Đề khảo sát chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Đông Hưng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Đông Hưng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
de_khao_sat_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_201.doc
Nội dung text: Đề khảo sát chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Đông Hưng (Có đáp án)
- Ubnd huyÖn ®«ng hng ®Ò kh¶o s¸t chän nguån häc sinh giái Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o N¨m häc 2018 – 2019 M«n : ng÷ v¨n 9 ®Ò chÝnh thøc Thêi gian lµm bµi: 120 phót Câu 1: (6 điểm) Em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 300 chữ) với chủ đề: “Sức mạnh của lời nói” Câu 2: (14 điểm) Nhận xét về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, có ý kiến cho rằng: “Văn học cách mạng ngay khi phải tập trung vào những vấn đề bức xúc và hệ trọng của vận mệnh dân tộc vẫn không hề bỏ quên những tình cảm gần gũi, muôn thuở của con người”. Hãy làm sáng tỏ “tình cảm gần gũi, muôn thuở của con người” qua đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, tập một). Hết Họ và tên: Số báo danh:
- UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Ngữ văn 9 (Thời gian làm bài 120 phút) A/ YÊU CẦU CHUNG: - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của các em. - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo chấm cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn. B/YÊU CẦU CỤ THỂ: Câu 1. ( 6 điểm). I. Yêu cầu chung: - Đề bài yêu cầu kiểm tra năng lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội của thi sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, khả năng bày tỏ suy nghĩ của mình để làm bài. - Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng bài viết phải có những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng; thái độ nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. II. Về yêu cầu cụ thể. 1. Mở bài ( 0,5 điểm) - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận. 2. Thân bài a.Giải thích. ( 0,5điểm) - Lời nói là phương tiện ngôn ngữ dùng để giao tiếp giữa con người với con người - Sức mạnh của lời nói là sự tác động lớn lao của lời nói đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm, của người nghe.
- b Bình luận: (4,0 điểm) -Những lời nói tích cực như lời yêu thương, lời động viên, khích lệ, lời cảm ơn, lời xin lỗi, lời khen, giúp cho người nghe có niềm vui, động lực, tinh thần phấn chấn, có sức mạnh vượt qua khăn tạo đồng thời giúp cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn . (Hs lấy dẫn chứng chứng minh) - Những lời nói tiêu cực như những lời thiếu lịch sự, mỉa mai, chê bai, xúc phạm, những lời nói không đúng sự thật có thể khiến người nghe bị tổn thương, gây mâu thuẫn, xích mích, mất niềm tin. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi mọi thông tin được lan truyền rất nhanh nên một lời nói tiêu cực có thể gây ảnh hưởng đến nhiều người thậm chí gây ra những hậu quả khôn lường. (HS lấy dẫn chứng chứng minh) - Lời nói muốn có tác động tích cực tới người nghe cần thiện chí, chân thành, tránh sự nịnh bợ, giả dối . c. Rút ra bài học (0,5 điểm) - Trong giao tiếp cần hướng tới lời nói mang tính tích cực, phải có ý thức rèn luyện, trau dồi kĩ năng giao tiếp để lời nói có sức mạnh. -Đối với người nghe, cần phải biết chọn lọc và tiếp nhận lời nói một cách tích cực. . Kết bài ( 0,5 điểm) - Khẳng định lại vấn đề nghị luận. -HS liên hệ bản thân. Câu 2. ( 14 điểm). I. Kĩ năng: Yêu cầu học sinh - Biết làm bài văn nghị luận chứng minh về một nhận định văn học. - Hiểu đúng vấn đề, bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, biết lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. - Diễn đạt trôi chảy, văn có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp . II. Kiến thức
- 1. Mở bài ( 1,0 điểm) Giới thiệu được vấn đề nghị luận. 2. Thân bài ( 12 điểm) a. Khái quát: (1,0điểm) - Giải thích nhận định: + Những vấn đề bức xúc, hệ trọng của vận mệnh dân tộc: hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ gian khổ,nhiều mất mát hi sinh nhưng rất hào hùng của dân tộc. +Những tình cảm gần gũi, muôn thuở của con người: tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè,tình yêu quê hương =>văn học cách mạng không chỉ tái hiện cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong cuộc hai cuộc kháng chiến mà còn ngợi ca những tình cảm gần gũi, thiêng liêng, muôn thuở của con người trong đó tình cảm gia đình luôn được đề cao. Một trong số tác phẩm hay viêt về tình cảm gia đình trong chiến tranh là truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. - Nêu hoàn cảnh sáng tác và tóm tắt ngắn gọn tác phẩm Chiếc lược ngà được sáng tác 1966 trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc bé Thu chưa tròn một tuổi. Hòa bình, ông Sáu có dịp về thăm nhà nhưng bé Thu không nhận ra cha vì vết thẹo trên má không giống tấm hình chụp chung với má, em đối xử với ba như một người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương con vào việc làm một chiếc lược ngà để tặng con. Nhưng ông hi sinh trong một trận càn. Trước lúc nhắm mắt,ông chỉ kịp trao cây lược cho người bạn. => Truyện lấy bối cảnh là cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân miền Nam nhưng không đi sâu khai thác hiện thực đời sống chiến trường lại tập trung ca ngợi tình cảm gần gũi,muôn thuở của con người mà là tình cha con thiêng liêng, bất diệt. b. Làm sáng tỏ tình cha con thiêng liêng, bất diệt của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh( 10 điểm)
- HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần biết chọn lọc dẫn chứng để làm sáng tỏ được: *Tình cảm sâu sắc, mãnh liệt của bé Thu dành cho cha(5,0 điểm) - Những ngày ông Sáu về phép, Thu nhất định không nhận ông Sáu là cha, tỏ ra ngờ vực, lảng tránh thậm chí phản ứng lại quyết liệt =>Phản ứng tâm lí của bé Thu là hoàn toàn tự nhiên vì trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá nhỏ để có thể hiểu được những tình huống éo le, khắc nghiệt của đời sống và người lớn cũng chưa lường trước để giải thích cho nó. Trong nhận thức ngây thơ của Thu, em chỉ yêu người cha trong bức ảnh=> Hành động không nhận cha chính là biểu hiện sâu sắc của tình yêu thương cha. - Khi nhận ra cha: +Trong đêm ở nhà ngoại, được ngoại giải thích về vết thẹo bé Thu đã có sự thay đổi. +Trong buổi sáng chia tay, thái độ và hành động của bé Thu có sự thay đổi được biểu hiện ở vẻ mặt và đôi mắt +Lúc ông Sáu chào từ biệt, tình cha con bấy lâu bị kìm nén bỗng vỡ òa, tiếng ba nó cất lên như tiếng xé,nó chạy lại ôm hôn ba, giữ chặt không cho ba đi =>Qua những biểu hiện tâm lí và hành động của bé Thu, ta cảm nhận được tình yêu cha sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng rất đỗi hồn nhiên, ngây thơ. Điều đó chứng tỏ nhà văn rất am hiểu tâm lí trẻ thơ và rất trân trọng những tình cảm ngây thơ, trong sáng của các em. *Tình yêu thương con sâu nặng, tha thiết của ông Sáu (5,0điểm) - Khi xa con, ông Sáu nhớ con da diết và khao khát được gặp con -Khi được gặp lại con ông vô cùng xúc động -Ông khao khát được nghe con gọi tiếng ba - Khi bị con từ chối, ông đau khổ, thất vọng nhưng vẫn gần gũi, quan tâm, chăm sóc con -Khi con nhận cha và thể hiện tình cảm mãnh liệt, ông vô cùng hạnh phúc, vừa xúc động, vừa thương con .
- -Khi trở lại khu căn cứ, ông rất nhớ con, ân hận vì trót đánh con -Ông đã dồn tất cả tình yêu thương và nỗi nhớ con vào việc làm tặng con một cây lược như lời hứa. -Tình yêu con được thể hiện cảm động nhất ở giây phút cuối cùng của cuộc đời => Ông Sáu hi sinh nhưng tình phụ tử thì còn mãi. * Đánh giá chung (1,0 điểm) - Truyện có đề cập đến những đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra .Chính chiến tranh đã làm cho những người thân yêu phải xa lìa nhau, chiến tranh làm khuôn mặt ông Sáu bị biến dạng, chiến tranh khiến cuộc gặp gỡ của hai cha con trở nên éo le và cũng chính bom đạn chiến tranh khiến ông Sáu ra đi mãi mãi. Tuy nhiên truyện không mang đến cảm giác bi lụy mà là tình yêu thương ngập tràn khắp thiên truyện– tình phụ tử thiêng liêng, cảm động. => Chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không bao giờ hủy diệt được tình cảm gia đình thiêng liêng. Chính tình cảm đó là nguồn động lực mạnh mẽ , tiếp thêm sức mạnh cho con người chiến đấu và làm nên chiến thắng. - Về nghệ thuật: Tình huống truyện éo le hấp dẫn ; lựa chọn ngôi kể thích hợp; truyện đặc biệt thành công trong việc miêu tâm lí nhân vật nhất là tâm lí nhân vật trẻ thơ; có nhiều chi tiết chọn lọc,đắt giá, ngôn ngữ giản dị mang màu sắc Nam Bộ. 3. Kết bài ( 1,0 điểm) - Khẳng định lại vấn đề nghị luận - Cảm nghĩ bản thân. HẾT