Đề cương tự học nghỉ dịch Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi

pdf 4 trang thuongdo99 3370
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương tự học nghỉ dịch Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_tu_hoc_nghi_dich_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020_tr.pdf

Nội dung text: Đề cương tự học nghỉ dịch Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi

  1. NỘI DUNG TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP 9 TRONG THỜI GIAN NGHỈ PHÒNG CHỐNG DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP Từ 10/02/2020 đến 16/02/2020 * Nội dung: Ôn toàn bộ kiến thức từ học kì 1 đến tuần 23. * Luyện viết đoạn văn nghị luận xã hội ĐỀ 1: Hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em quan niệm về người anh hùng trong thời đại ngày nay. ĐỀ 2: Hãy trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. ĐỀ 3: Trong chương trình phát sóng trên kênh VTV 1(Đài truyền hình Việt Nam) có chuyên mục: Việc tử tế nhằm tôn vinh những hành động đẹp, tấm gương đẹp trong cuộc sống. Vậy những việc tử tế ấy tác động như thế nào đối với đời sống xã hội. Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. ĐỀ 4: Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về giá trị của tinh thần lạc quan. ĐỀ 5: Thể hiện bản thân là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường. * Thực hành dạng đề thi vào 10: Đề 1 Phần I: (6,0 điểm ) Cho đoạn trích: Anh thanh niên đang nói, dừng lại. Và tại sao họa sĩ cảm giác mình bối rối? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẹ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe? Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài. (Trích SGK Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam) 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. (1 điểm) 2. Vì sao ông họa sĩ có cảm giác mình bối rối? (1 điểm) 3. Chỉ ra một câu nghi vấn và một thành phần biệt lập trong đoạn văn trên. (1 điểm) 4. Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo phương pháp lập luận tổng hợp-phân tích-tổng hợp nêu cảm nhận của em về anh thanh niên trong truyện ngắn trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp (gạch chân chỉ rõ). (3 điểm)
  2. Phần II: (4,0 điểm) Hình ảnh vầng trăng với vẻ đẹp trong trẻo, thanh khiết vốn là nguồn cảm hứng làm say đắm biết bao tâm hồn thi sĩ từ cổ chí kim. Có một nhà thơ đã từng tâm niệm: “Vầng trăng thành tri kỉ” Và sau đó cảm xúc trước trăng, nhà thơ đã viết rất chân thành: “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.” 1. Bài thơ “Ánh trăng” ra đời trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào tới điều mà tác giả muốn gửi gắm? (1 điểm) 2. Hai khổ thơ trên có hình ảnh nào lặp lại ở khổ đầu? Theo em, sự trở lại của những hình ảnh ấy mang những ý nghĩa gì? (1 điểm) 3. Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy gợi nhắc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”. Đó chính là đạo lí, lẽ sống của dân tộc ta. Bản thân em có suy nghĩ gì về đạo lí ấy. Hãy trình bày ý kiến của mình trong một văn bản ngắn (khoảng 2/3 trang giấy thi). (2 điểm) Đề 2 I. Phần I (7 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí! ( SGK ngữ văn 9 tập một – NXB Giáo dục) 1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác?
  3. 2. Xét về cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên. 3. Cụm từ “đôi tri kỷ” gợi cho em suy nghĩ gì về tình bạn đẹp (trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em). 4. Bằng một đoạn văn theo phương pháp lập luận quy nạp (khoảng 12 câu) phân tích đoạn thơ trên để thấy được cơ sở bền chặt hình thành nên tình đồng chí của người lính. Trong đoạn văn có sử dụng một phép lặp để liên kết và một thành phần phụ chú (gạch chân dưới phép lặp và thành phần phụ chú). Phần II (3 điểm) Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” tác giả Lê Anh Trà có viết: “Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay, đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kỳ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người để trở thành một nhân cách Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại [ ]. (SGK ngữ văn 9 - tập 1) 1. Gọi tên các cụm từ: rất Việt Nam, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại. 2. Nêu khái quát vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh? 3. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của thanh niên ngày nay. Đề 3: PHẦN I (6 điểm) Cho những câu thơ sau: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” (Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB giáo dục) 1. Những câu thơ trên được trích từ văn bản nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản đó? 2. Hình ảnh “bếp lửa” và “ngọn lửa” trong những câu thơ trên có ý nghĩa khác nhau như thế nào? 3. Từ dòng hồi tưởng về kỷ niệm tuổi thơ và tình bà cháu, người cháu đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà. a. Chép chính xác đoạn thơ thể hiện chủ đề được nêu trong câu văn trên.
  4. b. Hãy triển khai chủ đề trên thành một đoạn văn nghị luận theo phép lập luận quy nạp, có độ dài khoảng từ 10 đến 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thế (Gạch dưới câu bị động và phép thế). 4. Trong chương trình Ngữ văn THCS có nhiều tác phẩm viết về tình cảm gia đình. Kể tên một tác phẩm và ghi rõ tên tác giả. Phần II. (4 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau: Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một thứ ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người chúng ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Những người nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn. (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ) 1. Tìm và phân tích cấu tạo của câu ghép có trong đoạn văn trên 2. Theo em, tại sao mỗi tác phẩm lớn lại rọi được “vào bên trong chúng ta một thứ ánh sáng riêng”? 3. Trong cuộc sống hiện đại, một bộ phận không nhỏ giới trẻ có phần hờ hững với việc đọc, tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp của các tác phẩm văn chương mà thay vào đó họ tìm đến các trang báo mạng, có khi đoc các loại sách ít giá trị: truyện tranh, tiểu thuyết ngôn tình Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên?