Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2017_2018_so.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - Năm học 2017 - 2018 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1. (2,0 điểm) Nói như đấm vào tai, Đánh trống lảng, Nửa úp nửa mở, Nói băm nói bổ, Mồm loa mép giải. Chọn thành ngữ trên đây phù hợp ý nghĩa các câu sau và cho biết phương châm hội thoại liên quan đến mỗi thành ngữ: a. Nói bốp chát, thô bạo: b. Nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu: c. Nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý: d. Lảng ra, né tránh không muốn tham dự một việc nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi: Câu 2. (3,0 điểm) Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. (Nguyễn Du, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Ngữ văn 9, Tập một) Câu 3. (5,0 điểm) Em đã từng có một người bạn tốt. Nhưng vì hiểu lầm hoặc thiếu sự cảm thông mà hai người tránh mặt nhau. Sau đó, cả hai tìm cách giải tỏa khúc mắc và tình bạn trở lại như xưa. Hãy tưởng tượng để kể lại câu chuyện đó. - Hết -
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 I. Hướng dẫn chung Câu 1. (2,0 điểm) - Dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức tiếng Việt. - Học sinh trình bày theo yêu cầu đề. Câu 2. (3,0 điểm) - Vận dụng các kĩ năng làm văn nghị luận. - Cảm nhận được cơ bản những ý chính của đoạn thơ, văn viết có cảm xúc. - Bố cục bài làm theo hình thức đoạn văn hoặc bài văn ngắn. - Diễn đạt mạch lạc không mắc lỗi câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả - Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Câu 3. (5,0 điểm) - Vận dụng các kĩ năng làm văn tự sự. - Biết kết hợp giữa ngôn ngữ kể chuyện và sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm một cách có hiệu quả. - Bố cục, kết cấu và diễn biến câu chuyện logic. - Diễn đạt mạch lạc không mắc lỗi câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả. - Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. II. Hướng dẫn chấm chi tiết ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung Điểm a) Nói băm nói bổ (Phương châm lịch sự) 2,0 b) Nói như đấm vào tai (Phương châm lịch sự) 1 c) Nửa úp nửa mở (Phương châm cách thức) d) Đánh trống lảng (Phương châm quan hệ) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm Học sinh có thể có nhiều cách cảm nhận khác nhau, song cần biết phân tích các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật trong đoạn thơ để nêu được ý chính: - Đoạn trích diễn tả tâm trạng nhớ thương Kim Trọng của Kiều khi đang 0,5 ở lầu Ngưng Bích. 2 - Nhớ về Kim Trọng, Kiều nhớ về lời thề nguyền, tưởng tượng cảnh 1,5 Kim Trọng cũng đang hướng về mình, ngày đêm đau đáu chờ tin. Trong nỗi niềm ấy, Kiều càng cảm thấy xót xa, đau đớn. - Đoạn trích thể hiện ngòi bút tinh tế của Nguyễn Du khi miêu tả tâm trạng của nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm, hình ảnh ước lệ: 1,0 Kiều nhớ đến Kim Trọng đầu tiên là hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lí. Đoạn trích góp phần khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của Kiều. 3 Đề bài yêu cầu học sinh tưởng tượng để kể lại câu chuyện: Em đã
- từng có một người bạn tốt. Nhưng vì hiểu lầm hoặc thiếu sự cảm thông mà hai người tránh mặt nhau. Sau đó, cả hai tìm cách giải tỏa khúc mắc và tình bạn trở lại như xưa. Do vậy, học sinh phải biết tạo câu chuyện có nội dung đáp ứng được yêu cầu của đề bài. Bài làm đáp ứng các ý cơ bản sau: a) Giới thiệu chung về câu chuyện được kể (chú ý tạo tình huống 0,5 cho câu chuyện) b) Kể lại câu chuyện 4,0 - Hoàn cảnh, thời gian, không gian xảy ra câu chuyện. - Diễn biến, kết thúc câu chuyện (phần này yêu cầu học sinh phải nắm được những suy nghĩ, tình cảm, tính cách của người bạn để tổ chức câu chuyện; kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, tự sự ) c) Khẳng định ý nghĩa của tình bạn. 0,5 Lưu ý chung: Trên đây chỉ là những ý cơ bản học sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể, các đơn vị có thể thảo luận để thống nhất đáp án, giáo viên cần chú ý kĩ năng làm bài và sự sáng tạo của học sinh, tránh việc đếm ý cho điểm.