Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng Khanh

docx 6 trang thuongdo99 6470
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020_2021_ng.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng Khanh

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU, HÌNH THỨC, MA TRẬN TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học 2020- 2021 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 05/11/2020 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức của học sinh về các văn bản, các đơn vị kiến thức tiếng Việt đã được học từ tuần 1 đến hết tuần 7: văn bản nhật dụng, thơ, truyện trung đại, biện pháp tu từ, phương châm hội thoại, sự phát triển của từ vựng - Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh 2. Kĩ năng: - Kiểm tra kĩ năng làm bài, vận dụng các kiến thức đã học theo cách thức kiểm tra đánh giá mới. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức làm bài, học bài nghiêm túc, trung thực, có hiệu quả 4. Năng lực: phát triển năng lực giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, tổng hợp, cảm thụ thẩm mĩ II. HÌNH THỨC: Tự luận: 100% III. MA TRẬN ĐỀ : TT Cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận Vận Tổng dụng dụng cao Chủ đề, nội dung TN TL TN TL Tác giả, tác phẩm, 1 1 4 hoàn cảnh sáng 1 Văn tác, xuất xứ 0.5 0.5 Chép thơ 1 1 Ý nghĩa chi tiết, 1 hình ảnh, từ ngữ, hình thức ngôn ngữ 1 3 2 Tiếng Biện pháp tu từ, 1 2 3 Việt các kiểu câu, dấu câu các phương châm hội thoại 0.5 1.5 2 Tập Nghị luận 1 1 2 3 làm văn 3 2 5 Tổng số câu 3 4 1 1 9 Tổng số điểm 2 3 3 2 10 Tỉ lệ 20% 30% 30% 20% 100%
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học 2020- 2021 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 05/11/2020 ĐỀ : Phần I (7 điểm): Cho câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà” Câu 1: Chép chính xác 11 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ. Đoạn thơ vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Câu 2: a. Chỉ ra biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ sau: Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. b. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ trên. Câu 3: Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu hãy phân tích đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và thán từ (gạch chân và chú thích rõ câu ghép và thán từ). Câu 4: Truyện Kiều còn có tên gọi khác là Đoạn trường tân thanh, có thể hiểu là “Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột”. Em hãy kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng là “tiếng kêu mới’ về số phận khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Cho biết văn bản đó do ai sáng tác? Phần II (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.” ( G.G. Macket – Trích “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”) Câu 1: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó” – “Việc đó” mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích trên là việc gì? Câu 2: Xét về mục đích nói, câu văn cuối của đoạn trích trên thuộc kiểu câu gì? Câu 3: Một cuộc sống hòa bình luôn là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng:“Hãy bắt đầu xây dựng một thế giới hòa bình bằng tình thương yêu và sự thấu hiểu”. Hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên.
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học 2020- 2021 Thời gian: 90 phút Chúc các em làm bài tốt! Phần Câu Nội dung Điểm 1 *Chép chính xác đoạn thơ 1đ Lưu ý: (1.5điểm) - Thiếu 1 câu trừ 0.25 điểm. - Sai từ 2 lỗi chính tả trừ 0.25 điểm, sai 1 từ trừ 0,25 điểm Tổng số điểm trừ không quá tổng số điểm chép thơ. *Đoạn thơ nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn 0,5đ Du 2 a) Biện pháp tu từ ẩn dụ : Làn thu thủy nét xuân sơn 0,25đ (1.5điểm) Biện pháp nhân hóa: Hoa ghen - liễu hờn 0,25đ Phần I b) Tác dụng : 6,5 Biện pháp tu từ gợi liên tưởng đến vẻ đẹp của Thúy Kiều: 0,5đ (điểm) mắt đẹp như làn nước mùa thu, đôi lông mày như nét núi mùa xuân. Ngoài ra, nó còn thể hiện vẻ đẹp về tâm hồn và tính cách, tài năng, sự thông minh của Thúy Kiều. Biện pháp nhân hóa: Hoa ghen - liễu hờn Cho thấy vẻ đẹp của Thúy Kiều không ai sánh bằng : hoa 0,25đ phải ghen, liễu phải hờn. => Dự báo trước tương lai, số phận của Thúy Kiều sẽ gặp 0,25đ nhiều tai ương, sóng gió
  4. 3 * Hình thức: 1đ (3điểm) - Đúng mô hình đoạn văn; đủ số câu, không mắc lỗi cơ bản, - Đúng yêu cầu tiếng Việt 2đ * Nội dung: HS khai thác được các nghệ thuật: đòn bẩy/bút pháp ước lệ/ ẩn dụ/ điểm nhãn/ nhân hóa . để làm rõ các ý: – Kiều sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn – Thúy Kiều là người con gái có vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân khiến thiên nhiên cũng phải ganh tị: “Hoa ghen thua thắm” “ liễu hờn kém xanh” – Thúy Kiều vừa có sắc vừa có tài năng cầm, kì, thi, họa. Nhan sắc và sự tài hoa của Thúy Kiều báo hiệu cho một dự cảm không lành, một số phận éo le, bất hạnh. 4 - Văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương” 0.5đ (0.5điểm) - Tác giả: Nguyễn Dữ 1 - Việc đó mà tác giả đề cập đến là nguy cơ chiến tranh hạt Phần 1đ II (1điểm) nhân – đe dọa sự sống trên toàn trái đất. 3,5 2 - Câu trần thuật 0.5đ (điểm) (0.5điểm)
  5. * Hình thức: 0.5đ - Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo độ dài theo quy định (khoảng 2/3 trang giấy thi) - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, mạch lạc * Nội dung: Học sinh có thể có các cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo nội dung: 1.5đ - Vấn đề cần bàn luận: “Hãy bắt đầu xây dựng một thế giới hòa bình bằng tình thương yêu và sự thấu hiểu”. - Tình thương yêu là sự yêu thương, chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ nhau để cùng sống và tồn tại. - Thấu hiểu là hiểu và cảm nhận, hiểu bằng sự suy nghĩ trong 3 sáng, lành mạnh và cởi mở, . (2điểm) -> Tình cảm đẹp, nhân văn. - Tình thương yêu và sự thấu hiểu góp phần xây dựng một thế giới hòa bình.Tình thương yêu có một sức mạnh phi thường: + Giúp con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại-> vươn tới một cuộc sống tốt đẹp, thành công + Xóa tan mọi hiểu lầm, thù hận, xoa dịu mọi đau thương -> xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, đầy nhân ái bao dung - Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân - HS lấy dẫn chứng trong văn học : tác phẩm “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, hoặc trong cuộc sống để chứng minh. BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn T. Thanh Thủy Nguyễn T. Hồng Khanh