Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017_so.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - Năm học 2016 - 2017 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1. (2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Nguyễn Du, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Ngữ văn 9, tập 1) a. Trong các từ in nghiêng đậm, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? (1.0 điểm) b. Gọi tên 02 biện pháp tu từ và chỉ ra những từ ngữ thực hiện 02 biện pháp tu từ đó? (1.0 điểm) Câu 2. (3 điểm) Viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước : Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập 1) Câu 3. (5 điểm) Hãy kể một câu chuyện đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc về nghị lực sống mà em đã được chứng kiến hoặc biết đến (qua các phương tiện truyền thông, nghe kể lại). - Hết -
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 I. Hướng dẫn chung Câu 1 (2 điểm) - Dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức tiếng Việt. - Học sinh có thể trình bày dưới hình thức gạch đầu dòng, trình bày theo yêu cầu đề. Câu 2 (3 điểm) - Nhận diện đúng dạng đề, khoa học trong cách xử lí đề. - Cảm nhận được cơ bản những ý chính của đoạn thơ, văn viết có cảm xúc. - Bố cục bài làm theo hình thức đoạn văn hoặc bài văn ngắn. - Diễn đạt mạch lạc không mắc lỗi câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả - Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Câu 3 (5 điểm) - Nhận diện đúng dạng đề, khoa học trong cách xử lí đề. - Biết kết hợp giữa ngôn ngữ kể chuyện và sử dụng các yếu tố nghị luận, miêu tả, biểu cảm một cách có hiệu quả. - Bố cục, kết cấu và diễn biến câu chuyện chặt chẽ, logic. - Diễn đạt mạch lạc không mắc lỗi câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả. - Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. II. Hướng dẫn chấm chi tiết ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Ý Nội dung Điểm Từ được dùng theo nghĩa chuyển, nghĩa gốc (Mỗi từ đúng được 1.0 0,25 điểm) a - Ngọn: nghĩa chuyển. - Hoa: nghĩa gốc. - Chân: nghĩa chuyển. - Mặt: nghĩa chuyển. 1 Gọi tên 02 biện pháp tu từ và chỉ ra những từ ngữ thực hiện 02 biện pháp tu từ đó: - Điệp ngữ buồn trông. 0.5 b - Câu hỏi tu từ: Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?, Hoa 0.5 trôi man mác biết là về đâu ?. Ngoài ra, các biện pháp tu từ khác có thể có là: ẩn dụ, tiểu đối, điệp cấu trúc Học sinh có thể có nhiều cách cảm nhận khác nhau, song cần biết phân tích các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật trong đoạn thơ để nêu 2 được ý chính: - Chiến tranh càng lúc càng ác liệt thể hiện qua hình ảnh những 1.0 chiếc xe không kính, không đèn, không mui
- - Hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn với tư thế hiên ngang, 1.0 tinh thần lạc quan, tình cảm yêu nước nồng nàn và ý chí giải phóng miền Nam. 1.0 - Tác giả đã sử dụng biện pháp đối lập giữa “không” (thiếu thốn vật chất, điều kiện chiến đấu khắc nghiệt) và “có” (tâm hồn lạc quan, ý chí chiến đấu ngoan cường) qua ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn a) Giới thiệu chung về câu chuyện được kể. 0.5 b) Nội dung câu chuyện: - Hoàn cảnh, thời gian, không gian xảy ra câu chuyện; những 4.0 3 nhân vật có liên quan. - Diễn biến (tập trung những chi tiết, tình huống toát lên ý nghĩa về nghị lực sống của nhân vật), kết thúc câu chuyện. - Cảm xúc, tâm trạng của người kể. 0.5 c) Kết bài: Bài học sâu sắc rút ra từ câu chuyện Lưu ý chung: Dưới đây chỉ là những ý cơ bản học sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể, các đơn vị có thể thảo luận để thống nhất đáp án, giáo viên cần chú ý kĩ năng làm bài và sự sáng tạo của học sinh, tránh việc đếm ý cho điểm.