Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Trường THCS Sào Nam

docx 14 trang Đăng Bình 09/12/2023 400
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Trường THCS Sào Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_6_7_8_9_truong_thcs_sao_nam.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Trường THCS Sào Nam

  1. BÀI TẬP NGỮ VĂN 6 (LẦN 5) Câu 1: Gạch chân dưới những từ so sánh trong các phép so sánh dưới đây: a. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. b. Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. c. Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày. d. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra e. Thằng bé nhanh trí hơn anh trai nó. Câu 2: Viết đoạn văn (10 đến 12 câu) tả hình dáng người anh (chị) hoặc người em mà mình yêu quý, trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh (gạch chân duới hình ảnh so sánh đó)
  2. BÀI TẬP NGỮ VĂN 6 LẦN I I. VĂN HỌC 1. BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN Câu 1. Nhân vật Dế Mèn có ngoại hình và tính cách như thế nào? - Ngoại hình: Là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, đầy sức sống - Tính cách: Tự tin, yêu đời, kiêu căng, xốc nổi Câu 2. Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho mình là gì? “Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình” Câu 3. Hãy nêu những nét đặc sắc nghệ thuật trong văn bản. - Kể chuyện kết hợp với miêu tả - Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ. - Sử dụng hiệu quả phép tu từ. - Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. 2. BÀI SÔNG NƯỚC CÀ MAU Câu 1. Cảnh sông nước Cà Mau có gì nổi bật? - Cảnh bao quát: + Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện. + Màu xanh của trời, nước, cây, lá rừng , toàn một sắc xanh. + Âm thanh rì rào của gió, của rừng, của sóng biển => Cảm giác lặng lẽ, đơn điệu - Cảnh kênh rạch, sông ngòi: Các địa danh ở đây được đặt tên rất giản dị, gần gũi với thiên nhiên. - Cảnh dòng sông Năm Căn: Cảnh sắc mênh mông, hùng vĩ; cá bơi từng đàn đen trũi; rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận - Cảnh chợ Năm Căn: đông vui, tấp nập và trù phú
  3. Câu 2. Qua văn bản trên , em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và cuộc sống ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc. - Cảm nhận về vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau: Đó là nơi có khung cảnh thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ, cuộc sông sinh hoạt của người dân đặc sắc, đông vui, tấp nập qua khu chợ Năm Căn. Câu 3. Hãy nêu những nét đặc sắc nghệ thuật trong văn bản. - Miêu tả từ bao quát đến cụ thể. - Lựa chọn từ ngữ gợi hình, chính xác kết hợp với việc sử dụng các phép tu từ. - Sử dụng ngôn ngữ địa phương. - Kết hợp miêu tả và thuyết minh. II. TIẾNG VIỆT 1. Tìm và nêu tác dụng của phó từ trong các câu sau: a. Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được.=> chỉ sự tiếp diến tương tự, chỉ sự phủ định b. Cây hồng bì đã cới bỏ hết những cái áo lá già đen thủi.=> chỉ thời gian c. Quả nhiên, con kiến càng đã xâu được sợi chỉ. => chỉ thời gian, chỉ khả năng d. Ô vẫn còn đây, của các em => chỉ sự tiếp diến tương tự Chồng thư mới mở, Bác đang xem.=> chỉ thời gian 2. Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” và “Sông nước Cà Mau”. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”: - Những ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao vừa lia qua. - Hai cái răng đen nhánh như hai lưỡi liềm máy làm việc. - Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò như một gã nghiện thuốc phiện. - Đã thanh niên rồi như người cởi trần mặc áo gi-lê. - Chú mày hôi như cú mèo - Mỏ Cốc như cái dùi sắt Văn bản “Sông nước Cà Mau”: - Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì như mạng nhện.
  4. - Dòng sông Năm Căn mênh mông, như thác, cá nước bơi như người bơi ếch giữa những đàu sóng trắng. - Thuyền xuôi giữa dòng như hai dãy trường thành vô tận. III. TẬP LÀM VĂN 1. Văn miêu tả là gì? Khi làm văn miêu tả cần có những kĩ năng nào? - Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. - Kĩ năng: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét 2. Từ bài “Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi, hãy viết một đoạn văn (8-10 câu) tả lại quang cảnh một dòng sông mà em đã có dịp quan sát. - Yêu cầu: + Viết đúng hình thức một đoạn văn + Diễn đạt trôi chảy, trong sáng + Viết đúng trọng tâm nội dung: tả quang cảnh dòng sông LẦN II Câu 1: Tìm các phó từ có trong đoạn văn sau: Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Câu 2: Điền tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau vào mô hình phép so sánh: a. Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh. b. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. c. Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
  5. d. Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Vế A Phương diện Từ so sánh Vế B (Sự vật được so sánh) so sánh (Sự vật dung để so sánh) a. Ngôi nhà như trẻ nhỏ b. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra c. người gầy gò và dài lêu như một gã nghiện thuốc nghêu phiện d. sông ngòi, kênh bủa giăng chi chít như mạng nhện rạch Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài), trong đó có sử dụng ít nhất một hình ảnh so sánh (gạch chân dưới hình ảnh so sánh đó) - Yêu cầu: + Viết đúng hình thức một đoạn văn + Diễn đạt trôi chảy, trong sáng + Viết đúng trọng tâm nội dung: cảm nhận về nhân vật Dế Mèn + Sử dụng hình ảnh so sánh hợp lí Câu 4: Viết một đoạn văn (7-10 câu) tả khuôn mặt người mẹ thân yêu, trong đó sử dụng ít nhất hai phó từ (gạch chân các phó từ đó). - Yêu cầu: + Viết đúng hình thức một đoạn văn + Diễn đạt trôi chảy, trong sáng + Viết đúng trọng tâm nội dung: tả khuôn mặt người mẹ thân yêu + Sử dụng phó từ chính xác
  6. NGỮ VĂN 7- HƯỚNG DẪN ÔN TẬP LẦN 2 Câu 1: Cho các câu tục ngữ: a, Thương người như thể thương thân. b, Một mặt người bằng mười mặt của c, Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa d, Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt e, Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ g, Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền Hãy chọn những câu tục ngữ thích hợp thể hiện các nội dung sau: a. Kinh nghiệm dự đoán lụt. ->Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt b.Nhấn mạnh thứ tự, giá trị kinh tế của các nghề nông nghiệp: ->Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền c.Bài học về lòng nhân ái: ->Thương người như thể thương thân. Câu 2: Trình bày nội dung và vận dụng của các câu tục ngữ sau: a) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Nội dung: đêm trước trời có nhiều sao thì hôm sau sẽ nắng; trời ít sao sẽ mưa. Vận dụng: Giúp con người nhìn sao dự đoán thời tiết để sắp xếp công việc.
  7. b) Một mặt người bằng mười mặt của. Người là quý hơn của gấp bội lần. - VD: + Phê phán những trường hợp coi của hơn người. + An ủi, động viên những người mất của. c) Không thầy đố mày làm nên. - ND: Khẳng định vai trò, công ơn của thầy. - VD: Phải biết kính trọng, biết ơn thầy. d) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống . Nội dung: Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, lao động, giống lúa) đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta. - Vận dụng: Giúp người nông dân trong việc trồng lúa đạt năng suất cao. BÀI TẬP VỀ CÂU RÚT GỌN Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu, chọn một trong các chủ đề sau (quê hương, tình bạn, thầy cô, mái trường) có sử dụng ít nhất 1 câu rút gọn. Gạch chân chỉ rõ. Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có sử dụng rút gọn câu. Gợi ý câu 1: -Viết câu giới thiệu về 1 trong ba chủ đề mà em chọn . -Triển khai nội dung và em đã chọn có thể đó là những tình cảm yêu thích, trân trọng, yêu thương
  8. -Viết câu kết đoạn khẳng định tình cảm của bản thân dành cho 1 trong ba chủ để mà em chọn. Gợi ý câu 2: Hiểu được ý nghĩa nội dung của câu tục ngữ đó chính là khi con người có được một thành quả nào đó trong cuộc sống phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả đó cho chúng ta thừa hưởng. Cách triển khai đoạn văn 1-2 câu giới thiệu 3-5 câu triển khai suy nghĩ của bản thân về nội dung câu tục ngữ, tại sao con nguời phải biết ơn, mục đích, ý nghĩa, gái trị mang lại 1-2 câu kết đoạn.: lời kêu gọi, khái quát lại tầm quan trọng của về ý nghĩa của câu tục ngữ trong cuộc sống. BÀI TẬP VỀ VĂN NGHỊ LUẬN Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em qua câu tục ngữ : “Thương người như thể thương thân”. Hãy chỉ rõ ở đoạn văn đó hệ thống luận điểm, luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng). Nội dung của câu tục ngữ: Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp so sánh để nhấn mạnh tình yêu thương con người là một điều đang quý trọng và cần gìn giữ phát huy, đó chính là truyền thống, đạo lí tốt đẹp của ông cha ta. Mỗi người chúng ta phải yêu thương người khác như yêu thương chính minh. Cách triển khai nội dung đoạn văn: 1-2 câu giới thiệu
  9. 5- 8 câu triển khai suy nghĩ của bản thân về nội dung câu tục ngữ, tại sao con nguời phải biết ơn, mục đích, ý nghĩa, giá trị mang lại ( dẫn chứng tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta qua những việc làm cụ thể, thiết thưc từ xưa qua các cuộc chiến tranh cho đến hôm nay trong cuộc sống thời bình 1-2 câu kết đoạn.: lời kêu gọi, khái quát lại tầm quan trọng của về ý nghĩa của câu tục ngữ trong cuộc sống.
  10. BÀI TẬP MÔN NGỮ VĂN 8 I.Văn học Câu 1 : Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản : Ôn dịch, thuốc lá. Có thể sửa thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch không ? Vì sao ? Câu 2 : Trong văn bản Ôn dịch thuốc lá vì sao tác giả giả định “ Có người bảo : Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi !” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá? II. Tiếng Việt Câu 1 : Câu ca dao sau sử dụng biện pháp tu từ nào ? “Bồng bồng cõng chồng đi chơi Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng Chị em ơi cho tôi mượn cái gầu sòng Để tôi tát nước múc chồng tôi lên” Câu 2 : Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì ? [ ] Và với những chiến lợi phẩm thu được, chúng ta sẽ bắt đầu giàu có : bởi đây là một cuộc chiến chính đáng, và quét sạch cái giống xấu xa này ra khỏi mặt đất là phụng sự của Chúa đấy. ( Xéc-van-tét, Đánh nhau với cối xay gió ). Câu 3 : Đặt câu có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh. III. Tập làm văn : Viết một văn bản tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc ( Nam Cao )
  11. ÔN LUYỆN NGỮ VĂN 9 (LẦN 5) Phân Nội dung Bài tập Môn Ôn lại kiến Câu 1: Nêu những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong thức các văn “Chuyện người con gái Nam Xương”. Ý nghĩa của các chi bản sau đây: tiết đó? * Thơ Câu 2: Cho hai câu thơ: - Truyện Kiều “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” (3 đoạn trích) “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” - Lục Vân Tiên a. Mỗi câu thơ trên nói về nhân vật nào? cứu Kiều b. Cách miêu tả sắc đẹp của hai nhân vật ấy có gì giống và Nguyệt Nga khác nhau? Sự miêu tả khác nhau ấy có liên quan như thế - Đồng chí nào đến tính cách và số phận của mỗi nhân vật? - Bài thơ về c. Qua đoạn trích có chứa hai câu thơ trên, em có nhận xét tiểu đội xe gì về nghệ thuật tả người của tác giả? không kính Câu 3: Hãy chép chính xác bốn câu thơ đầu của đoạn trích - Đoàn thuyền “Cảnh ngày xuân” và giới thiệu vị trí đoạn trích. Chỉ ra sự đánh cá sáng tạo của Nguyễn Du trong cách sử dụng từ ngữ trong Văn học - Bếp lửa đoạn thơ trên. - Ánh trăng Câu 4: Cho câu thơ: *Truyện “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, - Chuyện người Tin sương luống những rày trông mai chờ.” con gái Nam a. “Người dưới nguyệt chén đồng” và “người tựa cửa hôm Xương mai” trong đoạn trích là những ai? Biện pháp tu từ nào đã - Hoàng Lê được sử dụng trong hai hình ảnh này? Tác dụng của biện nhất thống chí pháp tu từ ấy? - Làng b. Có thể đảo hai từ “tưởng”, “xót” trong đoạn trích cho - Lặng lẽ Sapa nhau được không? Vì sao? - Chiếc lược Câu 5: Trong bài thơ “Đồng chí”, hai câu thơ “Miệng cười ngà buốt giá” và “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” gợi cho em liên tưởng đến tiếng cười và cái bắt tay có trong tác phẩm nào của chương trình Ngữ văn 9 tập một. Hãy chép lại những câu thơ có hình ảnh đó, ghi rõ tác giả. Theo em, trong tác phẩm của mình, nhà thơ muốn khẳng định điều gì mà chiến tranh không thể phá hủy? Câu 6: Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Làng”
  12. Câu 7: Cho đoạn trích: “ Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? ” - Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? - Đoạn trích cho thấy vẻ đẹp phẩm chất nào của nhân vật anh thanh niên? Ôn lại kiến Câu 1: Hãy cho ví dụ một số trường hợp không tuân thủ thức các bài phương châm hội thoại trong cuộc sống? Nguyên nhân của học trong học việc không tuân thủ phương châm hội thoại trong những kì I: trường hợp trên? - Các phương Câu 2: Hãy tìm một số thuật ngữ trong các ngành khoa học châm hội thoại mà em biết? Giải thích nghĩa? - Xưng hô Câu 3: Cho đoạn thơ trong hội thoại Nhóm(1) bếp lửa ấp iu nồng đượm - Cách dẫn trực Nhóm (2) niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi. tiếp và cách Nhóm (3) nồi xôi gạo mới sẻ chung vui dẫn gián tiếp Nhóm (4) dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Tiếng - Sự phát triển Trong các từ nhóm trên, từ nào được dùng với nghĩa Việt của từ vựng gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa - Thuật ngữ theo phương thức nào? Giải thích ý nghĩa của mỗi từ nhóm - Trau dồi vốn đó. từ Câu 4:.Xác định khởi ngữ và thành phần biệt lập trong các ví dụ sau: a. Sống, chúng ta mong được sống làm người. (Tố Hữu) b. Chả nhẽ, cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thuế được. (Kim Lân) c. Huế ơi, quê mẹ của ta ơi! (Tố Hữu) d. Ô tiếng hát vui say con chim chiền chiện. (Tố Hữu) d. Thương người cộng sản căm Tây - Nhật Buồng mẹ - buồng tim - giấu chúng con. (Tố Hữu) e. Giàu, tôi cũng giàu rồi. Sang, tôi cũng sang rồi (Nguyễn Công Hoan)
  13. Câu 1: Cảm nhận về 6 câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” để cho thấy bút pháp tả cảnh đặc sắc của Nguyễn Du. Tà tà, bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dang tay ra về. Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắt ngang. Câu 2: Cảm nhận của em về khổ thơ sau: Tập làm Không có kính rồi xe không có đèn, văn Không có muôi xe thùng xe có sước. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước, Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật) Câu 3: Từ tình yêu làng quê của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” , hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình cảm, sự gắn bó của mỗi người với quê hương. Câu 4: Từ tình cảm của ông Sáu và bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, bằng hiểu biết của mình, hãy viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tình phụ tử.