Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_8_nam_hoc_2013_2014_truo.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆ KIỂM TRA HKI – NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Học sinh làm bài trên giấy thi) Câu 1: (2,5 điểm) Nêu đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á? Vị trí đó có ý nghĩa gì đối với sự phát triển kinh tế của khu vực? Câu 2: (2,5 điểm) Cho biết đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản. Câu 3: (3 điểm) Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu đặc điểm của từng miền? Câu 4: (2 điểm) Dựa theo số liệu dưới đây (năm 2001) Khu vực Diện tích Dân số Mật độ dân số (Nghìn Km2) (Triệu người) (người/km2) Đông Á 11762 1503 128 Nam Á 4489 1356 302 Đông Nam Á 4495 519 115 Trung Á 4002 56 14 Tây Nam Á 7016 286 41 Hãy: - Vẽ biểu đồ thể hiện mật độ dân số của các khu vực ở châu Á. - Nhận xét về sự phân bố dân cư của các khu vực. Hết
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 8 NĂM HỌC 2012 – 2013 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM (ĐỀ CHÍNH THỨC) Câu 1: (2,5 điểm) - Vị trí địa lý khuvực Tây Nam Á: + Giới hạn: nằm khoảng từ 120B-420B; 260Đ-730Đ (0,5đ) + Tiếp giáp: -> khu vực châu Âu, châu Phi và khu vực Trung Á, Nam Á. (0,5đ) -> biển A-ráp, Địa Trung Hải, Ca-xpi, biển Đen, biển Đỏ. (0,5đ) - Ý nghĩa: Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, là cầu nối giữa ba đại lục Á, Âu, Phi, án ngữ đường thông thương giữa châu Âu với châu Đại Dương qua Địa Trung Hải, biển Đỏ. (1đ) Câu 2: (2,5 điểm) Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản (Mỗi ý đúng 0,5đ) * Kinh tế: - Là cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới sau Mĩ. - Phát triển công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu. - Các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới: chế tạo ô tô, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng. * Xã hội: - Năm 2001 bình quân GDP đầu người đạt 33.400USD - Chất lượng cuộc sống cao và ổn định. Câu 3: (3 điểm) (Mỗi ý đúng 0,5đ) - Nam Á có 3 miền địa hình khác nhau. - Phía Bắc: + Là hệ thống núi Hymalaya hùng vỹ, chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. + Dãy Hymalaya là ranh giới khí hậu giữa 2 khu vực Trung Á và Nam Á. - Phía Nam: + Là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. + Rìa phía Tây và phía Đông của sơn nguyên là dãy Gát Tây và Gát Đông. - Ở giữa là đồng bằng Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-ráp đến bờ vịnh Ben-gan.
- Câu 4: (2 điểm) * Vẽ đúng biểu đồ cột (1đ), có đầy đủ tên biểu đồ, chú thích (0,25đ) * Nhận xét: - Khu vực có dân cư tập trung đông nhất là Nam Á_302 người/km 2, thấp nhất là Trung Á chỉ 14 người/km2. (0,25đ) - Giải thích: Khu vực Nam Á có số dân lớn nhưng diện tích không lớn lắm; Đồng bằng một số sông lớn (sông Hằng, sông Ấn), đồng bằng ven biển tập trung dân cư; đặc biệt là Ấn Độ_ quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới. (0,5đ)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 8 NĂM HỌC 2012 - 2013 Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề) (Học sinh làm bài trên giấy thi) ĐỀ DỰ BỊ Câu 1: (2,5 điểm) Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Nam Á. Câu 2: (2,5 điểm) Cho biết đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản. Câu 3: (3 điểm) Các dạng địa hình của Tây Nam Á phân bố như thế nào? Câu 4: (2 điểm) Dựa theo số liệu dưới đây Tỷ trọng cơ cấu GDP (%) Các ngành kinh tế Năm 1995 Năm 2001 Nông-lâm-thủy sản 28,4 25,0 Công nghiệp-xây dựng 27,1 27,0 Dịch vụ 44,5 48,0 Hãy: - Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Ấn Độ trong 2 năm 1995 và 2001. - Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ. Hết
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 8 NĂM HỌC 2012 – 2013 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM (ĐỀ DỰ BỊ) Câu 1: (2,5 điểm) Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Nam Á: - Tình hình chính trị, xã hội thường không ổn định. (0,75đ) - Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. (0,75đ) - Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á, có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế: giảm giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ, (1đ) Câu 2: (2,5 điểm) Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản (Mỗi ý đúng 0,5đ) * Kinh tế: - Là cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới sau Mĩ. - Phát triển công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu. - Các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới: chế tạo ô tô, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng. * Xã hội: - Năm 2001 bình quân GDP đầu người đạt 33.400USD - Chất lượng cuộc sống cao và ổn định. Câu 3: (3 điểm) (Mỗi ý đúng 0,75đ) Tây Nam Á là một khu vực nhiều núi và cao nguyên. - Phía Đông Bắc có các dãy núi cao chạy từ Địa Trung Hải, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kỳ và sơn nguyên I-ran. - Phía Tây Nam là sơn nguyên A-rap chiếm phần lớn diện tích bán đảo A-rap. - Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa sông Ti-grơ và Ơ-phrat bồi đắp. Câu 4: (2 điểm) - Vẽ đúng biểu đồ tròn (0,75đ), có đầy đủ tên biểu đồ, chú thích (0,25đ) - Nhận xét: (Mỗi ý đúng 0,25đ) + Cơ cấu kinh tế của Ấn Độ có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại + Tỷ trọng nông-lâm-thủy sản có xu hướng giảm (giảm từ 28,4% xuống 25%) + Tỷ trọng của công nghiêp-xây dựng khá ổn định. + Tỷ trọng ngành dịch vụ ngày càng tăng (tăng từ 44,5% lên 48%).