Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

doc 5 trang thuongdo99 3740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_lich_su_lop_7_nam_hoc_2015_2016_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU-MA TRẬN TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2015 – 2016 MÔN: LỊCH SỬ 7 Thời gian: 45 phút. Đề 1 I.MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Kiểm tra những kiến thức đã học của học sinh về phần lịch sử Việt Nam thời Lý - Trần. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng nhận xét, giải thích, trình bày vấn đề lịch sử. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự giác làm bài kiểm tra. II. MA TRẬN ĐỀ : Mức độ đánh Giá Nội dung/ Chủ Nhận biết Thông hiểu Vận Vận Tổng đề dụng dụng cao TN TL TN TL TL TL 1. Nước Đại 1 1a 2 Việt thời Lý 1 3 4 1 1 1b 4 2. Nước Đại 6 2 3 1 Việt thời Trần 1 1 2 1 5 Tổng 1 2 6 1 10 % 10% 20% 60% 10% 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: LỊCH SỬ 7 Năm học 2015 - 2016 Thời gian: 45 phút. Đề 1 Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1( 2điểm):Chọn từ và cụm từ thích hợp điển vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau rồi ghi bài kiểm tra. a.Sau khi biết tin quân Nguyên đánh Cham-Pa. Vua Trần triệu tập các vương hầu, quan lại ở để bàn kế đánh giặc. b.Trần Quốc Tuấn soạn để động viên tinh thần chiến đấu. c.Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị mời các phụ lão uy tín trong cả nước. d.Nhà Trần tổ chức tập trận và duyệt binh ở Câu 2(1 điểm):Chọn đáp án đúng rồi ghi vào bài kiểm tra. 1. Bộ “ Hình thư”, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành dưới thời vua nào? A. Lý Thái Tổ ( 1010 ). B. Lý Thái Tông ( 1042 ). C. Lý Thánh Tông ( 1054 ). D. Lý Nhân Tông ( 1072 ). 2. Quân đội của nhà Trần được chia thành: A. Cấm quân B. Quân địa phương C. Quân ở các lộ D. Quân ở triều đình Phần II. Tự luận: 7 điểm Câu 1. (3 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)? Câu 2. (4 điểm) a. Trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt ? b. Em có nhận xét gì về cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt?
  3. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: LỊCH SỬ 7 Năm học 2015 - 2016 Thời gian: 45 phút. Đề 1 Phần I. Trắc nghiệm (3điểm). Mỗi ý đúng 0.5 điểm Câu 1. Hs điền đúng mỗi ý được 0,5 điểm a.Sau khi biết tin quân Nguyên đánh Cham-Pa. Vua Trần triệu tập các vương hầu, quan lại ở Bình Than để bàn kế đánh giặc. b.Trần Quốc Tuấn soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần chiến đấu. c.Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng mời các phụ lão uy tín trong cả nước. d.Nhà Trần tổ chức tập trận và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu. Câu 2. HS chọn đúng mỗi đáp án được 0,5 điểm: 1- B, 2 - AC. Phần II. Tự luận: 7điểm. Câu 1. Nguyên nhân thắng lợi (2đ) - Sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân, thành phần dân tộc. - Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần về mọi mặt. - Sự đoàn kết dân tộc tạo ra sức mạnh. - Tinh thần chiến đấu hy sinh của quân dân. - Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy, đứng đầu là Trần Quốc Tuấn. - Những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những người chỉ huy. * Ý nghĩa lịch sử (1đ) - Đập tan âm mưu xâm lược của Mông-Nguyên, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. - Thể hiện sức mạnh dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. - Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.
  4. Câu 2.( 4 điểm) Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt - Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến để tiến xuống phía Nam phòng tuyến trên sông Như Nguyệt nhưng bị quân ta đẩy lùi. 1đ - Quân Tống chán nản, chết dần mòn. Cuối năm 1077, quân ta phản công, quân Tống thua to. 1đ - Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “giảng hòa”, quân Tống chấp thuận ngay, vội đem quân về nước . 1đ *Nhận xét về cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt: 1đ - Nhân đạo, tránh đổ máu cho nhân dân và giảm mâu thuẫn giữa hai nước. Đây là việc làm cao cả, sáng suốt mà sau này ở một số cuộc kháng chiến ta vẫn duy trì. BGH TTCM NTCM GV ra đề Nguyễn Thị Minh Thúy Nguyễn T. Thanh Thủy Nguyễn Thị Điệp Đỗ Thị Thuy