Đề kiểm tra học kì I Hóa học Lớp 9 - Mã đề 902 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Hóa học Lớp 9 - Mã đề 902 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_hoa_hoc_lop_9_ma_de_902_nam_hoc_2020_20.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Hóa học Lớp 9 - Mã đề 902 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ HÓA – SINH – ĐỊA MÔN HÓA HỌC 9 MÃ ĐỀ 902 Năm học: 2020 – 2021 Đề kiểm tra gồm 02 trang Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: Lớp: Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm) Tô vào giấy kiểm tra chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước phương án trả lời đúng: Câu 1: Trong quá trình sản xuất gang, thép có thải ra khí gây ô nhiễm môi trường. Khí đó là A. CO2. B. N2. C. O2. D. H2. Câu 2: Cho 12 gam kim loại X có hóa trị II tác dụng với khí clo dư tạo thành 47,5 gam muối. X là kim loại nào? A. Ba. B. Zn. C. Mg. D. Ca. Câu 3: Nhôm bền trong không khí là do A. có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ. B. nhôm có nhiệt độ nóng chảy cao C. nhôm không tác dụng với nước. D. nhôm không tác dụng với oxi. Câu 4: Dãy kim loại nào phù hợp với chiều giảm dần độ hoạt động hóa học? A. Cu, Mg, Al, K. B. K, Mg, Cu, Al. C. K, Mg, Al, Cu. D. Cu, Al, Mg, K. Câu 5: Phân bón nào là phân đạm? A. Ca3(PO4)2. B. K3PO4. C. (NH2)2CO. D. KCl. Câu 6: Chất nào trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại? A. O2. B. CO2. C. H2O. D. H2. Câu 7: Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng A. manhetit. B. boxit. C. hematit. D. pirit. Câu 8: Phát biểu nào sai? A. Kim loại Ag có phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng. B. Kim loại Na phản ứng mạnh với H2O. C. Kim loại Al không phản ứng với dung dịch NaCl. D. Kim loại Cu không tan trong nước ở nhiệt độ thường. + HCl + NaOH Câu 9: Cho sơ đồ sau: M CuCl2 Cu(OH)2. M là: A. CuO. B. Cu(NO3)2. C. CuSO4. D. Cu. Câu 10: Thép là hợp kim của Fe, C và một số nguyên tố khác, trong đó C chiếm khoảng A. trên 2%. B. dưới 2%. C. 5%. D. 10%. Câu 11: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl là A. Mg, Fe, Zn, Cu. B. Al, Fe, Mg, Ag. C. Al, Fe, Mg, Zn. D. Al, Cu, Zn, Fe. Câu 12: Nhôm có thể dát mỏng là do nhôm có tính A. dẫn điện. B. dẫn nhiệt. C. dẻo. D. ánh kim. Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 8,3 gam hỗn hợp bột Al và Fe vào dung dịch NaOH. Sau phản ứng thu được 5,6 gam chất rắn không tan. Khối lượng kim loại Al trong hỗn hợp ban đầu là A. 5,6 g. B. 4,8g. C. 2,4g. D. 2,7 g. Trang 1/2 - Mã đề thi 902
- Câu 14: Phân bón nào là phân bón kép? A. (NH2)2CO. B. Ca3(PO4)2. C. KCl. D. KNO3. Câu 15: Cặp chất nào không xảy ra phản ứng hóa học? A. Cu và Ag2SO4. B. Fe và CuSO4. C. K và H2O. D. Mg và HCl. Câu 16: Có thể dùng chất nào để nhận biết 2 kim loại nhôm và sắt? A. Dung dịch MgCl2. B. Dung dịch HCl. C. H2O. D. Dung dịch NaOH. Câu 17: Rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn thấy A. không có hiện tượng gì. B. nhôm cháy sáng, xuất hiện chất rắn màu trắng. C. nhôm cháy sáng, xuất hiện chất rắn màu nâu đỏ. D. nhôm cháy sáng, xuất hiện khí màu nâu đỏ. Câu 18: Kim loại nào dùng làm sạch dung dịch đồng (II) nitrat có lẫn bạc nitrat? A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. K. Câu 19: Phương trình hóa học nào biểu diễn phản ứng hóa học có xảy ra? A. Cu + H2SO4 CuSO4 + H2. B. 2Fe + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2. C. FeCl2 + H2SO4 FeSO4 + 2HCl. D. MgO + H2SO4 MgSO4 + H2O. Câu 20: Ngâm 1 lá kẽm vào dung dịch CuSO4 sau 1 thời gian rồi lấy lá kẽm ra rửa sạch, làm khô, cân lại thấy khối lượng lá kẽm giảm 0,2 g. Vậy khối lượng kẽm đã phản ứng là A. 0,2g B. 13g C. 6,5g D. 0,4g Phần II. Tự luận (5 điểm) Câu 21. (2,0 điểm) Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển đổi hóa học sau (1) (2) (3) (4) Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe2(SO4)3 Câu 22. (2,5 điểm) Ngâm một đinh sắt trong 20 g dung dịch muối đồng sunfat 10% cho đến khi sắt không tan được nữa. Tính khối lượng sắt đã phản ứng và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng? Câu 23 (0,5 điểm). Vì sao ta thấy có một lớp dầu bao phủ bên ngoài đinh sắt mới? HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 902