Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

docx 9 trang thuongdo99 4590
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020_2021_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU, HÌNH THỨC, MA TRẬN TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học 2020- 2021 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 05/11/2020 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức của học sinh về các văn bản, các đơn vị kiến thức tiếng Việt đã được học từ tuần 1 đến hết tuần 7: văn bản nhật dụng, thơ, truyện trung đại, biện pháp tu từ, phương châm hội thoại, sự phát triển của từ vựng - Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh 2. Kĩ năng: - Kiểm tra kĩ năng làm bài, vận dụng các kiến thức đã học theo cách thức kiểm tra đánh giá mới. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức làm bài, học bài nghiêm túc, trung thực, có hiệu quả 4. Năng lực: phát triển năng lực giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, tổng hợp, cảm thụ thẩm mĩ II. HÌNH THỨC: Tự luận: 100% III. MA TRẬN ĐỀ : T Cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận Vận Tổng T dụng dụng cao Chủ đề, nội dung TN TL TN TL Tác giả, tác 1 4 phẩm, xuất xứ 0.25 1 Văn Chép thơ 1 1 hình ảnh, từ 2 ngữ, hình thức 3 ngôn ngữ 1.75 2 Tiếng Biện pháp tu 2 2 4 Việt từ, từ loại, dấu 0.75 câu các 2 phương châm 1.25 hội thoại Tập Nghị luận 1 1 2 3 làm văn 3 2 5 Tổng số câu 4 4 1 1 10 Tổng số điểm 2 3 3 2 10 Tỉ lệ 20% 30% 30% 20% 100%
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học 2020- 2021 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 05/11/2020 ĐỀ : Phần I (6.5 điểm): Câu 1: Chép chính xác những câu thơ diễn tả nỗi nhớ của Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Đoạn thơ vừa chép nằm trong phần nào của “Truyện Kiều”? Câu 2: Theo em trật tự diễn tả nỗi nhớ trong đoạn thơ vừa chép ấy có hợp lí không? Vì sao? Câu 3: Chỉ ra một thành ngữ có trong đoạn trích và giải thích thành ngữ đó. Việc sử dụng thành ngữ đó đã cho thấy vẻ đẹp nào của nhân vật Kiều? Câu 4: Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu hãy làm rõ tấm lòng thủy chung, hiếu thảo, vị tha đáng trọng của Kiều được thể hiện trong đoạn trích. Trong đoạn văn có sử dụng câu mở rộng thành phần và phép nối để liên kết (gạch chân và chú thích rõ câu mở rộng thành phần và từ ngữ dùng làm phép nối). Phần II (3.5 điểm): Trong tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà có đoạn: “ Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình . Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa ” (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1: Trong câu văn đầu tiên của đoạn trích việc sử dụng dấu ngoặc kép ở từ “cung điện” có dụng ý gì? Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2: Đoạn văn đã thể hiện nét đẹp nào trong lối sống của Bác? Câu 3: Từ vẻ đẹp trong lối sống của Bác, hãy viết đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về lối sống giản dị. Chúc các em làm bài tốt!
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU, HÌNH THỨC, MA TRẬN TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học 2020- 2021 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 05/11/2020 ĐỀ Phần I (6.5 điểm): Cho câu thơ: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” Câu 1: Chép 7 câu thơ nối tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ. Đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Câu 2: Từ “người” được nhắc tới trong câu thơ trên là ai? Cụm từ “dưới nguyệt chén đồng”gợi cho em hình ảnh nào đã in đậm trong ký ức của nhân vật? Câu 3: Giải nghĩa từ “bơ vơ”. Qua từ “bơ vơ”, em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật được nói trong đoạn thơ em vừa chép? Câu 4: Viết đoạn văn theo phép lập luận quy nạp khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp thủy chung, hiếu thảo, vị tha của nhân vật trữ tình qua đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu mở rộng thành phần và thán từ (gạch chân và chú thích rõ câu mở rộng thành phần và thán từ). Phần II (3.5 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa không gì lay chuyển được ở Người để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại [ ]” (Phong cách Hồ Chí Minh, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1: Những từ “Việt Nam”, “phương Đông” vốn thuộc từ loại gì? Trong câu văn của đoạn trích trên hai từ đó được dùng với tư cách của từ loại nào? Câu 2: Đoạn trích trên đã khái quát được vẻ đẹp gì của Bác? Câu 3: Từ “lối sống rất bình dị” của Bác, hãy viết đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về lối sống giản dị. Chúc các em làm bài tốt!
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học 2020- 2021 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút ĐỀ Câu Nội dung Điểm Phần I (6,5 điểm) - Chép thơ 1đ Câu 1 (Sai 1 lỗi từ hoặc sai 1 câu thơ trừ 0.25đ; 2 lỗi chính tả trừ 0.25đ, (1.25đ) trừ không quá điểm tối đa của câu) - Tác phẩm: Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) - Nguyễn Du 0.25đ - “người”: chỉ Kim Trọng 0.5đ Câu 2 - Hình ảnh hai người cùng uống chén rượu thề nguyền dưới đêm 0.75đ (1.25đ) trăng Câu 3 - “Bơ vơ”: cô đơn, lạc lõng, một thân một mình 0.5đ (1đ) - Tâm trạng: buồn, cô đơn, day dứt, nhớ thương 0.5đ HS dựa vào đoạn trích thơ vừa chép viết đoạn văn làm rõ nét đẹp của Kiều * Hình thức: đúng đoạn văn quy nạp, đủ số câu 0.5đ +Yêu cầu TV: sử dụng đúng câu mở rộng, thán từ 0.5đ *Nội dung: khai thác các tín hiệu nghệ thuật để làm nổi bật nét đẹp: - Thủy chung, vị tha: + Nói về nỗi nhớ của Thúy Kiều, Nguyễn Du không dùng từ “nhớ” 1đ mà dùng từ “tưởng”: Câu 4 + Từ “tưởng” vừa là nhớ, vừa là hình dung, tưởng tượng ra người (3đ) mình yêu. + Kiều “tưởng” như thấy lại đêm trăng đẹp nhất của cuộc đời mình. Cái đêm mà nàng cùng Kim Trọng thề nguyền đính ước bên nhau. + Kiều tủi nhục khi tấm lòng sin đã bị vùi dập, hoen ố, không biết bao giờ mới gột rửa được + Dẫu vậy, tấm lòng thủy chung, son sắt của nàng vẫn không nguôi nhớ về Kim Trong. -> Tấm lòng vị tha, thủy chung son sắt trước sau như một của Thúy Kiều thật đáng trân trọng.
  5. Câu Nội dung Điểm - Hiếu thảo: 1đ + Chữ “xót” diễn tả một cách chính xác tấm lòng của Kiều dành cho cha mẹ. - Nàng xót xa khi hình dung ra chốn quê nhà cha mẹ vẫn ngày đêm tựa cửa ngóng trông, lo lắng cho nàng - Nàng tự trách bản thân mình vì chưa làm tròn chữ hiếu: + Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” cho thấy sự day dứt khôn nguôi vì không thể tự hầu hạ, chăm sóc, nâng giấc cho cha mẹ. + Nàng lo lắng không biết giờ đây ai là người chăm sóc cha mẹ khi thời tiết đổi thay. + Nàng tưởng tượng nơi quê nhà đã đổi thay, “gốc tử đã vừa người ôm”, thời gian trôi đi cha mẹ càng ngày càng già yếu mà mình thì không thể phụng dưỡng. - Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa nói được sự xa cách bao mùa mưa nắng, vừa gợi sự tàn phá của thời gian đối với cảnh vật và con người - Nỗi nhớ được bộc lộ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm nên càng chân thực, cảm động. Phần II, 3.5 điểm - Những từ “Việt Nam”, “phương Đông” vốn là danh từ 0.5đ Câu 1 - Trong câu văn của đoạn trích nó được dùng với tư cách là 0.5đ (1 đ) tính từ. Câu 2 Vẻ đẹp của Bác là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá 0.5đ (0.5đ) dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. - Hình thức: 0.5đ + Đúng hình thức văn bản (đoạn văn) + Trình bày rõ ràng, sạch sẽ. - Nội dung: HS có thể lập luận khác nhau song cần nêu được một 1.5đ Câu 3 số ý cơ bản sau: (2đ) + Khái niệm + Biểu hiện + Vai trò, ý nghĩa + Phản đề + Liên hệ bản thân
  6. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học 2020- 2021 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút ĐỀ Câu Nội dung Điểm Phần I (6,5 điểm) - Chép thơ chính xác 1đ (Sai 1 lỗi từ hoặc sai 1 câu thơ trừ 0.25đ; 2 lỗi chính tả trừ 0.25đ, Câu 1 trừ không quá điểm tối đa của câu) (1.25đ) - Đoạn thơ vừa chép nằm trong phần II của “Truyện Kiều”: “Gia 0.25đ biến và lưu lạc” -Trật tự miêu tả nỗi nhớ trong đoạn thơ có hợp lí 0.5đ - Vì: + Với cha mẹ: Kiều đã bán mình, hi sinh hạnh phúc cá nhân để cứu 0.25đ Câu 2 cha và em, phần nào đã đền đáp được chữ hiếu nên Kiều đỡ bứt rứt. (1.25đ) + Với Kim Trọng: nàng luôn mặc cảm mình là kẻ phụ tình, bội ước 0.25đ với Kim Trọng nên luôn day dứt, nhớ về Kim Trọng, nhớ về mối tình đầu + Phù hợp với tâm lí của người đang yêu 0.25đ - Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” 0.25đ - Giải thích: Mùa hè, trời nóng thì quạt cho cha mẹ ngủ; mùa đông 0.25đ Câu 3 trời lạnh thì vào nằm trước trong giường cho ấm chỗ để khi cha mẹ (1đ) nằm ngủ chỗ nằm đã ấm sẵn. - Ý nghĩa: Câu thành ngữ cho thấy Kiều lo lắng không biết ai sẽ 0.5 đ phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ, đó là tấm lòng hiếu thảo của Kiều. HS dựa vào đoạn trích thơ vừa chép viết đoạn văn làm rõ nét đẹp của Kiều * Hình thức: đúng đoạn văn quy nạp, đủ số câu 0.5đ +Yêu cầu TV: sử dụng đúng câu mở rộng, phép nối 0.5đ Câu 4 *Nội dung: khai thác các tín hiệu nghệ thuật để làm nổi bật nét (3đ) đẹp: - Thủy chung, vị tha: + Nói về nỗi nhớ của Thúy Kiều, Nguyễn Du không dùng từ “nhớ” 1đ mà dùng từ “tưởng”: + Từ “tưởng” vừa là nhớ, vừa là hình dung, tưởng tượng ra người
  7. Câu Nội dung Điểm mình yêu. + Kiều “tưởng” như thấy lại đêm trăng đẹp nhất của cuộc đời mình. Cái đêm mà nàng cùng Kim Trọng thề nguyền đính ước bên nhau. + Kiều tủi nhục khi tấm lòng son đã bị vùi dập, hoen ố, không biết bao giờ mới gột rửa được + Dẫu vậy, tấm lòng thủy chung, son sắt của nàng vẫn không nguôi nhớ về Kim Trong. -> Tấm lòng vị tha, thủy chung son sắt trước sau như một của Thúy Kiều thật đáng trân trọng. - Hiếu thảo: 1đ + Chữ “xót” diễn tả một cách chính xác tấm lòng của Kiều dành cho cha mẹ. - Nàng xót xa khi hình dung ra chốn quê nhà cha mẹ vẫn ngày đêm tựa cửa ngóng trông, lo lắng cho nàng - Nàng tự trách bản thân mình vì chưa làm tròn chữ hiếu: + Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” cho thấy sự day dứt khôn nguôi vì không thể hầu hạ, chăm sóc, nâng giấc cho cha mẹ. + Nàng lo lắng không biết giờ đây ai là người chăm sóc cha mẹ khi thời tiết đổi thay. + Nàng tưởng tượng nơi quê nhà đã đổi thay, “gốc tử đã vừa người ôm”, thời gian trôi đi cha mẹ càng ngày càng già yếu mà mình thì không thể phụng dưỡng. - Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa nói được sự xa cách bao mùa mưa nắng, vừa gợi sự tàn phá của thời gian đối với cảnh vật và con người - Nỗi nhớ được bộc lộ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm nên càng chân thực, cảm động. Phần II, 3.5 điểm - Việc sử dụng dấu ngoặc kép là để đánh dấu từ ngữ được 0.5đ Câu 1 dùng đặc biệt (1 đ) - Biện pháp tu từ liệt kê: đồ dùng, món ăn của Bác 0.5đ Câu 2 Đoạn văn thể hiện nét đẹp trong lối sống của Bác, đó là lối sống 0.5đ (0.5đ) giản dị. - Hình thức: 0.5đ Câu 3 + Đúng hình thức văn bản (đoạn văn) (2đ) + Trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
  8. Câu Nội dung Điểm - Nội dung: HS có thể lập luận khác nhau song cần nêu được một 1.5đ số ý cơ bản sau: + Khái niệm + Biểu hiện + Vai trò, ý nghĩa + Phản đề + Liên hệ bản thân BGH duyệt TTCM NTCM GV ra đề Nguyễn T.Thanh Thủy