Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT huyện Thới Lai (Có đáp án)

doc 4 trang Đăng Bình 05/12/2023 1270
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT huyện Thới Lai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT huyện Thới Lai (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Năm học 2017 - 2018 Thời gian: 90 phút Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề ĐỌC – HIỂU - Giải nghĩa Nêu được nội Từ nội dung bài Văn bản: từ. dung chính của văn, học sinh Hồ Chủ tịch, bài văn. nêu điều mình hình ảnh của học tập được từ - Xác định dân tộc tấm gương của thành phần Bác. trạng ngữ. Số câu 2,0 1,0 1,0 4,0 Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0 Tỉ lệ % 10 % 10 % 10% 30% LÀM VĂN Biết vận dụng kiến Nghị luận thức, kĩ năng chứng minh để viết bài văn nghị luận chứng minh Số câu 1 1,0 Số điểm 7,0 7,0 Tỉ lệ % 70% 70% Tổng số câu 2,0 1,0 1,0 1,0 5,0 Tổng số điểm 1,0 1,0 1,0 7,0 10,0 Tỉ lệ % 10% 10 % 10% 7,0% 100%
  2. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Năm học 2017– 2018 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tiêm tất. Bình sinh như thế, đứng địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân, Người dùng lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng”. (Trích Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc – Phạm Văn Đồng, Ngữ văn 7, Tập hai, NXB Giáo dục - 2015, tr. 56) Câu 1 (0,5 điểm) Giải nghĩa từ bôn tẩu. Câu 2 (0,5 điểm) Xác định thành phần trạng ngữ trong câu sau: Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Câu 3 (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của bài văn. Câu 4 (1,0 điểm) Qua bài văn, em học tập được những gì từ tấm gương đạo đức của Bác Hồ (khoảng 4 – 6 dòng). II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Em hãy viết bài văn chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim. - Hết -
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 (Hướng dẫn chấm và thang điểm gồm 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá được một cách tổng quát tránh đếm ý cho điểm. - Khi chấm cần chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc từng trường hợp để đánh giá chính xác giá trị của từng bài viết. Tinh thần chung nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 đến 10 điểm) một cách hợp lí tùy theo chất lượng của bài, sự nỗ lực và cố gắng của học sinh. - Học sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, vẫn chấp nhận cho đủ điểm. - Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với thang điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn điểm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách tính điểm đối với bài kiểm tra định kỳ. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VÀ THANG ĐIỂM: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Giải nghĩa từ bôn tẩu: Vất vả ngược xuôi để lo công việc. 0,5 2 Thành phần trạng ngữ trong câu sau: Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. 0,5 - Mấy mươi năm xa cách quê hương - Ngày thường bây giờ 3 Nội dung chính của bài văn: Ca ngợi vẻ đẹp của Bác: về việc Người luôn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ và tính tình của một người Việt Nam và đặc biệt 1,0 Bác luôn quan tâm đến mọi người. 4 Qua bài văn, em học tập được những gì từ tấm gương đạo đức của Bác Hồ (khoảng 4 – 6 dòng). Học sinh viết được đoạn văn trình bày điều mình học tập được 1,0 từ tấm gương của Bác một cách rõ ràng, mạch lạc. II LÀM VĂN 7,0 Em hãy viết bài văn chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim.
  4. a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết vận dụng kiến thức, kĩ năng và năng lực đã học để làm bài văn nghị luận chứng minh, biết cách lập luận và nêu dẫn chứng một cách sinh động. - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục cân đối, rõ ràng (đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài), diễn đạt tốt, không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận rõ ràng, sạch đẹp. b/Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể đưa ra nhiều cách làm khác nhau, nhưng phải bám sát yêu cầu đề. Khuyến khích các bài viết sáng tạo cần nêu được các ý cơ bản sau: 1 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: - Dẫn câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. 1,0 a. Giải thích sơ lược ý nghĩa câu tục ngữ 2 - Nghĩa đen: Từ một thanh sắt to lớn, thô ráp, nếu “có công” 5,0 “mài sắt” thì cũng có ngày thành một cây kim bé nhỏ, tinh xảo, có ích cho đời sống hàng ngày. - Nghĩa bóng: Muốn thành công con người phải có ý chí và sự bền bỉ, kiên trì. b. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: * Những người có đức tính kiên trì đều thành công: - Những tấm gương tiêu biểu trong chiến đấu, lao động, sản xuất (DC) - Những tấm gương kiên trì vượt qua khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được trong nghiên cứu, học tập để thành công. (DC xưa và nay) * Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý nghĩa sâu sắc mà người xưa đã đúc kết được để khuyên nhủ mọi người: phải kiên trì nhẫn nại vượt qua khó khăn thử thách để thành công, ngược lại nếu không có ý chí, không kiên trì, con người không thể làm được gì. c. Bài học của bản thân - Câu tục ngữ của người xưa vẫn còn nguyên giá trị cho đến hôm nay. - Hành động của bản thân để phát huy lời khuyên của câu tục ngữ. Đánh giá lại vấn đề cần nghị luận 3 1,0 TỔNG Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về 10,0 ĐIỂM kĩ năng và kiến thức. - Hết -