Đề khảo sát Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017

doc 2 trang thuongdo99 2470
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017.doc

Nội dung text: Đề khảo sát Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017

  1. ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học 2016-2017 Thời gian : 120 phút Ngày kiểm tra : 16 /05/2017 PHẦN I. (5 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi: “Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Ông lão nắm chặt hai tay mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.” ( SGK Ngữ văn 9-tập I- NXBGD) 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Hãy chỉ ra hình thức ngôn ngữ mà nhà văn đã sử dụng để diễn tả tâm trạng của nhân vật trong phần trích trên. Có thể thay đổi vị trí các hình thức ngôn ngữ đó cho nhau được không? Vì sao? 3. Tâm trạng của nhân vật ở đoạn trích được nhà văn khắc họa trong một tình huống đặc sắc. Hãy trình bày nội dung và nêu tác dụng của tình huống ấy. 4. Từ đoạn trích trên và kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của lòng tự trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi người. (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi) PHẦN II. (5 điểm) Kết thúc bài thơ “Viếng lăng Bác” nhà thơ Viễn Phương có viết: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” (SGK Ngữ văn 9- tập II- NXBGD) 1. Theo em, từ “trung hiếu” thuộc từ loại nào? Khi tác giả viết “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” nhà thơ muốn thể hiện ước nguyện gì? 2. Hình ảnh “cây tre” ở khổ thơ trên đã xuất hiện trong khổ thơ nào của bài? Việc lặp lại đó có ý nghĩa gì? 3. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch, em hãy phân tích khổ thơ cuối của bài thơ “Viếng lăng Bác”, trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và phép nối để liên kết câu. (Gạch chân dưới câu ghép và phương tiện làm phép nối) Hết