Đề cương ôn tập Tiết 59 đến 70 môn Ngữ văn Lớp 10 - Trường THPT Cẩm Lệ

docx 15 trang Đăng Bình 09/12/2023 750
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Tiết 59 đến 70 môn Ngữ văn Lớp 10 - Trường THPT Cẩm Lệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_tiet_59_den_70_mon_ngu_van_lop_10_truong_thp.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Tiết 59 đến 70 môn Ngữ văn Lớp 10 - Trường THPT Cẩm Lệ

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT CẨM LỆ Tổ Ngữ văn NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10( TỪ TIẾT 59/70) Tiết 59, 60: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH • Những nội dung cơ bản cần nắm: • Đoạn văn: Là một bộ phận của văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng, thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. • Những yêu cầu đối với một đoạn văn: - Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất. - Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó. - Diễn đạt chính xác, trong sáng, biểu cảm. • So sánh đoạn văn tự sự với đoạn văn thuyết minh: Đoạn văn Đoạn văn tự sự thuyết minh Cùng trình bày một sự kiện, miêu tả một sự vật hiện tượng và người viết phải quan sát cẩn thận. Kể lại và Giới thiệu nêu cảm để người nhận là đọc(nghe) chủ yếu. hiểu là chủ yếu. 4. Các phần chính của đoạn văn thuyết minh: - Câu chủ đề: nêu đối tượng cần thuyết minh. - Các câu triển khai: nói rõ về đối tượng thuyết minh. - Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo các trình tự thời gian, nhận thức, phản bác- chứng minh. Vì nó phù hợp với yêu cầu của một đoạn văn nói chung và đem đến cho người đọc sự tiếp nhận dễ dàng, hứng thú. 5. Qui trình viết đoạn văn, bài văn thuyết minh: - Bước 1: Xác định các yêu cầu về : nội dung, mục đích và phương pháp thuyết minh. - Bước 2: Phác thảo dàn ý đại cương cho bài viết.
  2. - Bước 3 : Phát triển mỗi ý thành đọan văn. - Bước 4: Viết và kiểm tra - sửa chữa. 6. Để viết tốt một đoạn văn thuyết minh cần: - Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh. - Có đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn. - Sắp xếp các tri thức đó theo một thứ tự rõ ràng , rành mạch. - Vận dụng đúng đắn . sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn. II. Luyện tập: Viết một đoạn văn thuyết minh về một tác giả văn học em yêu thích. Tiết 61: TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH • Những nội dung cơ bản cần nắm: A. Mục đích , yêu cầu của tóm tắt văn bản thuyết minh: 1. Mục đích: Nhằm hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn hoặc giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh hoặc về văn bản đó 2. Yêu cầu: Ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung văn bản gốc. B. Cách tóm tắt văn bản thuyết minh: 1. Đọc và tóm tắt văn bản “nhà sàn” - Đối tượng thuyết minh: nhà sàn. - Đại ý: bài văn thuyết minh về kiến trúc, nguồn gốc và những tiện ích của ngôi nhà sàn. - Bố cục: 3 phần. + MB: (từ đầu cộng đồng”): nêu định nghĩa và mục đích sử dụng của nhà sàn. + TB: (toàn bộ nhà sàn): thuyết minh cấu tạo, nguồn gốc và công dụng của nhà sàn. + KB: còn lại: khẳng định giá trị thẩm mĩ của nhà sàn. Văn bản tóm tắt: Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dùng để ở hoặc sử dụng vào một số mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được cấu tạo bằng tre, giang, nứa, gỗ, gồm nhiều cột chống, mặt sàn, gầm sàn, các khoang nhà để ở hoặc rửa ráy. Hai đầu nhà có hai cầu thang. Nhà
  3. sàn xuất hiện từ thời đá mới, tồn tại phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà sàn có nhiều tiện ích: vừa phù hợp với nơi cư trú miền núi, đầm lầy, vừa tận dụng nguyên liệu tại chỗ, giữ được vệ sinh và bảo đảm an toàn cho người ở. Nhà sàn ở một số vùng miền núi nước ta đạt tới trình dộ kĩ thuật và thẩm mĩ cao, đã và đang hấp dẫn khách du lịch. 2. Cách tóm tắt văn bản thuyết minh - Xác định mục đích, yêu cầu thuyết minh - Đọc kĩ văn bản gốc để nắm đầy đủ, chính xác về đối tượng thuyết minh. - Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình. - Kiểm tra, sửa chữa văn bản tóm tắt. II. Luyện tập: Hs thực hiện 2 bài luyện tập trong sgk trang 71, 72. Tiết 62, 63: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG ( TRƯƠNG HÁN SIÊU) • Những nội dung cơ bản cần nắm: A: Tiểu dẫn: 1. Tác giả: - Trương Hán Siêu là người có tài chính trị và có tài văn chương. - Con người: cương trực, học vấn uyên thâm, được vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng. - Từng tham gia kháng chiến chống quân Mông Nguyên, làm quan dưới 4 triều nhà Trần. - Khi mất được vua tặng tước Thái bảo, Thái phó, được thờ ở Văn Miếu. - Tác phẩm của ông để lại không nhiều, trong đó có Phú sông Bạch Đằng. 2. Địa danh lịch sử sông Bạch Đằng: - Là một nhánh sông đổ ra biển nằm giữa Quảng Ninh Và Hải Phòng . - Gắn với các chiến công chống quân Nam Hán (Ngô Quyền- 938), đại thắng quân Nguyên- Mông (Trần Quốc Tuấn- 1288). Sông Bạch Đằng- danh thắng lịch sử và là nguồn đề tài văn học. 3. Thể phú: - Là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng tả cảnh vật, phong tục, kể sự vật, bàn chuyện đời.
  4. - Trong bài phú có các nhân vật: + Khách (Là vị khách cụ thể, cũng có thể là chính tác giả, tác giả tự xưng mình là khách). + Các bô lão (Là các cụ già địa phương). - Phú sông Bạch Đằng làm theo lối cổ thể (Phú cổ), từng nổi tiếng trong thời nhà Trần, được người đời sau đánh giá là bài phú hay nhất của văn học trung đại Việt Nam. B: Đọc - hiểu văn bản: • Bố cục: - Đoạn mở: từ đầu “còn lưu!” Tráng chí và cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc trên sông Bạch Đằng. - Đoạn giải thích: tiếp “nghìn xưa ca ngợi” Các bô lão kể lại các chiến tích trên sông Bạch Đằng. - Đoạn bình luận: tiếp “chừ lệ chan” Các bô lão suy ngẫm và bình luận về nguyên nhân chiến thắng trên sông Bạch Đằng. - Đoạn kết: còn lại. Lời ca khẳng định, đề cao vai trò, đức độ của con người Đại Việt của các bô lão và nhân vật khách. 2. Tìm hiểu văn bản: 2.1. Nhân vật “Khách”. a, Sở thích của khách. - Khách là một bậc hào hoa, phong nhã thuộc giới “Tao nhân mặc khách”, khách ham thích du ngoạn đi nhiều, biết rộng, mang “Tráng chí bốn phương”. - Khách tìm đến những địa danh lịch sử, học Tử Trường (Tư Mã Thiên) tìm “Thú tiêu dao”, nhưng thực chất là để nghiên cứu, tìm hiểu các địa danh lịch sử. Khách là người có sở thích thanh cao,có hoài bão lớn lao là người nặng lòng với dân tộc. b, Hình ảnh sông Bạch Đằng. Hình ảnh sông Bạch Đằng “Bát ngát”, “Thướt tha” với “Nước trời”. Sông Bạch Đằng là con sông rộng lớn, hoành tráng. c, Tâm trạng khách khi dạo chơi trên sông.
  5. - Buồn vì cảnh thảm. - Tiếc vì dấu vết oai hùng của một thời không còn lưu lại. - Thương vì vắng bóng anh hùng. - Vui, tự hào về những chiến công của dân tộc. Tâm trạng của khách chuyển biến rất phức tạp. 2.2 Suy ngẫm của THS về những chiến công trên sông Bạch Đằng. a. Nhân vật các bô lão. - Các bô lão là những người đại diện cho nhân dân địa phương, đại diện cho truyền thống văn hóa của dân tộc. - Các bô lão đối với “ khách” bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính khách. b, Cảnh chiến trận trên sông. - Sau một câu hồi tưởng về trận “ Ngô chúa phá Hoằng Thao” - Các bô lão kể với khách về chiến tích “Trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã Nhi”. Lời kể theo trình tự diễn biến tình hình bằng một giọng điệu đầy nhiệt huyết, tự hào. c, Lời bình luận của các bô lão về chiến công của dân tộc ta trên sông Bạch Đằng. Lời ca có giá trị như một tuyên ngôn về chân lý: Bất nghĩa thì tiêu vong, còn người có nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ. 2.3 Bài học lịch sử rút ra từ những chiến công. Chiến thắng của dân tộc ta hợp với quy luật của cuộc sống Ý nghĩa lời ca cũng là lời bình luận của khách: Thể hiện niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp. Nội dung củng cố bài học: “Phú sông Bạch Đằng” là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lý - Trần. Bài phú đã thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc - Tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lý nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt nam. Tác phẩm cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí con người.
  6. Về nghệ thuật, “ Phú sông Bạch Đằng” là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong VHVN thời trung đại. II .Luyện tập: • Thực hiện phần luyện tập trong sgk trang 7 • Viết đoạn văn từ 10-15 dòng phân tích lời ca cũng là lời bình luận của “khách” ở cuối bài. Tiết 64: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ ( TÁC GIẢ) • Những nội dung cơ bản cần nắm: A:Tìm hiểu về cuộc đời Nguyễn Trãi: • Con người, gia đình, và thời thế: • Nguyễn Trãi (1380 -1442) hiệu là Ức Trai. Quê gốc: làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương). • Xuất thân trong gia đình có truyền thống yêu nước và văn hoá, văn học: ông ngoại là Trần Nguyên Đán, cha là Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh) và mẹ là bà Trần Thị Thái. • Nguyễn Trãi sống trong thời đại đầy biến động: Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Quân Minh xâm lược. • Quá trình trưởng thành: • Năm 1400 : đỗ Thái học sinh, cùng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ. • Năm 1407, giặc Minh bắt Nguyễn Phi Khanh đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi đi theo đến biên giới thì quay về theo lời dặn của cha. • Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh ở thành Đông Quan, ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và dâng Bình Ngô sách. Ông được Lê Lợi tin dùng và đã góp công rất lớn trong việc đưa khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng lợi. • Đầu năm 1428, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo. • Năm 1439, về ở ẩn tại Côn Sơn. 1440 được Lê Thái Tông mời ra giúp việc nước. • 1442: oan án Lệ Chi Viên “tru di tam tộc”.
  7. • Tiểu kết: • Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng của dân tộc, toàn đức toàn tài, một nhà văn hoá lớn. • Là người luôn bị đố kị, gièm pha và phải chịu án oan thảm khốc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. - Năm1890 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hoá thế giới. B. Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi: 1. Những tác phẩm chính •Ở bậc THCS đã được học Côn Sơn ca, Nước Đại Việt ta (khổ đầu tác phẩm Bình Ngô đại cáo). Học kỳ I vừa rồi đã được học Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43). Loại Hán Nôm Lịch sử • Lam Sơn thực lục. • Văn bia Vĩnh Lăng Địa lý • Dư địa chí Quân sự • Quân trung từ - chính mệnh tập. trị Bình Ngô đại cáo. Văn học Ức Trai thi tập Quốc âm thi tập. Nguyễn Trãi đã có những đóng góp rất quan trọng trên nhiều phương diện cho nền văn hóa dân tộc nói chung và văn học nói riêng. • Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất: Những tác phẩm chính luận của Nguyễn Trãi: + Quân trung từ mệnh tập: Gồm những thư từ gửi cho tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều Minh. Được đánh giá là tập văn chiến đấu “có sức mạnh của mười vạn quân” (Phan Huy Chú). + Bình Ngô đại cáo: Là bản tuỵên ngôn về độc lập dân tộc, bản cáo trạng tội ác kẻ thù và là bài ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, bản tuyên ngôn về nhân nghĩa. Tác phẩm được đánh giá là “áng thiên cổ hùng văn”. + Ngoài ra còn có các chiếu biểu viết dưới triều Lê.
  8. • Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các tác phẩm chính luận của Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. • Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc: Hai tập thơ Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập ghi lại hình ảnh Nguyễn Trãi vừa là người anh hùng vĩ đại vừa là con người trần thế. Con người anh hùng: + Tư tưởng nhân nghĩa hoà quyện với yêu nước, thương dân. Luôn đấu tranh vì chân lí. + Phẩm chất thanh cao như cây tùng, cây mai. Con người trần thế: + Nguyễn Trãi đau nỗi đau của con người trước thói đời đen bạc và trước những nghịch cảnh éo le trong xã hội cũ . + Nguyễn Trãi cũng yêu tình yêu của con người: Yêu thiên nhiên, yêu quê hương, gia đình, bạn bè C. Kết luận: - Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc có tầm cỡ nhân loại. Ông có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hoá, văn học dân tộc. - Về nội dung, văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo. - Về nghệ thuật, văn chương Nguyễn Trãi có những đóng góp lớn ở nhiều bình diện từ thể tài, ngôn ngữ đến hình tượng thơ Ông chính là người đưa văn học trung đại của dân tộc phát triển đến đỉnh cao. II.Luyện tập: Viết đoạn văn khoảng 20-30 dòng nói lên cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Tiết 65,66,67: BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO ( TÁC PHẨM) • Những nội dung cơ bản cần nắm: A. Tìm hiểu chung: 1. Nhan đề tác phẩm Nhan đề tác phẩm có nghĩa: + Tuyên bố rộng rãi về việc dẹp xong giặc Ngô. + Tuyên bố long trong về việc dẹp xong giặc Ngô. 2. Hoàn cảnh sáng tác
  9. Sau khi quân Minh bị đánh đuổi khỏi nước ta, đầu năm 1428, Nguyễn Trãi vâng lệnh Lê Lợi viết bài cáo này để công bố trước toàn dân. 3. Thể loại Thể cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.được viết theo lối văn biền ngẫu, thuộc loại văn chính luận, có mục đích tuyên bố, tuyên ngôn. B. Đọc hiểu văn bản: 1. Luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến. a. Tư tưởng nhân nghĩa là cơ sở lí luận của cuộc kháng chiến - Nhân có nghĩa là lòng thương người, nghĩa là lẽ phải. Nhân nghĩa có nghĩa là thương người mà làm theo điều phải. - Việc đấu tranh chống giặc là việc làm nhân nghĩa. - Mục đích của việc làm nhân nghĩa: + Để đời sống nhân dân được yên ổn. + Để trừng phạt kẻ có tội, kẻ bạo ngược. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. b. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc: NT khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẵng vì mỗi dân tộc có: + Nền văn hiến riêng. + Có phong tục tập quán. + Có các triều đại làm chủ. + Có anh hùng hào kiệt. Các dân tộc có quyền lợi như nhau, bình đẳng với nhau. Lời văn là lời khẳng định quyền độc lập, quyền tự chủ của dân tộc. Câu văn sóng đôi thể hiện được niềm tự hào dân tộc. Những lí lẽ đó đã trở thành chân lí. 2. Kể tội ác của giặc Minh Giặc Minh xâm lược nước ta, cai trị đất nước ta gây ra bao tội ác: + Lừa dối nhân dân ta.
  10. + Tàn sát dã man những người vô tội. + Bóc lột nhân dân ta bằng chính sách thuế khoá nặng nề. + Bắt phu phen, phục dịch. + Vơ vét tài sản. + Hủy hoại nền văn hóa Đại Việt. Tội ác của giặc chồng chất, man rợ. Lời văn thể hiện được thái độ căm phẫn, tức giận. Hành động của giặc là phi nghĩa, cần phải diệt trừ. - Những khó khăn, gian khổ của buổi đầu cuộc khởi nghĩa: + Binh lực yếu. + Thiếu lương thực + Nhân tài ít. - Kế sách chống giặc của ban chỉ huy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: + Lấy nhân nghĩa làm gốc, lấy trí dũng làm cành. + Đánh vào lòng người: “Mưu phạt tâm công”, đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. + Thực hiện chiến tranh du kích. Đó là những kế sách hợp lí, phù hợp với tình hình đất nước lúc bấy giờ. Nhân dân ta có tinh thần đoàn kết. Chính tinh thần đoàn kết đã mang lại sức mạnh to lớn cho dân tộc ta. • Chiến công nối tiếp chiến công. Lời văn diễn đạt rõ diễn biến từng trận đánh: + Các trận đánh mở màn: Bồ Đằng, Trà Lân. + Các trận đánh giai đoạn giữa: Tây Kinh, Ninh Kiều, Tốt Động, Đông Đô. + Các trận đánh cuối: Chi Lăng, Mã Yên. - Khi chiến thắng, nghĩa quân Lam Sơn vẫn giương cao ngọn cờ nhân nghĩa: + Để dân nghỉ sức. + Mở đường hiếu sinh. Nghệ thuật: Để diễn tả các trận đánh, NT đã dùng nhiều biện pháp nghệ thuật. d. Lời tuyên bố độc lập. - Biết ơn công đức của tổ tông. Ca ngợi truyền thống yêu nước của dân tộc. - Tuyên bố rộng rãi cho nhân dân biết nền độc lập của dân tộc.
  11. Nội dung củng cố bài học: - Bài cáo tổng kết mười năm cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi. Bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hòa bình. - Bút pháp anh hùng ca đậm chất sử thi với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, tương phản, kiệt kê, hình ảnh sinh động, hoành tráng. - Lập luận chặt chẽ, hợp lí, lời lẽ hùng hồn, tác phẩm xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn. II.Luyện tập: • Đại cáo bình Ngô được coi là bản tuyên ngôn độc lập, tác phẩm có mang ý nghĩa tuyên ngôn về quyền sống con người không? Hãy lí giải. • Đại cáo bình Ngô có sự kết hợp hài hòa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương, em hãy phân tích để làm sáng tỏ đặc điểm này về các mặt: kết cấu, lập luận, nghệ thuật sử dụng từ ngữ, xây dựng hình tượng, nghệ thuật sử dụng câu văn, nhịp điệu. Tiết 68: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA ( THÂN NHÂN TRUNG) • Những nội dung cơ bản cần nắm: A. Tiểu dẫn: 1. Vài nét về tác giả Thân Nhân Trung (1418- 1499): Quê quán: làng Yên Ninh- huyện Yên Dũng (Bắc Giang). - Đỗ tiến sĩ năm 1469, nổi tiếng văn chương, được Lê Thánh Tông tin dùng. - Được phong là Phó nguyên soái trong Tao đàn văn học do Lê Thánh Tông sáng lập. 2. Thể văn bia: - Là những bài văn khắc trên bia đá. - Mục đích: ghi chép những sự việc trọng đại hoặc tên tuổi, cuộc đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau. B. Đọc- hiểu văn bả 1. Bố cục: 3 phần + P1: Vai trò quan trọng của hiền tài. + P2: Những việc làm khuyến khích hiền tài của các thánh đế minh vương. + P3: Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ. 2. Tìm hiểu văn bản: a. Vai trò quan trọng của hiền tài:
  12. - Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: Người tài cao, học rộng, có đức độ là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. Luận điểm được triển khai qua cách so sánh đối lập: Nguyên khí thịnh Nguyên khi suy Đ/n nhiều hiền tài Đ/n hiếm hiền tài Thế nước mạnh Thế nước suy Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh – suy của đất nước. - Phương pháp lập luận: diễn dịch. Khẳng định tính chất rõ ràng, hiển nhiên của chân lí. b. Những việc làm khuyến khích hiền tài của các thánh đế minh vương: - Những việc đã làm: + Đề cao danh tiếng, xướng danh, ghi tên ở bảng vàng. + Ban chức tước. + Ban yến tiệc Chưa đủ vì danh tiếng của hiền tài mới chỉ được vang danh ngắn ngủi, lẫy lừng một thời mà ko lưu truyền được lâu dài. - Việc sẽ làm: Khắc bia tiến sĩ. c. Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ: Thể hiện tinh thần trọng người tài của các đấng minh vương. Khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn, hâm mộ, ra sức rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua, giúp nước. Để kẻ ác thì “lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng”. • Là lời nhắc nhở mọi người, nhất là trí thức nhận rõ trách nhiệm với vận mệnh dân tộc. • Luyện tập: • HS rút ra bài học lịch sử sau khi học xong bài, liên hệ thực tiễn ngày nay( nêu dẫn chứng cụ thể). • Đọc thêm : + Tựa trích diễm thi tập ( Hoàng Đức Lương) + Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ( Ngô Sĩ Liên)
  13. + Thái sư Trần Thủ Độ ( Ngô Sĩ Liên) Tiết 69.70: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN ( TRÍCH TRUYỀN KÌ MẠN LỤC-NGUYỄN DỮ) • Những nội dung cơ bản cần nắm: A. . TÌM HIỂU CHUNG: 1. Nguyễn Dữ: - Nguyễn Dữ xuất thân trong gia đình khoa bảng, từng đi thi và đã từng ra làm quan, nhưng không bao lâu thì từ quan về ở ẩn. 2. Truyền kì mạn lục - Tryền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là tác phẩm viết bằng chữ Hán gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Lục là sách, mạn là ghi chép tản mạn, truyền kì là chuyện lạ kì lưu truyền trong dân gian. Truyền kì mạn lục là sách ghi chép lại những câu chuyên lạ trong dân gian. - Vũ Khâm Lân (thế kỉ XVII) khen tặng tác phẩm này là “thiên cổ kì bút”. B. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1.Bố cục: 4 phần. - P1: “Ngô Tử Văn không cần gì cả” Giới thiệu nhân vật và hành động đốt đền tà. - P2: “Đốt đền xong khó lòng thoát nạn” Tử Văn gặp bách hộ Thôi và Thổ thần. - P3: “Tử Văn vâng lời mất” Tử Văn bị bắt, đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương, được tha, nhận lời tiến cử làm quan phán sự ở đền Tản Viên. - P4: còn lại. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa quan phán sự đền Tản Viên và người quen cũ. Lời bình của tác giả. 2. Nhân vật Ngô Tử Văn: a. Phẩm chất của Ngô Tử Văn * Giới thiệu nhân vật: - Tên chữ (tự): Ngô Tử Văn.
  14. Tên tục: Soạn. - Quê quán: người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. - Tính tình: khảng khái, nóng nảy. - Phẩm chất: cương trực, trọng công lí; dũng cảm; giàu tinh thần dân tộc. Tác giả giới thiệu trực tiếp nhân vật một cách ngắn gọn về tên họ, quê quán cụ thể, đặc biệt là tính tình, phẩm chất nổi bật bằng những từ ngữ khẳng định, khen ngợi. * Tính cách ấy được thể hiện : + Sự tức giận trước việc" hưng yêu tác quái" của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân. Cách làm công việc ghê gớm khiến mọi người “lắc đầu, lè lưỡi, lo sợ thay cho chàng” vừa cẩn trọng, vừa công khai, đàng hoàng, quyết liệt. Chàng tự tin vào hành động chính nghĩa của mình, tỏ thái độ chân thành, trong sạch của mình mong được trời đồng tình, ủng hộ. + Thái độ điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe doạ của tên hung thần. + Sự gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm. + Thái độ cứng cỏi bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực. Những việc làm ấy vừa thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm vì dân trừ hại, vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt. b. Sự thắng lợi của cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn - Sự chiến thắng của Ngô Tử Văn sau nhiều gian nguy thử thách có ý nghĩa khẳng định niềm tin chính nhất định thắng tà. Mặt khác, Ngô Tử Văn còn là đại diện cho kẻ sĩ nước Việt; còn tên hung thần vốn là một tên tướng giặc Minh xâm lược, bị bại trận, bỏ xác ở nước ta, nhưng cái hồn tham lam hung ác vẫn tiếp tục quấy nhiễu nhân dân. Đề cao nhân vật Ngô Tử Văn, truyện còn có ý nghĩa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, sự đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác để bảo vệ dân, bảo vệ chính nghĩa. c.Ý nghĩa việc Ngô Tử Văn được nhận chức quan phán sự: - Chức phán sự là chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án- đó là chức quan thực hiện công lý. - Vì chàng dũng cảm bảo vệ công lý, chính nghĩa. Chàng đã giải trừ được tai hoạ, đem lại an lành cho dân. Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt. Đây là một sự thưởng công xứng đáng, có ý nghĩa noi gương cho người sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác bảo vệ công lý. 3. Ngụ ý phê phán
  15. - Đối tượng phê phán trước hết là hồn ma tên tướng giặc xảo quyệt, kẻ đã giả mạo Thổ thần. Kẻ đó lúc sống là giặc xâm lược, lúc chết cũng không từ bỏ dã tâm; sống cũng như chết đều giữ một bản chất thâm lam, hung ác, đáng bị vạch mặt và trừng trị. - Cũng qua sự việc này truyện còn phơi bày hiện thực đầy rẫy những bất công từ cõi trần đến cõi âm: kẻ ác được sung sướng, người lương thiện chịu oan ức; thánh thần ở cõi âm cũng tham của đút bao che cho kẻ ác và cái ác lộng hành; Diêm Vương và các phán quan đại diện cho công lý cũng bị lấp tai, che mắt. 4. Nghệ thuật kể chuyện a. Kết cấu truyện giàu kịch tính b. Cách dẫn dắt truyện khéo léo, cách kể và tả sinh động, hấp dẫn. Nội dung củng cố: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt; đồng thời thể hiện niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà. - Bằng nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, nhân vật được xây dựng sắc nét, tình tiết và diễn biến truyện giàu kịch tính, truyện đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. II. Luyện Tập: • Tóm tắt truyện ( không quá 20 dòng) • Viết đoạn văn bình luận về chi tiết Ngô Tử Văn được nhận chức quan phán sự. Tổ trưởng chuyên môn NHÓM VĂN 10 Lê Thị Thu Thủy