Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 24 môn Ngữ văn Lớp 10 - Trường THPT Thái Phiên

docx 10 trang Đăng Bình 12/12/2023 90
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 24 môn Ngữ văn Lớp 10 - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_tuan_20_21_mon_ngu_van_lop_10_truong_thpt_th.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 24 môn Ngữ văn Lớp 10 - Trường THPT Thái Phiên

  1. Bài : PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (Trương Hán Siêu) I. Kiến thức về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả: - Trương Hán Siêu (?-1354) tự là Thăng Phủ - Quê quán: Phúc Thành-Yên Ninh- Ninh Bình. - Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng. 2. Khái quát bài phú a. Thể phú: - Thể loại phú cổ thể: mượn hình thức đối đáp chủ - khách để thể hiện nội dung. Phú cổ thể có vần, không nhất thiết phải có đối, cuối bài thường được kết lại bằng thơ. - Bài phú sông Bạch Đằng: + Lời văn biền ngẫu, cấu tứ đơn giản, bố cục chặt chẽ. + Ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng, vừa lắng đọng, gợi cảm. Kết hợp giữa tự sự và trữ tình. b. Địa danh sông Bạch Đằng. -Vị trí địa lý: là một nhánh của sông Kinh Thầy đổ ra biển thuộc Quảng Ninh, phía gần Thủy Nguyên, Hải Phòng. -Ý nghĩa lịch sử: ghi dấu nhiều chiến công trong lịch sử giữ nước của dân tộc. c. Hoàn cảnh sáng tác: - Bài phú viết khi Trương Hán Siêu là trọng thần của vương triều nhà Trần trong dịp du ngoạn trên sông Bạch Đằng. Tác giả vừa hoài niệm, nhớ tiếc anh hùng xưa, vừa tự hào chiến thắng giặc ngoại xâm của quân dân ta thời Ngô Quyền và thời Trần (khoảng 50 năm trước) thời Trần Thánh Tông và thời Trần Nhân Tông chống giặc Nguyên Mông thắng lợi. II. Nội dung & Nghệ thuật văn bản. 1. Hình tượng khách. (Khách là sự phân thân của chính tác giả). - Là một con người có tâm hồn phóng khoáng. Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn mở mang tri thức. - Tâm hồn phong phú nhạy cảm, tác giả vừa vui, tự hào vừa buồn đau, nuối tiếc. + Vui trước cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng, tự hào trước dòng sông đã từng ghi bao chiến tích. + Buồn đau, nối tiếc vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, dòng thời gian làm mờ bao dấu vết. 2. Các bô lão. - Là hình ảnh tập thể, có thể là những người dân địa phương, có thể là tác giả hư cấu. - Các bô lão kể với khách các chiến tích trên sông Bạch Đằng. Kể với giọng đầy tự hào, nhiệt huyết. - Sau lời kể là lời suy ngẫm, bình luận về chiến thắng của quân ta. 3. Lời bình luận về chiến thắng trên sông Bạch Đằng. - Nguyên nhân thắng lợi: Trời cho thế hiểm nhưng điều có tính chất quyết định là ta có “ nhân tài giữ cuộc điện an”. Khẳng định sức mạnh, vị trí của con người là cảm hứng mang giá trị nhân văn có tầm triết lí sâu sắc. - Đề cao vai trò, vị trí của con người, các bô lão nhắc lại câu nói của Trần Hưng Đạo: “ Bởi đại vương coi thế giặc nhàn”. Đây là câu nói của người nắm chắc thời thế, binh pháp, thấy rõ vai trò quyết định của bậc danh tướng, đấng anh hùng. 4. Lời ca của khách và chủ
  2. - Ca ngợi chiến công lịch sử của dòng sông Bạch Đằng, khẳng định chân lí “bất nghĩa thì tiêu vong”, khách ca ngợi sự anh minh của “hai vị thánh quân”. - Bài phú thể hiện lòng yêu nước ,niềm tự hào dân tộc: tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất (qua việc ngợi ca các chiến công trên sông Bạch Đằng); tự hào về truyền thống đạo lí nhân nghĩa (qua việc ngợi ca đức lớn của nhân tài, của vua Trần và cũng là đức lớn của dân tộc). III. Luyện tập: Câu1. Hình tượng nhân vật “Khách” trong cuộc dạo chơi hiện lên trong văn bản là ai? Mục đích dạo chơi của “khách” là gì? Câu 2. “Khách” đã dạo chơi những nơi nào? Qua đó, ta thấy “khách” là người có lối sống ra sao? Câu 3. Cảm xúc của “khách” trước khung cảnh thiên nhiên trên sông Bạch Đằng được thể hiện như thế nào trong phần in đậm? Câu 4. Vì sao nói Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học Việt Nam thời trung đại? Bài: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ Phần một: TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI I. Cuộc đời và con người: 1. Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh- Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Xuất thân trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học. 2. Nguyễn Trãi là nhà yêu nước, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. - Nguyễn Trãi nhà yêu nước vĩ đại, suốt đời chiến đấu hi sinh cho độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc, dành nhiều tâm huyết cho xây dựng đất nước sau chiến tranh. - Nguyễn Trãi người anh hùng: nêu cao truyền thống yêu nước bất khuất chống ngoại xâm, nêu cao khí phách kiên cường chống cường quyền bạo ngược. - Nguyễn Trãi danh nhân văn hóa thế giới: Có công lao trong việc giữ gìn chấn hưng văn hóa dân tộc, kết tinh vẻ đẹp văn hóa VN với tinh hoa VH phương Đông thời trung đại. - Nguyễn Trãi là con người toàn tài hiếm có trong lịch sử: nhà tưởng lớn, nhà chính trị lỗi lạc, nhà ngoại giao kiệt xuất, nhà quân sự tài năng, uyên bác về lịch sử, thông hiểu về địa lí, am tường về nghệ thuật âm nhạc, nhà văn nhà thơ lớn. - Nguyễn Trãi là người chịu oan khiên thảm khốc nhất thời phong kiến, vì ngay thẳng, cương trực, ông bị khép vào tội tru di tam tộc. II. Sự nghiệp thơ văn: 1. Những tác phẩm chính. a) Chữ Hán: - Thơ: Ức trai thi tập. (105 bài). - Phú: Chí linh sơn phú. - Văn chính luận: Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập. - Lịch sử: Lam sơn thực lục. - Địa lí: Dư địa chí. - Văn bia: Văn bia Vĩnh Lăng. b) Chữ Nôm:
  3. - Quốc âm thi tập (254 bài) 2. Giá trị thơ văn: a) Nguyễn Trãi-nhà văn chính luận kiệt xuất. Tư tưởng chủ đạo: Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nươc thương dân Nghệ thuật: Đạt tới trình độ mẫu mực, có sự kết hợp hài hoà giữa tư duy lo gíc và tư duy hình tượng, giữa lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước vời tài năng biện thuyết: hùng hồn, khúc chiết, sắc sảo đầy sức thuyết phục. Đóng góp của Nguyễn Trãi cho sự phát triển văn chính luận là rất lớn và có ý nghĩa thời đại: Nguyễn Trãi là người có ý thức tự giác dùng văn chương chính luận như một vũ khí chiến đấu có hiệu quả cho cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì quyền lợi nhân dân, vì lí tưởng nhân nghĩa. b) Nguyễn Trãi - nhà thơ trữ tình sâu sắc. - Nguyễn Trãi “người anh hùng vĩ đại”, phẩm chất của người anh hùng được thể hiện: + Yêu nước, nhân nghĩa và anh hùng. Khi có giặc ngoại xâm thì chống xâm lược, khi hoà bình thì xây dựng đất nước, chống gian thần, vì công lí, vì nhân dân. + Tinh thần sống hết mình cho lí tưởng. - Nguyễn Trãi là “con người đời thường”. + Thơ Nguyễn Trãi có những tình cảm rất đời thường, rất con người: Tình cha con, tình bạn. + Tình yêu cảnh trí thiên nhiên đất nước: Suối côn sơn, sông Bạch Đằng, cửa Đại An, núi Yên Tử, cửa Vân đồn, núi Dục Thuý + Thơ Nguyễn Trãi thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế, độc đáo: Vịnh hoa đào trước gió, vịnh cây chuối bén hơi xuân. “một đoá đào hoa khéo tốt tươi Tưởng xuân mơn mởn thấy xuân cười” “tình thư một bức phong còn kín Gió nơi đâu gượng mở xem” Tóm lại: Thơ Nguyễn Trãi chữ Nôm nhiều hơn chữ Hán, có sự kết hợp hài hoà giữa một tầm vóc tư tưởng vĩ đại với một tầm vóc tư tưởng vĩ đại với một tâm hồn trong sáng giàu chất thơ. Đặc biệt với thơ Nôm Nguyễn Trãi có vị trí khai sáng mở đầu cho sự phát triển của thơ tiếng việt bằng chữ dân tộc. III. Câu hỏi luyện tập: Câu 1. Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Trãi. Câu 2. Kể tên những tác phẩm chính của Nguyễn Trãi? Câu 3. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua một số bài thơ mà anh (chị) đã học. Câu 4. Vì sao có thể nói Nguyễn Trãi là “nhà văn chính luận kiệt xuất”? Phần hai: TÁC PHẨM ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ I. Khái quát bài cáo. 1. Hoàn cảnh sáng tác: - Cuộc kháng chiến chống quân Minh do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1418 – 1427 đã kết thúc thắng lợi. - Đầu năm 1428 Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô nhằm tổng kết cuộc kháng chiến và tuyên bố cho toàn dân về sự ra đời của một triều đại mới, mở ra một thời đại mới hoà bình, độc lập dân tộc. 2. Nhan đề, thể loại:
  4. a) Nhan đề: - Đại cáo: Bản báo cáo quốc gia trọng đại về việc dẹp yên giặc Ngô. - Từ Ngô để chỉ giặc Minh mang sắc thái tình cảm khinh bỉ và căm thù. b) Thể loại. Cáo là thể văn hành chính thời xưa mà nhà vua, triều đình thường dùng để ban bố rộng khắp cho toàn dân biết chủ trương hay một sự kiện trọng đại của quốc gia. II. Nội dung và Nghệ thuật bài cáo: 1. Đoạn 1: Nêu luận đề chính nghĩa Nội dung: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng cốt lõi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn + Khẳng định hùng hồn quyền độc lập dân tộc của nước ta trên các phương diện: Văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, nhân tài. + Sự khẳng định toàn diện, sâu sắc và tiến bộ về độc lập, chủ quyền dân tộc. + Đặt nước ta ngang hàng với các nước phương Bắc, từ đó khẳng định quyền độc lập tự chủ của nước Đại Việt Nghệ thuật: - Câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng - Biện pháp so sánh, đối lập. - Giọng văn hùng hồn, đanh thép. Nghệ thuật lập luận chặt chẽ. 2. Đoạn 2: Tố cáo tội ác của kẻ thù Nội dung: Bản cáo trạng đanh thép tội ác của kẻ thù + Tố cáo tội tàn sát, hành hạ người vô tội của giặc Minh. + Gây hoạ chiến tranh. + Thuế khoá nặng nề. + Bóc lột sức lao động, đẩy nhân dân vào chỗ hiểm nguy. + Tội ác kẻ thù chồng chất, trời và người đều không thể dung tha. Nghệ thuật: cụ thể, kết hợp với khái quát, liệt kê, sử dụng nhiều động từ mạnh, ngắt nhịp và sử dụng câu văn dài ngắn linh hoạt. 3. Đoạn 3: Quá trình chinh phạt gian khổ nhưng tất thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Nội dung: Bài ca ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: - Hình tượng người anh hùng Lê Lợi và những khó khăn buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: + Hình tượng Lê Lợi: Con người bình thường ở nguồn gốc xuất thân; Con người có phẩm chất cao quí của người lãnh đạo: căm thù giặc sâu sắc; có hoài bão, lí tưởng lớn; có quyết tâm cao thực hiện lí tưởng. + Khó khăn của khởi nghĩa: binh lực yếu kém; nhân tài hiếm hoi; quân giặc mạnh - Giai đoạn phản công gắn liền với những chiến công liên tiếp + Nguyên nhân chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn: tinh thần đoàn kết vượt qua khó khăn. + Thắng lợi của ta: sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay, sạch không kình ngạc, tan tác chim muông, trút sạch lá khô, phá toang đê vỡ. + Sự thất bại thảm hại của kẻ thù: máu chảy thành sông, máu trôi đỏ nước, thây chất đầy nội, thây chất đầy đường. - Tinh thần nhân nghĩa của dân tộc ta: sau chiến thắng tha mạng sống cho kẻ thù, cung cấp lương thực, phương tiện cho chúng về nước - Nghệ thuật: các động từ mạnh, điệp từ + liệt kê, nhịp điệu dồn dập, sảng khoái, âm thanh hào hùng 4. Đoạn 4: Tuyên bố chiến quả, khẳng định nền độc lập - Tuyên bố nền độc lập tự chủ của dân tộc đã được lập lại
  5. - Rút ra bài học lịch sử: sự thay đổi nhưng thực chất là sự phục hưng(bĩ rồi lại thái, hối rồi lại minh) là nguyên nhân, là điều kiện để thiết lập sự vững bền. - Bài cáo kết thúc trong viễn cảnh tươi sáng, huy hoàng của đất nước: Bản tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt. Bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hòa bình. Là áng văn chính luận chặt chẽ, đanh thép . Lời tuyên cáo đạt đến trình độ mẫu mực. III. Câu hỏi luyện tập: Câu 1. Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện như thế nào ở đoạn 1 bài Đại cáo bình Ngô? Câu 2. Chứng minh đại cáo bình Ngô là bản cáo trạng đanh thép tội ác của giặc Minh. Câu 3. Hình tượng người anh hùng Lê Lợi được Nguyễn Trãi khắc họa như thế nào trong bài Đại cáo bình Ngô? Câu 4. Những nét chính về nghệ thuật của bài Đại cáo bình Ngô? Bài: TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Tính chuẩn xác trong văn thuyết minh a) Tính chuẩn xác Tính chuẩn xác là tri thức được trình bày trong văn bản thuyết minh cần phải chuẩn mực, khách quan, khoa học, đáng tin cậy. b) Văn bản thuyết minh cần tính chuẩn xác vì: - Mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp những tri thức về sự vật hiện tượng, giúp cho người đọc, người nghe hiểu biết chính xác hơn và phong phú. - Tri thức trong văn bản thuyết minh thiếu chính xác, thuyết minh không còn ý nghĩa và mục đích của thuyết minh cũng không đạt được. Cho nên chuẩn xác là yêu cầu quan trong nhất của thuyết minh. c) Một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh - Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết. - Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, tìm được tài liệu có giá trị của các chuyên gia, các nhà khoa học có tên tuổi, của cơ quan có thẩm quyền về vấn đề cần thuyết minh. - Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những thông tin mới và những thay đổi thường có. 2. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh a) Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh - Thuyết minh hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe càng nhiều thì tác dụng XH càng lớn. - Tính hấp dẫn là vô cùng cần thiết trong văn thuyết minh. b) Một số biện pháp nhằm tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh - Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ - So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc, người nghe. - Kết hợp và sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hóa linh hoạt, không đơn điệu. - Khi cần, nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh (một thắng cảnh, một di tích ) được soi rọi từ nhiều mặt. 3. Luyện tập Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
  6. Con người từ khi sinh ra đã có một sự thông minh vượt bậc so với các loài động vật khác. Bởi thế mà họ đã sáng tạo ra nhiều thứ để nhằm phục vụ cho cuộc sống của mình. Một trong những phát minh có tính ứng dụng cao của con người chính là những vật dụng thiết yếu hàng ngày. Trong đó có chiếc kính đeo mắt. Chiếc kính đầu tiên được ra đời ở Ý vào năm 1920. Chiếc kính thô sơ nhất ban đầu chỉ gồm hai mắt kính nối với nhau bằng hai sợi dây rồi đè lên sống mũi. Vào năm 1930, để việc mang kính được dễ dàng hơn, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn đã sáng tạo ra hai gọng kính. Có nhiều loại kính khác nhau tuy nhiên về cấu tạo chung của chúng là giống nhau. Kính mắt bao gồm hai bộ phận chính là tròng kính (mắt kính) và gọng kính. Tròng kính được làm từ nhựa tổng hợp hoặc thủy tinh khúc xạ ánh sáng. Tròng kính có thể chống được các tia UV, tia cực tím của ánh sáng Mặt Trời. Tròng kính có hình tròn hoặc vuông, có kích thước sao cho phù hợp với gọng kính. Thường trước khi chọn tròng kính, người mua sẽ chọn gọng kính trước. Gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của chiếc kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và làm khung cho mỗi chiếc kính. Thông thường, gọng kính được làm từ nhựa bền, nhẹ, có nhiều màu sắc hoặc có thể làm bằng kim loại. Gọng kim loại cứng cáp và chắc chắn hơn gọng nhựa, tuy nhiên do nặng hơn cũng như giá thành cao hơn nên gọng kim loại ít được ưa chuộng. Ngày nay còn có loại gọng kính được làm bằng titan nhẹ bền đẹp nhưng giá thành khá cao nên cũng chưa phổ biến. Ngoài ra, kính còn các bộ phận, chi tiết nhỏ như ốc, vít để kết nối các bộ phận với nhau. Từ khi ra đời, chiếc kính đã có nhiều chủng loại khác nhau, Có kính râm, kính thuốc, kính thời trang Tùy chức năng của người dùng mà lựa chọn các loại kính khác nhau. Chẳng hạn kinh thuốc dùng cho những người có tật về mắt: cận, viễn, loạn. Đa số người dùng kính để khắc phục những bệnh về mắt của mình. Kính râm là loại kính khá khác so với kính thuốc. Nếu tròng kính của kính thuốc thường nhỏ, dày thì tròng kính của kính râm to hơn, mỏng hơn. Tròng kính của kính thuốc thường làm bằng thủy tinh thì kính râm thường là nhựa tổng hợp, có màu sắc bắt mắt. Kính râm có khả năng chống tia UV cao hơn so với các loại kính khác. a. Đoạn văn trên thuyết minh về đề tài gì? b. Có thể xem đoạn văn trên là đoạn văn thuyết minh đầy đủ về kính đeo mắt hay không? Vì sao? c. Chỉ ra tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản trên? Bài PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH 1. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh. a) Khái niệm: Phương pháp thuyết minh là hệ thống những cách thức sử dụng để đạt được mục đích thuyết minh. - Phương pháp thuyết minh phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu thuyết minh, xuất phát từ mục đích, yêu cầu thuyết minh mà lựa chọn sao cho phù hợp. b) Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh. Phương pháp thuyết minh giúp người viết hoàn thành tốt một văn bản thuyết minh, có thể trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc và đạt hiệu quả cao. 2. Một số phương pháp thuyết minh
  7. a) Các phương pháp thuyết minh đã học: định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, so sánh, phân loại, phân tích. b) Một số phương pháp thuyết minh: - Thuyết minh bằng cách chú thích: - Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả. 3. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh. Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc: - Không xa rời mục đích thuyết minh - Làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng - Làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú. III. Câu hỏi luyện tập: Anh (chị) hãy cho biết trong mỗi ví dụ nêu dưới đây, tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh cụ thể nào: a) Bầu sinh quyển như một tấm chăn bao bọc bảo vệ quả đất khỏi sức nóng và tia bức xạ của Mặt Trời. Nhưng giờ đây, tấm chăn này đã bị thủng và nhiệt của Mặt Trời lọt qua làm cho khí hậu của Trái Đất nóng lên. Các nhà khoa học gọi hiện tượng nóng lên này là hiệu ứng nhà kính. (Hiệu ứng nhà kính, trong tạp chí KCT – Tri thức là sức mạnh, số 5 – 1997) b) Không có gì trừu tượng hơn là con số, nhất là khi con số vượt quá tầm tưởng tượng của người đọc. [ ] Độc giả sẽ hoàn toàn thờ ơ khi đọc thấy ngân sách giáo dục năm học 1998- 1999 là 10.365.000.000.000 đồng. [ ] cần phải so sánh con số này với một con số hiển nhiên, hoặc tính ra tỉ lệ phần trăm. Trong trường hợp trên, thử chia ngân sách dành cho giáo dục cho tổng sô học sinh phổ thông và sinh viên trong cả nước [ ]. Ta sẽ có một con số cụ thể là mỗi học sinh được đầu tư 482.000 đồng trong cả một năm học. Cũng có thể nói cách khác, rằng ngân sách giáo dục năm nay bằng 11,54% tổng ngân sách, trong khi con số năm ngoái chỉ là 10,56% [ ]. (L. Héc-vu-ê, Viết cho độc giả, Hội Nhà báo Việt Nạm, Hà Nội, 1999) c) Còn tức là cầu: quả cầu làm bằng vải màu, trong độn rơm hoặc trấu. Hai bên trai gái xếp hàng chữ nhất, đứng cách nhau chừng vài mươi bước, một bên tung lên, bên kia bắt lấy, rồi lại tung trở lại. Bên nào không bắt được, bị coi là thua và thua là phải tháo gỡ một vật gi mang trong người để đưa cho bên thắng. [ ] Nhưng sau chót, định đoạt xong được thua rồi, người được cũng trả lại đồ cho bên thua và cả hai bên cùng uống rượu say sưa trong một tình thương yêu bát ngát. (Vỡ Bằng, Thương nhớ mười hai, Sđd) d) Ít ai trong chúng ta nghĩ rằng hoa cũng có thể là một thứ lịch, hay một thứ đồng hồ. Nhưng sự thực là như thế. Có nhiều loài hoa chỉ nở vào một giờ nhất định trong ngày. Hoa mười giờ nở vào lúc 10 giờ sáng ; hoa thổ nhân sâm nở vào lúc 5 giờ chiều ; hoa phấn yên chỉ nở vào lúc hoàng hôn ; hoa dạ hương nở vào lúc 10 giờ đêm ; hoa quỳnh nở vào 12 giờ đêm, Ngoài những loài hoa chỉ thị giờ, ta còn thấy nhiều loài hoa chỉ thị cho mùa nữa. Ở Việt Nam, hoa chỉ thị cho mùa xuân là hoa đào, hoa mai ; hoa chỉ thị cho mùa hè là hoa phượng ; hoa chỉ thị cho mùa thu là hầu hết các loài cúc, đặc biệt là cúc mọc hoang dại như cúc trắng dại, ngải cứu, Riêng mùa đông, cây cối thu mình lại để chuẩn bị cho sự sinh sản vào những mùa thuận lợi của năm sau nên các loài hoa chỉ thị cho mùa này hiếm hơn – tiêu biểu là hoa ban mọc ở vùng núi Tây Bắc của nước ta. (Theo Đỗ Mạnh Hùng, Các loài hoa kì lạ, trong Sách lịch kiến thức phổ thông, NXB Khoa học và kĩ thuật, 1995)
  8. Bài HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA -Thân Nhân Trung- I/Tìm hiểu chung: 1/Tác giả: -Thân Nhân Trung (1418-1499), tự là Hậu Phủ, người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) -Ông đỗ Tiến sĩ năm 1469, là người nổi tiếng văn chương, được Lê Thánh Tông tin dùng. Khi thành lập hội Tao đàn, Lê Thánh Tông ban cho ông và Đỗ Nhuận là Tao đàn phó nguyên súy. 2/Tác phẩm: -Hoàn cảnh sáng tác: Để phát triển giáo dục, khuến khích nhân tài, từ năm 1439 trở đi, nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lệ xướng danh, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao. Bài Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh bi kí do Thân Nhân Trung soạn năm 1484 thời Hồng Đức. Đây là trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu (Hà Nội) II/ Nội dung và nghệ thuật 1/Vai trò của người hiền tài đối với đất nước: -Khái niệm "hiền tài": người tài cao, học rộng và có đạo đức -Vai trò của người hiền tài: Hiền tài có vai trò quyết định sự hưng thịnh của đất nước, góp phần làm nên sự sống còn của quốc gia và xã hội. 2/Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ: -Thể hiện tinh thần trọng người tài của các đấng minh vương: "khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết", để kẻ ác "lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng " -Là lời nhắc nhỏ đối mọi người, nhất là trí thức nhận rõ trách nhiệm của mình đối với vận mệnh dân tộc 3. Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ - Thời nào thì hiền tài cũng là "nguyên khí của quốc gia", phải biết quý trọng nhân tài. - Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước - Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta: giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài. Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. III/Tổng kết: 1/Giá trị nội dung: -Thấy được vai trò của hiền tài đối với quốc gia dân tộc -Thể hiện tấm lòng của Thân Nhân Trung đối với sự nghiệp xây dựng đất nước. 2/Giá trị nghệ thuật: -Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng -Lời lẽ sắc sảo, thấu lí, đạt tình IV. Câu hỏi ôn tập 1. Thế nào là người hiền tài? 2. Ý nghĩa của việc dựng bia tiến sĩ? 3. Ở địa phương em đã làm gì để thu hút và trọng dụng người hiền tài?
  9. Bài LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH I/Đoạn văn thuyết minh 1/Khái niệm đoạn văn: -Đoạn văn là một bộ phận của bài văn, gồm từ hai câu văn trở lên, thể hiện một chủ đề -Yêu cầu: đoạn văn cần đạt 3 yêu cầu +thể hiện một chủ đề duy nhất +liên kết chặt chẽ với các đoạn đứng trước và sau nó +diễn đạt chính xác, trong sáng 2/Bảng so sánh giữa đoạn văn thuyết minh và đoạn văn tự sự Đoạn văn thuyết minh Đoạn văn tự sự Giống nhau Đảm bảo những yêu cầu của một Đảm bảo những yêu cầu của một đoạn văn đoạn văn Khác nhau Đồng thời đảm bảo Chỉ cần đảm bảo tính hấp dẫn tính chuẩn xác và tính hấp dẫn 3/Đoạn văn thuyết minh đầy đủ gồm 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn Nhưng cũng có thể chỉ gồm 2 phần: mở và thân đoạn hoặc thân và kết đoạn -Hoàn toàn có thể sắp xếp các câu, các ý trong đoạn văn thuyết minh theo các trình tự trên và cách sắp xếp đó phù hợp với dàn ý văn thuyết minh và đối tượng thuyết minh. II/Viết đoạn văn thuyết minh: *Tìm hiểu ví dụ: -Chủ đề đoạn văn: quan niệm của Anh-xtanh về thời gian tương đối -Câu chủ đề: "Với Anh-xtanh của người quan sát -Phương pháp thuyết minh: nêu ví dụ và con số cụ thể, chứng minh -Trình tự diễn dịch từ khái quát đến cụ thể -Đoạn văn đáp ứng 2 yêu cầu: chính xác và cụ thể *Đề văn: Thuyết minh về con người và sự nghiệp khoa học của nhà bác học Anh-xtanh A-Mở bài: B-Thân bài: 1/Cuộc đời 2/Sự nghiệp a/Thuyết tương đối b/Quan niệm về thời gian tương đối C-Kết bài III/Luyện tập: * Đề 1: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi (Tài liệu SGK- Tác gia của Việt Nam) 1/Cuộc đời: -Quê quán, gia đình -Hoàn cảnh lịch sử -Công lao của Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và buổi đầu nhà Lê -Bi kịch Lệ Chi Viên 2/Sự nghiệp: a/Văn: -Nội dung tư tưởng chính
  10. -Đặc sắc nghệ thuật -Những tác phẩm tiêu biểu b/Thơ: -Nội dung tư tưởng chính -Nghệ thuật -Những tác phẩm chính * Viết một đoạn văn thuyết minh về một nhân vật mà em yêu thích (để lại nhiều ấn tượng nhất- tác giả nước ngoài): Vài nét về Ốt-Xtơ-rốp- xki Ốt-Xtơ-rốp- xki(1904-1936) là nhà văn Xô Viết. Ông nổi tiếng trên toàn thế giới bởi truyện dài có tính tự truyện " Thép đã tôi thế đấy". ông sinh ra trong một gia đình công nhân nghèo ở phố U-crai- na, và chỉ đi học có 3 năm, từ năm 12 tuổi phải đi làm thuê. Năm 15 tuổi ông vào Đoàn Thanh niên Cộng sản, hai mươi tuổi trở thành Đảng viên. Ông bị thương nặng trong cuộc nội chiến. Năm 1926 bệnh trở nên trầm trọng, hai mắt bị mù, nằm liệt trên giường. Thế nhưng không vì thế mà ông mất đi lí tưởng cách mạng và quyết tâm sống. Trên giường bệnh, ông đã tốt nghiệp đại học hàm thụ và đọc cho vợ viết cuốn tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy, xây dựng mootjhinhf tượng anh hùng cách mạng cổ vũ hàng triệu thanh niên Pa-ven Coóc- sa-ghin. Cuốn sách không chỉ thể hiện sự cảm thụ cuộc sống chân thực của chính tác giả, mà còn có sự truyền cảm lớn. Ốt-Xtơ-rốp- xki còn viết một truyện dài khác đặt tên là Sinh ra trong giông bão, kế hoạch gồm ba tập. Đáng tiếc là ông đã mất ngày 26 tháng 12, lúc mới in xong tập 1. năm đó, ông mới 32 tuổi. IV.Câu hỏi 1. Cách triển khai viết đoạn trong bài văn thuyết minh. 2. Thuyết minh về một nhân vật trong một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất. *Lưu ý: - Học sinh soạn đầy đủ các câu hỏi luyện tập, bài tập luyện tập vào vở soạn. - Nộp vở soạn cho GVBM để chấm lấy điểm 15 phút hoặc cộng điểm 15 phút. Hết