất hối hận với những việc đã làm. Từ đó họ sống hoà thuận và đoàn kết, thương yêu lẫn nhau. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2. Người cha trong câu chuyện trên yêu cầu 5 đứa con mình làm gì? Kết quả ra sao? (0,5 điểm) Câu 3. Bài học được rút ra từ câu truyện trên là gì? (1,0 điểm) Câu 4. Theo em, thế nào là đoàn kết và nêu lợi ích của sự đoàn kết? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận của em về vai trò của hiền tài và ý nghĩa của việc dựng bia đề danh trong đoạn trích sau: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. Nay thánh minh lại cho rằng, chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy, nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên lại dựng đá để đặt ở cửa Hiền Quan, khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Há chỉ là chuộng văn suông, ham tiếng hão mà thôi đâu. Ôi, kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực như thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp ? (Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, 2010, tr.31,32) ĐỀ 3 I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Với Internet, nhiều người trong xã hội, nhất là những người trẻ, có xu hướng ngại đọc sách, vì ngại mất thời gian, trong khi đó chỉ cần vài động tác là có thể kiếm được rất nhiều thông tin trên mạng Ta biết rằng người ta đang sản xuất ra rất nhiều loại phân bón để kích thích lá mọc nhưng không kích thích rễ. Khi lá trên cây nhiều quá mà rễ không đủ thì đấy là cơ thể sống nhân tạo chứ không phải là cơ thể tự nhiên. Cho nên, bận gì thì bận, chúng ta cũng không được quên nuôi bộ rễ.
  5. Đọc sách là để nuôi bộ rễ, còn đọc những thông tin mới trên truyền thông là để nuôi bộ lá, và phải cân bằng giữa lá và rễ, đấy chính là sự cân bằng tự nhiên. Thông tin hàng ngày cũng giống như cái áo mặc xong là vứt. Và như thế nó không tạo ra cái cây, không tạo ra cơ thể, tức là không tạo ra một chỉnh thể về mặt trí tuệ. Có thể thấy rằng việc đọc sách giúp con người hình thành năng lực nhận biết sự đẹp đẽ của những đối tượng xuất hiện xung quanh đời sống của mình, làm cho miền tinh thần của con người trở nên phong phú. Miền tinh thần không chỉ là các cảm xúc mà miền tinh thần là miền nhận thức. Khi nào con người có một miền tinh thần có chất lượng thì họ đã thay đổi về bản chất, từ một người bị động thưởng thức những thứ mình có trở thành một đối tượng có thể phát hiện và mách bảo. Bất cứ ai muốn trở thành con người hoàn chỉnh thì phải có hiểu biết, phải đọc Trong cuộc đời có sách chứ không phải trong sách có cuộc đời. (Theo ễn Trần Bạt) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm) Câu 2. Từ văn bản, chỉ ra những tác dụng của việc đọc sách. (0.5 điểm) Câu 3. Tác dụng của cách ví von đọc sách như việc nuôi bộ rễ của cái cây? (1.0 điểm) Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Bất cứ ai muốn trở thành con người hoàn chỉnh thì phải có hiểu biết, phải đọc” không? Vì sao? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn trích sau: Vương nghĩ Tử Văn có công trừ hại, truyền cho vị thần đền kia, từ nay phần xôi lợn của dân cúng tế, nên chia cho Tử Văn một nửa và sai lính đưa Tử Văn về. Chàng về đến nhà, té ra mình chết đã được hai ngày rồi. Nhân đem những việc đã qua kể cho mọi người nghe, ai cũng kinh hãi và không tin là thực. Sau đó họ đón một bà đồng về phụ bóng, đồng lên cũng nói đúng như lời Tử Văn. Người làng bèn mua gỗ, dựng lại một toà đền mới. Còn ngôi mộ của tên tướng giặc kia thì tự dưng thấy bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám vậy. Sau đó một tháng, Tử Văn thấy Thổ công đến bảo: - Lão phu đã trở về miếu, công của nhà thầy không biết lấy gì đền đáp được. Nay thấy ở đền Tản Viên khuyết một chân phán sự, lão đã vì nhà thầy hết sức tiến cử, được đức Thánh Tản ngài đã bằng lòng, vây xin lấy việc đó để đền ơn nghĩa. Người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau. Nếu trùng trình độ nửa tháng, sợ sẽ về tay người khác mất. Nên cố gắng đi, đừng coi là việc thường. Tử Văn vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà, rồi không bệnh mà mất. Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sớm đi ra ngoài cửa tây vài dặm, trông thấy trong sương mù có xe ngựa đi đến ầm ầm, lại nghe tiếng quát:
  6. - Người đi đường tránh xa, xe quan phán sự! Người ấy ngẩng đầu trông thì thấy, người ngồi trên xe chính là Tử Văn. Song Tử Văn chỉ chắp tay thi lễ chứ không nói một lời nào, rồi thoắt đã cưỡi gió mà biến mất. Đến nay con cháu Tử Văn hãy còn, người ta truyền rằng đó là “nhà quan phán sự”! Than ôi! Người ta thường nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm? Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi. (Trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ, Ngữ Văn 10, tập hai. NXB Giáo dục, 2008) ĐỀ 4 I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm) Câu 2. Nêu nội dung của văn bản. (0,5 điểm) Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (1,0 điểm) Câu 4. Em phải làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?(1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: “ Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề. Sự đâu sóng gió bất kì,
  7. Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung. Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên. Mất người còn chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa." (Trích Trao duyên - Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ Văn 10, tập hai. NXB Giáo dục, 2008) ĐỀ 5 I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cuộc sống chúng ta giống như cuộc hành trình dài trong đó có nhiều giai đoạn. Tùy thuộc vào sự trưởng thành, trải nghiệm, mức độ cảm nhận mà bạn sẽ nhận ra đến một giai đoạn nào đó của cuộc sống bạn cần phải có cách nhìn mới để có hướng đi đúng hơn và cảm nhận cuộc sống trọn vẹn hơn. Đôi khi trong những hoàn cảnh thất bại hay khó khăn tưởng chừng không còn lối thoát, bạn hãy dũng cảm vượt qua, thử nhìn nhận lại mình, biết chấp nhận và thay đổi cách nhìn, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và khám phá thêm những ý nghĩa mói của cuộc sống. Để rồi sau đó bạn có thể nhìn lại chặng đường đã qua và cảm nhận được giá trị của sự dũng cảm và cách nhìn mới mà không có cảm giác ân hận hay tiếc nuối khi luôn nghĩ rằng lẽ ra phải quay lại từ đầu – vì đôi lúc đó là điều không thể. Trong bất kì giai đoạn nào của cuộc sống, một tình yêu đích thực sẽ luôn là nguồn động viên lớn lao. Sẽ có rất nhiều điều chi phối chúng ta trong từng giai đoạn của cuộc sống: học tập, công việc, gia đình cùng những lo toan đôi khi làm chúng ta lãng quên Nhưng dù năm tháng có trôi qua với bao thăng trầm, điều đọng lại sâu lắng trong tâm hồn của mỗi con người vẫn là tình yêu, dù có lúc nó còn tiềm ẩn. (Nguồn: Bí mât của hạnh phúc – First News và NXB Trẻ TPHCM) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Chỉ ra 1 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 3. Theo em vì sao: Trong bất kì giai đoạn nào của cuộc sống, một tình yêu đích thực sẽ luôn là nguồn động viên lớn lao? (1,0 điểm) Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? (1,0 điểm)
  8. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn trích sau: Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. Trông vời trời bể mênh mang, Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong. Từ rằng: “Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình? Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. Bằng nay bốn bể không nhà, Theo càng thêm bận biết là đi đâu? Đành lòng chờ đó ít lâu, Chầy chăng là một năm sau vội gì!” Quyết lời dứt áo ra đi, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi. (Chí khí anh hùng – trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo dục, 2008)