Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Kim Yến

docx 5 trang thuongdo99 2770
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Kim Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020_2021_di.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Kim Yến

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU, MA TRẬN TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học 2020- 2021 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 6/11/2020 ĐỀ . I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Kiểm tra lại những kiến thức cơ bản của học sinh về các phần văn bản, tiếng Việt và tập làm văn lớp 7 đã học trong học kì I từ tuần 1 đến tuần 7. 2. Kĩ năng: - Kiểm tra khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung cách thức kiểm tra đánh giá mới. - Rèn kĩ năng cảm nhận, phân tích, tạo lập văn bản 3. Thái độ: Giáo dục thái độ, ý thức học bài và làm bài nghiêm túc 4. Năng lực: giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, tự học,tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ II. Ma trận đề: TT Cấp độ tư duy Nhận Thông Vận Vận Tổng Chủ đề biết hiểu dụng dụng cao 1 Tác giả, tác phẩm, thể 1 2 Văn loại, phương thức biểu 1,5 đạt, hoàn cảnh sáng tác, nhan đề Ý nghĩa chi tiết, hình 1 ảnh . 1,5 3 2 Từ ghép, từ láy, đại từ, 1 1 2 Tiếng quan hệ từ, từ Hán 2 Việt Việt 0,5 1,5 3 TLV Văn biểu cảm 1 1 5 5 Tổng số câu 2 2 1 5 Tổng số điểm 2 3 5 10 Tỉ lệ % 20% 30% 50% 100%
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học 2020- 2021 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra:6/11/2020 ĐỀ Phần I(5 điểm). Cho câu thơ sau: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn ” Câu 1. Chép tiếp ba câu thơ để hoàn thành bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ rõ những lớp nghĩa của bài thơ “Bánh trôi nước“ và cho biết lớp nghĩa nào quyết định giá trị của bài thơ? Câu 3. Xác định đại từ, quan hệ từ trong bài thơ vừa chép và nêu tác dụng của chúng? Phần II (5 điểm). Học sinh chọn một trong hai đề sau để làm: Đề 1. Loài cây/hoa em yêu. Đề 2. Cảm nghĩ về người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, ). Chúc các em làm bài tốt!
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học 2020- 2021 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút ĐỀ: Câu Nội dung Biểu điểm Phần I Câu 1 1. Chép chính xác bài thơ (Nếu sai một lỗi trừ 0,25đ) 1 điểm - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. 0.5 điểm Câu 2 2. Hai lớp nghĩa của bài thơ: - Nghĩa thứ nhất: Nói về bánh trôi nước từ hình dáng, màu sắc đến quá 0.25 điểm trình làm bánh, luộc bánh. - Nghĩa thứ hai (Ẩn dụ): Mượn hình ảnh bánh trôi nước, nhà thơ đề 0.25 điểm cập tới vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ vì nó đã thể hiện tư tưởng, ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm: đề cao, ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và 0.5 điểm phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đồng thời cảm thông với thân phận chìm nổi, bị phụ thuộc của họ. + Tạo cho bài thơ giá trị tư tưởng nhân văn sâu sắc, khơi gợi những 05 điểm liên tưởng thú vị; tiêu biểu cho phong cách sáng tác của “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương. Câu 3 3. HS xác định được: - Đại từ: em 0.25 điểm - Quan hệ từ: với; mặc dầu mà 0.25 điểm - Tác dụng: + Đại từ: em-> Thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh của bản thân, ngầm 0.5 điểm hé mở với người đọc về đề tài quen thuộc: thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. + Cặp quan hệ từ: mặc dầu mà -> chỉ quan hệ đối lập, tương phản; 1 điểm khẳng định dứt khoát, dõng dạc phẩm chất trong trắng, dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung của người phụ nữ. Phần II a. Yêu cầu: * Hình thức: - Biết trình bày cảm nghĩ về một sự vật, con người. - Bố cục mạch lạc, cảm xúc trong sáng. - Lời văn lưu loát, giàu cảm xúc. * Nội dung: Các đề cần đảm bảo các nội dung sau: Đề 1. * Mở bài: - Giới thiệu loài cây/hoa em yêu
  4. - Ấn tượng, cảm xúc chung của em về loài cây/hoa đó. * Thân bài:(kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp). - Cảm nhận về vẻ đẹp của cây/hoa: hình dáng, đặc điểm của loài cây/ hoa (Chọn những đặc điểm tiêu biểu để nêu cảm nghĩ. Để tránh nhầm lẫn với văn miêu tả, khi biểu cảm về hình dáng, đặc điểm của cây/ hoa, cần dùng nhiều phương pháp gợi tả, nhân hóa, ẩn dụ và đưa tình cảm của mình vào.) - Cảm xúc, suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa biểu tượng của loài cây/ hoa đó với đời sống con người và bản thân em. - Nhắc đến một vài kỉ niệm sâu sắc giữa bản thân với loài cây/ hoa và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về kỉ niệm đó. * Kết bài: Tình cảm của em đối với cây trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Đề 2. * Mở bài: - Giới thiệu đối tượng biểu cảm. - Nêu cảm xúc ban đầu: yêu quý, kính trọng, * Thân bài: (kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp). - Cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm đối tượng: hình dáng, tuổi tác, diện mạo - Cảm xúc, suy nghĩ về tính cách, việc làm, cách ứng xử với mọi người. - Cảm xúc, suy nghĩ về kỉ niệm giữa em và người đó (vui, buồn, ) * Kết bài: Cảm nghĩ, hứa hẹn trong tương lai b. Biểu điểm: - Đáp ứng đủ yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, thể hiện tình cảm rõ, cảm nhận được các chi tiết, hình ảnh nổi bật; có thể đôi chỗ diễn đạt còn vụng về hoặc sai sót nhỏ về chữ viết nhưng không ảnh hưởng đến nội 5 điểm dung. - Bài cơ bản đạt yêu cầu trên, nhất là về nội dung; có một vài sai sót nhỏ nhưng không ảnh hưởng đáng kể, diễn đạt lưu loát, rõ ràng; hoặc đạt 2/3 yêu cầu về nội dung nhưng văn viết có cảm xúc, sai ít lỗi chính 4 điểm tả hoặc dùng từ. - Bài đạt ½ yêu cầu trên, về nội dung có thể sơ sài nhưng phải đủ các ý chính; diễn đạt chưa tốt nhưng không mắc quá nhiều lỗi thông thường. - Bài cơ bản chưa đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt quá kém, 3 điểm không thể hiện được nội dung hoặc chỉ thực hiện được 1/3 số ý, hoặc mắc quá nhiều lỗi diễn đạt về từ và câu. 1-2 điểm - Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn (Căn cứ vào các thang điểm, tùy vào mức độ làm bài của học sinh, giáo viên có thể cho các mức điểm còn lại) 0 điểm BGH duyệt TTCM duyệt NTCM duyệt GV ra đề Nguyễn Thị Thanh Thủy Đinh Thị Kim Yến Đinh Thị Kim Yến