Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Tây Sơn

doc 10 trang Đăng Bình 11/12/2023 850
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_6_truong_thcs_tay_son.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Tây Sơn

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 6 A. VĂN HỌC: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN ( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài) I/ Tìm hiểu chung 1/ Tác giả: - Tô Hoài ( 1920 – 2014) là nhà văn thành công trước Cách mạng tháng Tám 1945. - Ông chuyên viết truyện cho thiếu nhi. 2/ Tác phẩm: “Bài học đường đời đầu tiên” trích chương I truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. - Phương thức biểu đạt: miêu tả. - Bố cục: 2 phần II/ Đọc – hiểu văn bản 1. Nhân vật Dế Mèn a. Ngoại hình: - Đôi càng mẫm bóng; những cái vuốt cứng và nhọn hoắt; đôi cánh dài tận chấm đuôi; đầu to nổi từng tảng; hai rang đen nhánh;sợi râu dài và uốn cong → mang vẻ đẹp cường tráng. b. Hành động: đạp phanh phách, vũ lên phành phạch, nhai ngoàm ngoạp; đi đứng oai vệ; cà khịa với bà con hàng xóm, quát chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó → mạnh mẽ, ra oai. c. Tính cách: kiêu căng, tự phụ. 2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn a. Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt - Gọi Choắt: “chú mày”, dùng lời lẽ chê bai, chế giễu → trịch thượng, khinh thường Choắt. - Từ chối sự nhờ vả của Choắt → vô tâm. b. Trò nghịch ranh của Mèn - Mèn bày trò trêu chị Cốc gây ra cái chết của Dế Choắt → xốc nổi. - Dế Mèn ân hận và rút ra bài học cho mình: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ” không chỉ mang vạ cho người khác mà còn mang vạ cho mình. III. Tổng kết 1.Nghệ thuật: - Kể chuyện kết hợp với miêu tả. - Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ. - Sử dụng hiệu quả các phép tu từ. 2.Ý nghĩa:
  2. - Đoạn trích nêu lên bài học: Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. IV/ Luyện tập Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Đoạn văn cần làm nổi bật nội dung : Tâm trạng thương cảm người bạn đã chết do lỗi của mình, ăn năn, hối hận về việc làm dại dột đã gây ra. Có thể tham khảo đoạn văn sau : Tôi hối hận lắm. Người hàng xóm ốm yếu mà tôi vẫn coi khinh, vẫn dửng dưng nay tại tôi mà phải chết oan, tại cái thói huênh hoang, hống hách của tôi. Tôi giận mình lắm. Nếu như tôi nghe lời can ngăn không bày trò trêu chị Cốc, nếu như trước đó tôi biết thông cảm giúp đỡ anh Choắt thì có lẽ cơ sự đã không như thế này. Tôi dại quá. Hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi sẽ không quên bài học này, bài học được đánh đổi bằng cả mạng sống bạn bè. 2. Viết đoạn văn (khoảng 20 dòng) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên. //////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////// Chủ đề: Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam qua hai văn bản “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác” A. GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: - Thời lượng: 2 tiết (77, 78) - Gồm 2 văn bản: - Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi - Vượt thác – Võ Quảng - Thể loại: Truyện dài (đoạn trích) B. TÌM HIỂU NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: SÔNG NƯỚC CÀ MAU (Trích Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi) I. Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: - Đoàn Giỏi (1925- 1989), quê ở Tiền Giang. - Ông chuyên viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ. 2. Tác phẩm: - “Sông nước Cà Mau” trích chương 18 truyện “Đất rừng phương Nam”. - Thể loại: truyện dài - Phương thức biểu đạt: Miêu tả - Bố cục: 3 phần II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau
  3. a. Ấn tượng chung: - Sông ngòi bủa giăng chi chit. - Trời xanh, nước xanh, cây lá xanh. - Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng, tiếng sóng từ biển vọng về → Không gian rộng lớn, sắc xanh bao phủ bạt ngàn. b. Cảnh kênh rạch và dòng sông Năm Căn - Kênh rạch: đặt tên theo đặc điểm riêng của nó → thiên nhiên phong phú, hoang dã. - Con sông Năm Căn: rộng ngàn thước, nước ầm ầm đổ như thác, cá nước bơi hàng đàn, rừng đước dựng lên như hai dãy trường thành vô tận → Rộng lớn, hùng vĩ. => Thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ và đầy sức sống hoang dã. 2. Cuộc sống con người ở chợ Năm Căn - Chợ ồn ào, tấp nập. - Chợ bề thế của một vùng đất, hàng hóa phong phú, thuyền bè san sát → trù phú. - Chợ họp trên sông nước; ngồi trên thuyền có thể mua hàng; trang phục, tiếng nói đa dạng của người mua hàng → độc đáo. => Cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập, trù phú và độc đáo. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Miêu tả từ bao quát đến cụ thể. - Từ ngữ gợi hình, chính xác kết hợp các phép tu từ. - Dùng ngôn ngữ địa phương. 2. Ý nghĩa: “Sông nước Cà Mau” là một đoạn trích độc đáo, hấp dẫn, thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau. IV. Luyện tập: 1. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau đã học ////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////// VƯỢT THÁC (Võ Quảng) I/Tìm hiểu chung 1.Tác giả: Võ Quảng(1920-2007) quê ở Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi. 2.Tác phẩm: - Xuất xứ: Trích chương XI của tập truyện ngắn Quê nội- Tác phẩm viết về cuộc sống làng quê ven sông Thu Bồn sau cách mạng tháng 8.
  4. - Thể loại: truyện ngắn. - Bố cục : 3 phần II. Đọc-Hiểu văn bản: 1/Bức tranh thiên nhiên trên sông Thu Bồn * Quãng sông ở vùng đồng bằng - Con thuyền rẽ sóng lượt bon bon - Những bãi dâu trải ra bạt ngàn. - Những con thuyền xuôi chầm chậm. - Những vườn tược càng về ngược càng um tùm. - Những chòm cổ thụ dứng trầm ngâm. - Thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, -> Sông Thu Bồn êm đềm, trù phú, giàu đẹp. * Quãng sông ở vùng rừng núi: - Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. - Nước văng bọt tứ tung. - Dòng sông chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. => Sông Thu Bồn mang vẻ đẹp êm đềm mà hùng vĩ, hiền hòa mà dữ dội. 2/ Dượng Hương Thư và cuộc vượt thác - Cởi trần như một pho tượng đồng đúc. - Các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa. - Ghì chặt đầu sào, thả sào, rút sào nhanh như cắt. => Một con người hùng dũng, có sức mạnh và tài nghệ vượt thác. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Phối hợp miêu tả thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hành động của con người. - Nhân hóa, so sánh phong phú. - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm. 2.Ý nghĩa: Vượt thác là một bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ đó đã kín đáo nói lên tình hình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn. C. TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ: 1. Nội dung: - Cả hai văn bản “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác” đều viết về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam: + Thiên nhiên vùng sông nước rộng lớn, hùng vĩ. + Con người lao động bình dị, mạnh mẽ. 2. Nghệ thuật: - Thể loại: Truyện (đoạn trích)
  5. - Sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi miêu tả. - Nghệ thuật miêu tả: vừa bao quát, vừa cụ thể. III. Luyện tập Hai bài “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác” đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả. a. Bài “Sông nước Cà Mau”: - Ở đây có rất nhiều sông ngòi, kênh rạch. - Rừng đước dựng lên cao ngất. - Chợ Năm Căn nhộn nhịp, tấp nập đặc biệt đây là chợ trên sông. => Tất cả tạo nên cảnh không gian sông nước mênh mông, rộng lớn, hùng vĩ và đầy sức sống hoang dã. - Nghệ thuật chủ yếu trong bài văn là so sánh. b. Bài “Vượt thác”: - Cảnh sông nước hùng vĩ vừa thơ mộng vừa dữ dội được thể hiện qua từng cảnh: +, Đoạn sông phẳng lặng: thuyền rẽ sóng bon bon, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn. +, Đoạn sông nhiều thác dữ: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, Dượng Hương Thư phải ghì chặt sào, quai hàm bạnh ra +, Đoạn qua thác dữ: những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Dượng Hương Thư thở phào nhẹ nhõm. - Biện pháp nghệ thuật chủ yếu là so sánh và nhân hóa.
  6. B. TIẾNG VIỆT: PHÓ TỪ I/ Phó từ là gì? Ghi nhớ: Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ. Ví dụ: Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc. (Theo Em bé thông minh) Từ in đậm là phó từ II. Các loại phó từ Ghi nhớ: Phó từ gồm 2 loại lớn: Phó từ đứng trước động từ, tính từ: thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến. Phó từ đứng sau động từ, tính từ nhằm bổ sung ý nghĩa về mức độ, khả năng, kết quả và hướng. III. Luyện tập 1 - Trang 14 SGK Tìm phó từ trong những câu sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì. a) Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu
  7. đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ. Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về! (Tô Hoài) b) Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng. (Em bé thông minh) Trả lời: a) Phó từ “đã” bổ sung quan hệ thời gian cho động từ “đến”, “cởi bỏ”, “về”. Phó từ “không còn” bổ sung ý nghĩa phủ định tiếp diễn tương tự cho động từ “ngửi”. Phó từ “đương” bổ sung quan hệ thời gian cho động từ “trổ”. Phó từ “đều” bổ sung ý nghĩa quan hệ tiếp diễn tương tự cho tính từ “lấm tấm”. b) Phó từ “được” bổ sung quan hệ kết quả cho động từ “xâu”. Phó từ “đã” bổ sung ý nghĩa quan hệ thời gian cho động từ “xâu”. 2 - Trang 15 SGK Thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt bằng một đoạn văn ngắn từ ba đến năm câu. Chỉ ra một phó từ được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em dùng phó từ đó để làm gì? Trả lời: Đoạn văn tham khảo (các phó từ được in đậm): Một ngày mưa lớn, Dế Mèn thấy chị Cốc đang (1) đứng rỉa lông, bèn nảy trò trêu chọc. Dế Mèn cất giọng hát trêu chị Cốc, bị chọc giận, Cốc xả những đòn thật (2) đau xuống cậu Choắt đang (1) loay hoay trong cửa hang. Khi Cốc đã (1) hả cơn tức bay đi, Choắt bấy giờ chỉ còn (3) nằm thoi thóp. 3 - Trang 15 SGK Chính tả (nghe – viết): Bài học đường đời đầu tiên (từ Những gã xốc nổi đến những cử chỉ ngu dại của mình thôi). Trả lời:
  8. Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi. Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. //////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////// C. TẬP LÀM VĂN: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ I/ Thế nào là văn miêu tả? Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 2): 1. Hãy đọc và suy nghĩ về các tình huống sau: Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường nên em không thể đưa người khách đó về nhà được, em làm thế nào để người đó có thể nhận ra nhà em để tự tìm đến. Tình huống 2: Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo; trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu, nhiều kiểu dáng, lại treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy đúng chiếc áo mà em định mua? Tình huống 3: Một học sinh lớp 3 hỏi em: Người lực sĩ là nguời thế nào? Em phải làm gì để em học sinh ấy hình dung ra được một cách cụ thể hình ảnh của người lực sĩ? Trả lời: - Tình huống 1: Cần miêu tả những điểm nổi bật của ngôi nhà, đường đi đến nhà em xa, gần, thẳng, vòng, đi qua những đâu - Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.
  9. - Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó. - Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan, tả con mèo Câu 2 (trang 15 sgk ngữ văn 6 tập 2) - Đoạn văn miêu tả Dế Mèn “ từ đầu đến đưa cả hai chân lên vuốt râu”. Đoạn văn miêu tả Dế Choắt “ từ Cái chàng Dế Choắt đến nhiều ngách như tôi a, Cả hai đoạn văn giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế - Dế Mèn: cường tráng, càng mẫm bóng, vuốt ở chân nhọn hoắt, cánh dài, râu dài và cong hùng dũng, đầu to, nổi từng tảng, răng đen nhánh, đi đứng oai vệ, tính tình kiêu ngạo, xốc nổi + Dế Choắt gầy gò, ốm yếu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, râu cụt một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, tính nết ăn sổi ở thì. b, Các chi tiết miêu tả về cánh, càng, râu, thân người, và các hình ảnh so sánh cộng với chi tiết về tính khí, cách đi đứng, nói năng giúp ta hình dung được diện mạo của các nhân vật. Ghi nhớ: Khái niệm: Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh, làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Cách thức miêu tả: Quan sát nêu lên những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. II/ Luyện tập Bài 1 (trang 16 sgk Ngữ văn 6 tập 2) - Đoạn 1: Tả Dế Mèn, một chàng dế thanh niên cường tráng, vừa to khỏe, mạnh mẽ, càng mẫm bóng, vuốt sắc nhọn
  10. - Đoạn 2: Miêu tả chú bé Lượm nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên. - Đoạn 3: Tả một vùng bãi ngập nước sau mưa, một thế giới ồn ào, náo động của những loài sinh vật nhỏ bé Bài 2 Đề luyện tập (trang 17 sgk Ngữ văn 6 tập 2) a. Tả cảnh mùa đông - Quang cảnh : bầu trời âm u, nhiều mây, cây lá xơ xác, -Thời tiết lạnh, khô (gió, cảm giác khi chạm vào nước lạnh, ). - Con người : mặc quần áo dày, đốt lò sưởi, b. Tả khuôn mặt mẹ - Hình dáng (tròn, trái xoan, ) - Các chi tiết : lông mày, đôi mi, mắt, mũi, miệng, - Nước da, mái tóc,