Đề kiểm tra giữa học kì I Lịch sử Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

docx 5 trang thuongdo99 4130
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Lịch sử Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_lich_su_lop_8_de_1_nam_hoc_2020_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I Lịch sử Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

  1. Trường THCS Trưng Vương ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Năm học 2020 – 2021 Mã đề 001 Môn: LỊCH SỬ 8 Thời gian làm bài: 45 phút. Lưu ý: 1. Học sinh KHÔNG khoanh đáp án vào đề. 2. Học sinh làm bài vào Phiếu trả lời trắc nghiệm. 3. Cuối giờ nộp cả đề và phiếu trả lời. Lựa chọn 1 câu trả lời đúng nhất Câu 1: Quốc gia nào mở đầu cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ XVIII? A. Mĩ. B. Anh. C. Đức. D. Pháp. Câu 2: Phát minh đầu tiên của cuộc cách mạng công nghiệp thuộc ngành nào? A. Công nghiệp nặng. B. Công nghiệp nhẹ. C. Thương mại. D. Dệt. Câu 3: Năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra: A. Máy dệt chạy bằng sức nước. B. Máy kéo sợi chạy bằng sức nước. C. Máy hơi nước. D. Máy kéo sợi. Câu 4: Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp, nước Anh được mệnh danh là: A. “ Công xưởng của thế giới”. B. “Công trường của thế giới”. C. Nguồn hàng lớn nhất thế giới. D. Thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất. Câu 5: Sau năm 1870, Anh đứng vị trí thứ mấy trên thế giới về sản xuất công nghiệp? A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba D. Thứ tư. Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mỹ, Đức là gì? A. Công nghiệp Anh phát triển sớm, nên máy móc nhanh chóng bị lỗi thời, cũ kĩ. B. Giai cấp tư sản không chú trọng đầu tư công nghiệp, mà đầu tư nhiều vào khai thác thuộc địa. C. Anh tập trung phát triển các ngành khác tạo thế cân bằng đối với sự phát triển của công nghiệp. D. Sự vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mỹ, Đức. Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Đức đứng thứ mấy ở châu Âu? A. Đứng thứ nhất. B. Đứng thứ ba. C. Đứng thứ hai. D. Đứng thứ tư. Câu 8: Sự hình thành các công ty độc quyền của Đức dựa trên cơ sở nào? A. Tập trung sản xuất và tập trung ngân hàng. B. Tập trung tư bản và tài chính. C. Xuất khẩu tư bản. D. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản. Câu 9: Đến đầu thế kỉ XX, Lê nin gọi đế quốc Anh là: A. “Chủ nghĩa đế quốc thực dân” B. “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”. 1
  2. C. “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”. D. “ Xứ sở của các ông vua công nghiệp”. Câu 10: Đến đầu thế kỉ XX, Lê nin gọi đế quốc Mĩ là: A. “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”. B. “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”. C. “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”. D. “ Xứ sở của các ông vua công nghiệp”. Câu 11: Vì sao Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”? A. Pháp chủ yếu cho các nước nghèo vay để thu lãi. B. 2/3 số tư bản trong nước phần lớn được đầu tư ra nước ngoài. C. Pháp bóc lột các nước thuộc địa và cho vay nặng lãi. D. Pháp chủ yếu cho các nước giàu vay. Câu 12: Tại sao nói nước Anh là “đế quốc mà Mặt trời không bao giờ lặn”? A. Vì có nhiều các công ty động quyền. B. Vì cho nhiều quốc gia vay lãi. C. Vì có hệ thống thuộc địa rộng lớn. D. Vì chuyên đi xâm chiếm các nước khác. Câu 13: Biểu hiện nào sau đây KHÔNG nói lên Đức là “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”? A. Thiết lập chính sách cấm vận với các nước thuộc địa. B. Giới cầm quyền đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân và tích cực truyền bá bạo lực. C. Ra sức chạy đua vũ trang. D. Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới. Câu 14: Ở Mĩ, hai đảng thay nhau cầm quyền, phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản là: A. Đảng Tự do và đảng Bảo thủ. B. Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. C. Đảng Dân chủ và đảng Cộng sản. D. Đảng Tự do và đảng Cộng sản. âu 15: Về chính trị, Anh theo thể chế nào? A. Liên bang. B. Cộng hòa. C. Quân chủ lập hiến. D. Dân chủ. Câu 16: Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của Chủ nghĩa xã hội không tưởng là: A. Lê-nin và Các Mác. B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ và Ô-oen. C. Mác và Ăng-ghen. D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen. Câu 17: Ai là người tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, làm sáng tỏ và sâu sắc hơn một loạt các vấn đề khoa học? A. Niu-tơn. B. Lô-mô-nô-xốp. C. Puốc-kin-giơ. D. Đác-uyn. Câu 18: Thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực quân sự cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì? A. Chế tạo được đại bác bắn nhanh và xa. B. Nhiều vũ khí mới được sản xuất: Đại bác, súng trường, ngư lôi, C. Chiến hạm chân vịt có trọng tải lớn. D. Khí cầu dùng để giám sát trận địa đối phương. Câu 19: Thành tựu nào là cơ bản nhất trong nền công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX? 2
  3. A. Kỹ thuật luyện kim được cải tiến. B. Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời. C. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi. D. Phát triển nghề khai thác mỏ. Câu 20: Thành tựu nào lớn nhất về khoa học xã hội giữa thế kỷ XIX? A. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng. B. Chủ nghĩa xã hội khoa học. C. Chính trị kinh tế học tư sản. D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng. Câu 21: Vai trò quan trọng nhất của việc máy móc ra đời là gì? A. Tạo điều kiện cho công nghiệp, nông nghiệp phát triển. B. Tạo điều kiện cho lĩnh vực quân sự phát triển. C. Tạo điều kiện cho giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển. D. Là cơ sở kĩ thuật, vật chất cho sự chuyển biến từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí. Câu 22: Máy điện tín được phát minh ở quốc gia nào? A. Nga và Mỹ B. Anh C. Anh và Mĩ D. Pháp Câu 23: Những phát minh lớn về khoa học tự nhiên trong các thế kỷ XVIII-XIX là gì? A. Máy dệt, máy hơi nước. B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. C. Thuyết vạn vật hấp dẫn, định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, thuyết tiến hóa và di truyền. D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học. Câu 24: Nhà bác học nào tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng? A. Niu-tơn B. Hê-ghen. C. Puốc-kin-giơ D. Lô-mô-nô-xốp Câu 25: Nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước, vì: A. Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, xây dựng đường sắt; máy hơi nước được sử dụng rộng rãi. B. Sắt là nguyên liệu duy nhất để sản xuất và chế tạo máy móc. C. Máy hơi nước được sử dụng trong tất cả ngành sản xuất. D. Thế kỷ XIX chứng kiến sự ra đời của máy hơi nước. Câu 26: Tại sao không phải một nước mà rất nhiều nước đế quốc cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc? A. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh. B. Vì Trung Quốc đất rộng, người đông. C. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh. D. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp. Câu 27: Thực dân Anh mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc bằng sự kiện nào? A. Khai thác triệt để Con đường tơ lụa. B. Ký hiệp ước hợp tác với triều đình nhà Thanh. C. Bắt tay với các nước Âu-Mĩ xâm lược Trung Quốc. 3
  4. D. Tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện. Câu 28. Sự kiện quan trọng nào chứng tỏ cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc chấm dứt? A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ. B. Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống, trao quyền cho Viên Thế Khải. C. Khởi nghĩa ở Vũ Xương bị thất bại. D. Triều đình Mãn Thanh cấu kết với đế quốc đàn áp cách mạng. Câu 29: Mục đích chính của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là: A. đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản. B. tấn công vào các đại sứ quán nước ngoài ở Trung Quốc. C. đánh đổ đế quốc là chủ yếu, đánh đổ phong kiến Mãn Thanh. D. đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất. Câu 30: Phong trào đấu tranh chống đế quốc, phong kiến của nhân dân Trung Quốc phát triển lên đến đỉnh cao, biểu hiện là: A. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc. B. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn. C. cuộc Duy tân Mậu Tuất. D. Cách mạng Tân Hợi 1911. Câu 31: Đáp án nào sau đây KHÔNG phản ánh kết quả của cuộc cách mạng Tân Hợi? A. Là cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. B. Đưa Trung Quốc trở thành nước đế quốc giàu mạnh. C. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á D. Thành lập chế độ Cộng Hòa, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Trung Quốc. Câu 32: Những điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để: A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc, không tích cực chống phong kiến và không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. B. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến. C. Phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, chưa có sự thống nhất trong cả nước. D. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến. Câu 33: Đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc thế kỉ XX là: A. Lương Khải Siêu. B. Trương Hữu Vi. C. Vua Quang Tự. D. Tôn Trung Sơn. Câu 34: Trước nguy cơ mất nước và những chính sách cai trị hà khắc của chính sách đô hộ, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã phản ứng như thế nào? A. Thương lượng, hợp tác với phương Tây. B. Thành lập các tổ chức yêu nước. C. Kiên quyết đấu tranh vũ trang chống xâm lược, giải phóng dân tộc. 4
  5. D. Tiến hành cải cách chính trị ôn hòa. Câu 35: Nguyên nhân chủ yếu nào giúp Thái Lan giữ được hình thức độc lập? A. Nhà nước phong kiến Thái Lan còn mạnh. B. Thái Lan được Mĩ giúp đỡ. C. Là nước phong kiến nhưng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. D. Thái Lan có chính sách ngoại giao linh hoạt, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp nên giữ được chủ quyền. Câu 36. Chính sách nổi bật của thực dân phương Tây tiến hành ở Đông Nam Á là: A. không mở mang công nghiệp ở thuộc địa. B. phát triển các ngành công nghiệp nặng. C. vơ vét, đàn áp, chia để trị. D. tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính. Câu 37. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông Nam Á? A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia. B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan. C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po. Câu 38. Cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX diễn ra như thế nào? A. Phát triển liên tục, rộng khắp. B. Liên kết được với các khu vực khác trên thế giới. C. Nhanh chóng đánh đuổi đế quốc, giành được độc lập dân tộc. D. Rời rạc, lẻ tẻ, chưa giành được kết quả gì đáng kể. Câu 39: Phong trào đấu tranh chống Pháp tiêu biểu ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX là: A. Khởi nghĩa Ba Đình và phong trào Đông Du. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy. C. Phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế. D. Phong trào Đông Du. Câu 40: Đáp án KHÔNG PHẢI nguyên nhân thất bại của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX? A. Lực lượng của các nước thực dân phương Tây còn mạnh. B. Các nước tư bản phương Tây liên kết nhau cùng thống trị Đông Nam Á. C. Chính quyền phong kiến ở các nước đầu hàng, làm tay sai. D. Các cuộc đấu tranh của nhân dân còn diễn ra lẻ tẻ, chưa có tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ. 5