Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 9 - Đề 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

docx 5 trang thuongdo99 4340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 9 - Đề 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_lich_su_lop_9_de_2_nam_hoc_2020_2021_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 9 - Đề 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

  1. Trường THCS Trưng Vương ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Mã đề 002 Năm học 2020 – 2021 Môn: LỊCH SỬ 9 Thời gian: 45 phút Lưu ý: 1. Học sinh làm bài vào Phiếu trả lời trắc nghiệm. 2. Hết giờ làm bài học sinh nộp Đề và Phiếu trả lời trắc nghiệm. HÃY LỰA CHỌN MỘT ĐÁP ÁN ĐÚNG Câu 1. Tính đến năm 2007, Liên minh châu Âu (EU) gồm bao nhiêu nước thành viên? A. 25. B. 26. C. 27. D. 28. Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu phục hồi kinh tế nhờ vào kế hoạch nào? A. Kế hoạch phục hưng châu Âu B. Kế hoạch hợp tác phát triển kinh tế C. Kế hoạch kinh tế mới D. Kế hoạch viện trợ khẩn cấp Câu 3. Liên minh châu Âu viết tắt theo tiếng Anh là A. EU. B. AU. C. EC. D. EEC. Câu 4. Tháng 10/1990, Liên minh châu Âu chính thức đặt quan hệ ngoại giao với nước nào? A. Thái Lan. B. Lào. C. Campuchia. D. Việt Nam. Câu 5. Cho tới nay, Liên minh châu Âu là A. liên minh kinh tế - đối ngoại lớn nhất hành tinh. B. liên minh chính trị - văn hóa lớn nhất hành tinh. C. liên minh khoa học - kĩ thuật lớn nhất thế giới. D. liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới. Câu 6. Sau Chiến tranh lạnh, Tây Âu đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào? A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. B. Trở thành đối trọng của Mĩ. C. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới. D. Liên minh chặt chẽ với Nga. Câu 7. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự? A. Trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ. B. Chống Liên Xô. C. Tham gia khối quân sự NATO. D. Thành lập nhà nước Cộng hòa liên bang Đức. Câu 8. Để nhận được viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu phải A. liên minh chống Liên Xô và các nước Đông Âu. B. hạ thuế quan đối với hàng hoá của Mĩ. C. để hàng hoá Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu. D. đảm bảo các quyền tự do cho người lao động Câu 9. Sự vươn lên của Liên minh châu Âu đã tác động đến xu thế phát triển nào của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt? A. Đa cực. B. Đơn cực. C. Hai cực. D. Đa cực nhiều trung tâm. Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau nhằm A. thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. 1
  2. B. cạnh tranh với các nước ngoài khu vực. C. khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế. D. thành lập Nhà nước chung châu Âu. Câu 11. Bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) nước Mĩ A. nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. B. thu được nhiều lợi nhuận và trở thành giàu mạnh nhất thế giới. C. khôi phục kinh tế và phát triển “thần kì”. D. nền kinh tế phụ thuộc chặt chẽ vào các nước Châu Âu. Câu 12. Nguồn gốc nào gây nên sự bất ổn định trong xã hội Mĩ? A. Vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng. B. Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược. C. Sự chênh lệch giàu nghèo. D. Tài nguyên thiên nhiên khan hiếm. Câu 13. Hãy cho biết việc thực hiện “Chiến lược toàn cầu” Mĩ gặp thất bại tiêu biểu ở quốc gia nào? A. Chiến tranh Triều Tiên. B.Chiến tranh chống Cu-ba. C. Chiến tranh Trung Quốc. D. Chiến tranh xâm lược Việt Nam. Câu 14. Mục tiêu nào không thuộc “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ? A. Tiến hành chiến tranh xâm lược toàn thế giới. B. Ngăn chặn tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. C. Khống chế, chi phối các nước đồng minh. D. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. Câu 15. Liên minh quân sự nào dưới đây không phải do Mỹ lập ra? A. NATO B. VACSAVA C. SEATO D. CENTO Câu 16. Nhận xét nào phản ánh đúng sự phát triển kinh tế Mĩ trong thập kỷ 70 của thế kỉ XX? A. Tương đối ổn định hầu như không có sự tăng trưởng của nền kinh tế. B. Trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới. C. Tăng trưởng liên tục, Mĩ là trung tâm kinh tế tài chính số một thế giới. D. Giảm sút nghiêm trọng, Mĩ không còn là trung tâm kinh tế tài chính số một thế giới. Câu 17. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho địa vị kinh tế Mĩ bị suy giảm là A. sự vươn lên của Nhật Bản, Tây Âu. B. chi những khoản tiền khổng lồ cho chiến tranh. C. vấp phải nhiều cuộc khủng hoảng, suy thoái. D. Sự chênh lệch giàu nghèo. Câu 18. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật. B. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến C.Tài nguyên thiên nhiên phong phú . D.Tập trung sản xuất và tư bản cao . Câu 19. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 2
  3. A. Anh B. Pháp C. Mĩ D. Nhật Câu 20. Hai mươi năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới? A. Anh B. Pháp C. Mĩ D. Nhật. Câu 21. Tham dự hội nghị Ianta bao gồm nguyên thủ đại diện cho các quốc gia nào? A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Anh, Pháp, Liên Xô. C. Liên Xô, Mĩ, Anh. D. Liên Xô, Mĩ, Pháp. Câu 22. Hội nghị Ianta thông qua quyết định nào khiến thế giới hình thành trật tự 2 cực A. phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ B. nhanh chóng kết thúc chiến tranh. C. Tuyên bố chạy đua vũ trang. D. Phân chia thuộc địa. Câu 23. Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ kiểm soát Tây Đức, Nhật Bản, Nam Triều Tiên? A. Liên Xô. B. Anh. C. Pháp. D. Mĩ. Câu 24. Trật tự hai cực Ianta tan rã, thế giới đang tiến tới xác lập A. trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. B. trật tự thế giới đơn cực. C. trật tự thế giới không cực. D. trật tự thế giới hai cực tiếp tục phục hồi. Câu 25. Hậu quả của chiến tranh lạnh là gì? A. Thế giới phát triển. B. Thế giới ổn định theo một cực. B. Xã hội bất ổn. D. Thế giới căng thẳng, đứng trước nguy cơ chiến tranh. Câu 26. Khuôn khổ trật tự 2 cực Ianta do 2 quốc gia nào đứng đầu? A. Anh - Pháp. B. Anh - Mĩ. C. Liên Xô - Nhật. D. Mĩ - Liên Xô. Câu 27. Biểu hiện của “Chiến tranh lạnh” là A. ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thiết lập các khối quân sự. B. ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thiết lập các khối kinh tế. C. lôi kéo các nước đồng minh tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. D. tiến hành kế hoạch “Phục hưng Châu âu”. Câu 28. Xu thế chung của thế giới sau “Chiến tranh lạnh” là A. hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. B. hòa bình và hợp tác để cùng phát triển. C. điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế. D. vừa đối đầu lại vừa hợp tác khi cần thiết. Câu 29. “Chiến tranh lạnh” kết thúc đã tác động gì đến tình hình thế giới như thế nào? A. Mở ra chiều hướng để các nước phát triển. B. Mở ra chiều hướng để Mĩ và Liên Xô hợp tác. C. Mở ra chiều hướng giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng phương pháp hòa bình. D. Mở ra chiều hướng để Liên Xô nhanh chóng giải quyết khủng hoảng. 3
  4. Câu 30. Sau trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ, Mĩ không thể thiết lập trật tự thế giới một cực vì lí do cơ bản nào? A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố. B. Sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc. C. Bị Nhật Bản cạnh tranh gay gắt. D. Hệ thống thuộc địa kiểu mới của Mĩ bị sụp đổ. Câu 31. Nội dung nào sau đây không phải tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Là nước bại trận bị chiến tranh tàn phá nặng nề. B. Lần đầu tiên bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. C. Bị mất hết thuộc địa. D. Đất nước bị chia sẻ thành nhiều khu vực. Câu 32. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành A. một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. B. đứng thứ ba thế giới. C. một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của châu Âu. D. đứng thứ nhất thế giới. Câu 33. Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản là A. yếu tố con người là vốn quý nhất. B. áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. C. các công ty có sức cạnh tranh cao. D. chi phí cho quốc phòng thấp. Câu 34. Ý nghĩa của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này. B. Giúp Nhật Bản phát triển “thần kì”. C. Giúp Nhật Bản mở rộng quan hệ với các nước lớn. D. Giúp Nhật Bản thực hiện mưu đồ làm bá chủ châu Á. Câu 35. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế của Nhật Bản A. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. B. bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước NICs. C. lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài. D. là nước có nền kinh tế phát triển nhất. Câu 36. Năm 1973, Nhật Bản chịu tác động của sự kiện nào dưới đây? A. Khủng hoảng năng lượng thế giới. B. Khủng hoảng kinh tế thế giới. C. Khủng hoảng chất xám trong nước. D. Khủng hoảng tài chính thế giới. Câu 37. Để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, Việt Nam học hỏi từ Nhật Bản là cần phải coi trọng yếu tố nào? A. Giáo dục và khoa học – kĩ thuật. B. Đầu tư ra nước ngoài. C. Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. D. Bán các bằng phát minh, sáng chế. Câu 38. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị chiếm đóng bởi A. quân đội Anh. B. quân đội Pháp. C. quân đội Liên Xô. D. quân đội Mĩ. Câu 39. Kinh tế Nhật Bản chỉ phát triển mạnh mẽ khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh với A. Thái Lan, Triều Tiên. B. Trung Quốc. C. Liên Xô. D. Triều Tiên, Việt Nam. Câu 40. Từ năm 1952 – 1973, kinh tế Nhật đạt được sự phát triển cao, liên tục nhiều năm đạt hai con số thường được gọi là giai đoạn A. nhảy vọt. B. mạnh mẽ. C. thần kì. D. vượt bậc. HẾT 4