Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

docx 10 trang Đăng Bình 09/12/2023 340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2020_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút Mức độ nhận thức % Tổng Tổng Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng điểm Kĩ cao TT năng Thời Thời Thời Số Thời Tỉ lệ Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Tỉ lệ gian gian gian gian gian câu (%) ( %) (%) (%) (phút) (phút) (phút) (phút) (phút) hỏi 1 Đọc 15 5 15 5 10 10 0 0 06 20 40 hiểu 2 Làm 25 10 15 10 10 20 10 30 01 70 60 văn Tổng 40 15 30 15 20 30 10 30 07 90 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ 70 30 100 chung Lưu ý: - Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận. - Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm. 1
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Chuẩn kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ nhận Tổng dung Đơn vị kiến kĩ năng cần kiểm tra, thức TT kiến thức/ kĩ đánh giá Vận Nhận Thông Vận thức/kĩ năng dụng biết hiểu dụng năng cao 1 ĐỌC - Đọc hiểu Nhận biết: HIỂU truyện thơ, - Xác định phương thức 3 2 1 0 6 ngâm khúc biểu đạt, thể loại của trung đại văn bản/đoạn trích. (ngữ liệu (Câu 1) ngoài sách giáo khoa). - Xác định nhân vật, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của văn bản/đoạn trích. (Câu 2) - Chỉ ra được thông tin trong văn bản/ đoạn trích. (Câu 3) Thông hiểu: - Hiểu được đặc sắc về nội dung của văn bản/đoạn trích: chủ đề, tình cảm của nhân vật (Câu 5) - Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật của văn bản/ đoạn trích: ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ (Câu 4) Vận dụng: Nhận xét giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức trong văn bản. (Câu 6) 2
  3. Nội Chuẩn kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ nhận Tổng dung Đơn vị kiến kĩ năng cần kiểm tra, thức TT kiến thức/ kĩ đánh giá Vận Nhận Thông Vận thức/kĩ năng dụng biết hiểu dụng năng cao 2 LÀM - Nghị luận Nhận biết: VĂN về đoạn - Xác định được kiểu trích bài nghị luận, vấn đề Truyện cần nghị luận. Kiều: - Giới thiệu thông tin về Trao thời đại, tác giả, tác duyên phẩm Truyện Kiều và (Phần Làm đoạn trích. văn) - Xác định được nội dung, nhân vật, biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích. - Nhận diện được từ cổ, điển tích, điển cố trong văn bản/đoạn trích. Thông hiểu: - Trình bày được nội dung và nghệ thuật đoạn trích: Trao duyên: bi kịch 1* tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời “trao duyên” đầy đau khổ; nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật Thúy Kiều. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng lập dàn ý, tạo lập văn bản, sử dụng các thao tác nghị luận; kĩ năng đọc hiểu tác phẩm để viết được bài văn nghị luận hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề bài. - Nhận xét, đánh giá giá trị của tác phẩm, vai trò của tác giả Nguyễn Du 3
  4. Nội Chuẩn kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ nhận Tổng dung Đơn vị kiến kĩ năng cần kiểm tra, thức TT kiến thức/ kĩ đánh giá Vận Nhận Thông Vận thức/kĩ năng dụng biết hiểu dụng năng cao trong văn học Việt Nam. Vận dụng cao: - Liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận; vận dụng kiến thức lí luận để có những phát hiện sâu sắc, mới mẻ vấn đề nghị luận; - Diễn đạt sáng tạo, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. - Đánh giá được vai trò, ý nghĩa của thông điệp trong đoạn trích đối với cuộc sống, xã hội hiện tại. Tổng 7 Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30 4
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TP ĐÀ NẴNG Năm học 2020 -2021 ĐỀ MINH HỌA Môn: Ngữ văn, lớp10 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh: Mã số học sinh: I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: Một năm một nhạt mùi son phấn, Trượng phu còn thơ thẩn miền khơi. Xưa sao hình ảnh chẳng rời? Giờ sao nỡ để cách vời Sâm, Thương? 1 Chàng ruổi ngựa, dặm trường mây phủ, Thiếp dạo hài, lối cũ rêu in. (Trích Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, “Chinh phụ ngâm khúc” và hai bản dịch Nôm, NXB Văn học, 2011, tr. 68) 1 Sâm, Thương: Tên hai chòm sao trong Nhị thập bát tú. Chòm Sâm thuộc phương Tây, chòm Thương thuộc phương Đông. Hai chòm này ở vào hai vị trí đối nhau trên vòm trời, thường được nhắc tới trong văn thơ cổ, chỉ sự vĩnh viễn cách xa. Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai? Câu 3. Chỉ ra những từ ngữ diễn tả không gian gắn liền với hình ảnh người chinh phu trong đoạn trích. . Câu 4. Nêu hiệu quả của câu hỏi tu từ trong hai câu thơ sau: Xưa sao hình ảnh chẳng rời? Giờ sao nỡ để cách vời Sâm, Thương? Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau? Một năm một nhạt mùi son phấn, Trượng phu còn thơ thẩn miền khơi Câu 6. Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Phân tích đoạn trích sau: Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. 5
  6. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề. Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. (Trao duyên - trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.104) HẾT 6
  7. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021 TP ĐÀ NẴNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ MINH HỌA Môn: Ngữ văn, lớp 10 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng phương thức biểu đạt chính: không cho điểm. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích: Người chinh phụ 0,5 2 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc “thiếp” hoặc “người vợ có chồng đi chinh chiến”: 0,5 điểm - Học sinh trả lời không đúng nhân vật trữ tình: không cho điểm Những từ ngữ diễn tả không gian gắn liền với hình ảnh chinh phu: 0,5 miền khơi, dặm trường mây phủ. 3 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 ý của đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được 1 ý trong đáp án: 0,25 điểm Lưu ý: Học sinh trích dẫn nguyên văn những câu thơ có đề cập đến không gian gắn liền với hình ảnh chinh phu cho 0,25 điểm . 4 Hiệu quả của câu hỏi tu từ: diễn tả sự đối lập giữa quá khứ hạnh phúc với hiện tại đau đớn; nhấn mạnh sự cô đơn, nhớ nhung của 0,5 người vợ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được cả 2 ý trên: 0,5 điểm - Học sinh chỉ làm rõ được một ý: 0,25 điểm 5 Nội dung của hai câu thơ: 7
  8. - Nhan sắc, tuổi trẻ của người chinh phụ đang dần phai tàn mà hình 1,0 bóng của chồng vẫn xa xăm mờ mịt nơi đâu. - Diễn tả nỗi buồn đau của người chinh phụ khi hạnh phúc, tuổi xuân dang dở. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được cả 2 ý trên: 1,0 điểm. - Học sinh chỉ nêu được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh chỉ nêu chung chung hoặc chạm đến phần nào nội dung của 1 trong 2 ý trên: 0,25 điểm. 6 Nhận xét về tâm trạng của chủ thể trữ tình trong đoạn trích: 1,0 - Chỉ ra được những trạng thái, tâm trạng của chủ thể trữ tình trong đoạn trích: cô đơn, sầu muộn, nhớ thương chồng - Nhận xét về tâm trạng của chủ thể trữ tình: nỗi đau buồn và sự cô đơn giày vò tâm can; những trạng thái này đều xuất phát từ niềm khát khao hạnh phúc muôn đời của người phụ nữ; là tiếng nói phản đối chiến tranh phong kiến phi nghĩa; được thể hiện một cách tinh tế, tài hoa Hướng dẫn chấm: + Học sinh nêu được cả 2 ý trên: 1,0 điểm + Học sinh nêu được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm. + Học sinh chỉ nêu chung chung hoặc chạm đến phần nào nội dung của 1 trong 2 ý trên: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 6,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài 0,5 khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Thuý Kiều thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim 0,5 Trọng. Hướng dẫn chấm: + Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. + Xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 8
  9. Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều, đoạn trích Trao 0,5 duyên. Hướng dẫn chấm: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 0,5 điểm. - Giới thiệu đoạn trích: 0,25 điểm. * Đoạn thơ là lời Thuý Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thuý Vân 2,5 - Gia đình gặp tai biến, Kiều bán mình chuộc cha. Đêm cuối trước ngày theo Mã Giám Sinh, Kiều đã nhờ Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng. - Kiều ướm lời nhờ cậy Vân (chú ý sắc thái biểu cảm của các từ: cậy, chịu, lạy, thưa). - Kiều kể lại mối tình của mình với chàng Kim: thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ. - Kiều thuyết phục trao duyên cho em. Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,25 điểm - 2,25 điểm. - Trình bày chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,0 điểm. * Đánh giá - Đoạn trích là lời Thuý Kiều nhờ cậy, thuyết phục và trao duyên 0,5 cho Thuý Vân một cách khéo léo, thiết tha. Qua đó, thấy được Kiều là người sắc sảo, sống trọn nghĩa vẹn tình. - Qua đoạn trích thấy được nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du: từ ngữ chính xác, đắt giá. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc. Kết hợp hài hoà giữa cách nói trang nhã của văn chương bác học và cách nói giản dị nôm na của dân gian. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: 9
  10. Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, 1,0 đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. Hướng dẫn chấm + Đáp ứng được 3 yêu cầu trở lên: 1,0 điểm. + Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,75 điểm. + Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5 điểm. Tổng điểm 10,0 Hết 10