Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

docx 2 trang Đăng Bình 08/12/2023 920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2017_2018_so.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2017 - 2018 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MÔN: HÓA HỌC LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (2,0 điểm) Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phản ứng, ghi rõ điều kiện nếu có): CaO → Ca(OH)2 → CaCl2 → Ca(NO3)2 → CaCO3 Câu 2: (2,0 điểm) Cho các kim loại: Mg, Cu, Na, Al. a) Những kim loại nào trên đây, trong thực tế được sử dụng làm dây dẫn điện? b) Sắp xếp các kim loại trên theo chiều tăng dần mức độ hoạt động hóa học. c) Cho dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 và MgSO4, dùng kim loại nào trong 4 kim loại trên để thu được dung dịch chỉ chứa MgSO4? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Câu 3: (2,0 điểm) a) Nêu phương pháp sản xuất natri hiđroxit từ muối ăn, viết phương trình hóa học minh họa. b) Trình bày phương pháp phân biệt 3 chất rắn sau: CaCO3, KNO3 và K2SO4. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có). Câu 4: (2,0 điểm) a) Để hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe, cần dùng vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M. Tính V. b) Đề xuất các biện pháp thích hợp để hạn chế sự gỉ sét của các khung cửa bằng sắt trong quá trình sử dụng. Câu 5: (2,0 điểm) Cho 50 gam dung dịch H2SO4 19,6% vào cốc chứa 200 gam dung dịch Ba(OH)2 1,71%. Sau phản ứng thu được chất rắn A và dung dịch B. a) Tính khối lượng chất rắn A và nồng độ phần trăm của dung dịch B. b) Dung dịch B có thể phản ứng được với hóa chất nào sau đây: dung dịch Na 2CO3, dung dịch HNO3, Zn? Viết phương trình hóa học của các phản ứng. HẾT Cho H= 1, O = 16, S = 32, Ba = 137, Cl = 35,5, Al = 27, Na = 23, Fe = 56 Học sinh được dùng bảng tuần hoàn, bảng tính tan và máy tính cá nhân theo quy định.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2017 – 2018 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC 9 ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 (2,0 điểm) Viết đúng 4 phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện, nếu có) 0,5x4 Câu 2 (2,0 điểm) 0,25x2 a) Kim loại dùng làm dây dẫn điện: Cu và Al. 0,5 b) Sắp xếp theo chiều tăng dần mức độ hoạt động của các kim loại: Cu, Al, Mg, Na. c) Dùng Mg dư 1,0 PTHH: Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu Câu 3 (2,0 điểm) a) Nêu đúng phương pháp, viết đúng phương trình hóa học 0,5 b) Trích mẫu thử - Dùng nước để nhận biết CaCO3 (0,5 điểm) - Dùng dung dịch BaCl để nhận biết 2 dung dịch còn lại (0,5 điểm) 2 1,5 - Viết đúng PTHH: BaCl2 + K2SO4 → BaSO4 + 2KCl (0,5 điểm) Câu 4 (2,0 điểm) a) Viết phương trình hóa học: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 nFe = 0,15 mol → nHCl = 0,3 mol 0,3 V = 0,15 lít = 150 ml. 1,0 2 b) Các biện pháp: Sơn, lau chùi thường xuyên. 0,5x2 Câu 5 (2,0 điểm) a) nH SO 0,1 mol; n 0,02 mol 2 4 Ba OH 2 H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O 1,5 Ban đầu: 0,1 0,02 Phản ứng: 0,02 0,02 0,02 Sau phản ứng: 0,08 0 0,02 m = 0,02. 233 = 4,66 gam BaSO4 m dư = 0,08. 98 = 7,84 gam H2SO4 Khối lượng dung dịch sau phản ứng: 50 + 200 – 4,66 = 245,34 gam 0,5 7,84 C% = 100% 3,2%. H2SO4 245,24 Nếu HS tính nồng độ của BaSO4 thì trừ 0,25 điểm b) Dung dịch B chứa H 2SO4 nên tác dụng được với Zn, Na 2CO3. Viết phương trình hóa học. - Học sinh có thể trình bày cách khác, hợp lí thì cho điểm tối đa. - Các đơn vị tổ chức thảo luận và thống nhất biểu điểm chi tiết.