Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)

doc 4 trang Đăng Bình 09/12/2023 1250
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_6_nam_hoc_2013_2014_truo.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆ KIỂM TRA HKI – NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP MÔN: VẬT LÝ – LỚP 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Học sinh làm bài trên giấy thi) Câu 1 (1 điểm): ĐCNN của thước là gì? Câu 2 (2 điểm): Nêu 1 ví dụ về lực tác dụng lên vật làm cho vật bị: a) Biến dạng. b) Biến đổi chuyển động. Câu 3 (2,5 điểm): a) Nêu tên các máy cơ đơn giản thường dùng? b) Vì sao muốn lên đỉnh núi cao, người ta không làm đường thẳng từ chân núi mà lại làm đường lượn ngoằn ngòeo quanh sườn núi? Câu 4 (2 điểm): a) Trình bày cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ b) Một bình chia độ chứa 60cm3 nước. Thả 1 hòn đá vào, nước dâng lên tới vạch 68cm 3. Tính thể tích của hòn đá? Câu 5(2,5 điểm): Một quả cầu bằng sắt có khối lượng riêng là 7800kg/m3, có thể tích 0,07 m3 a) Tính khối lượng của quả cầu? b) Tính trọng lượng của quả cầu? c) Tính trọng lượng riêng của quả cầu?
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÍ LỚP 6 Học kì I- Năm học 2013-2014 ĐỀ CHÍNH THỨC Câu Nội dung Điểm Câu 1 ĐCNN của thước là khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp 1 điểm ( 1đ) trên thước (hoặc là số đo nhỏ nhất có thể đo được bằng thước đó) Câu 2 - Nêu được ví dụ về biến dạng 1 điểm ( 2đ) - Nêu được ví dụ về biến đổi chuyển động 1 điểm Câu 3 a) - Mặt phẳng nghiêng 0,5 điểm (2,5đ) - Đòn bẩy 0,5 điểm - Ròng rọc 0,5 điểm b) Đường lên núi cao được làm lượn ngoằn ngoèo quanh 1 điểm sườn núi là để làm giảm độ nghiêng của đường dốc nhờ đó ít tốn lực khi nâng vật lên đỉnh núi, vì vậy làm cho ta lên núi được dễ dàng hơn Câu 4: a/ Trình bày đúng cách đo thể tích vật rắn không thấm nước 1 điểm (2 đ) bằng bình chia độ: b/ Thể tích của hòn đá: 68 - 60 = 8cm3 1 điểm Câu 5: (2,5đ) Cho biết: V = 0,07m3 a/ Khối lượng của quả cầu: D= 7800 ( kg/m3) m= DxV= 7800 x 0.07= 546 (kg) 1 điểm : a/ m= ? b/ Trọng lượng của quả cầu: b/ P = ? P=mx10 = 546x10 = 5460 (N) 1 điểm c/ d = ? c/ Trọng lượng riêng của quả cầu: d=10xD = 10 . 7800 = 78 000 ( N/m3) 0,5 điểm
  3. PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆ KIỂM TRA HỌC KÌ I năm học 2013 - 2014 TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP MÔN: VẬT LÍ LỚP 6 Thời gian : 45 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ DỰ BỊ Câu 1: (2 điểm) a/ GHĐ của thước là gì? b/ Xác định GHĐ và ĐCNN của thước có trong hình sau? 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10cm mmn Câu 2. (2 điểm) Một em bé chơi bong bóng bay, một tay giữ chặt đầu dây làm bóng không bay lên cao được. Hỏi: a) Quả bóng chịu tác dụng của những lực nào? b) Tại sao quả bóng không tiếp tục bay lên cao? Câu 3: (2 điểm) Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì? Mỗi kết quả nêu một ví dụ. Câu 4: ( 2 điểm) Tại sao khi lên dốc cao một số người không đạp thẳng lên dốc mà đạp ngoằn ngoèo? Câu 5: (2 điểm) Một quả cầu bằng kim loại có thể tích 20cm3 và có khối lượng 178g. a/ Tính trọng lượng của quả cầu? b/ Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu? c/ Tính trọng lượng riêng của quả cầu?
  4. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÍ LỚP 6 (ĐỀ DỰ BỊ) HỌC KÌ I - Năm học 2013 - 2014 Câu 1: (2 điểm) a/ GHĐ của thước là số đo lớn nhất ghi trên thước. ( hoặc là số đo lớn nhất mà thước đó có thể đo được) : 1đ b/ GHĐ: 10cm : 0.5đ ĐCNN: 0.1cm : 0.5đ Câu 2: ( 2 điểm) a/ Lực đẩy của không khí và lực giữ của tay em bé . 1đ b/ Vì quả bóng chịu tác dụng của hai lực cân bằng. 1đ Câu 3: ( 2 điểm) - Biến dạng 0,5đ - Biến đổi chuyển động 0,5đ ví dụ biến dạng, biến đổi chuyển động 1đ Câu 4: ( 2 điểm) Vì đạp ngoằn ngoèo thì độ nghiêng của dốc giảm nhờ đó ít tốn lực khi lên dốc, vì vậy làm cho ta lên dốc được dễ dàng hơn. Câu 5: ( 2 điểm) Cho biết: Giải V = 20cm3 = 0.00002 m3 a/ Trọng lượng của quả cầu: m = 178 g = 0.178 kg P = 10 .m = 10 . 0.178 = 1.78 (N) 0,5đ a/ P = ? b/ Khối lượng riêng của chất làm quả cầu: b/ D = ? D = m / V = 0.178 / 0.00002 = 8900 ( kg/m3) 1đ c/ d = ? c/ Trọng lượng riêng của chất làm quả cầu: d = 10 . D = 10 . 8900 = 89 000 ( N/m3) 0,5đ