Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên

docx 3 trang thuongdo99 2170
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_ngu_van_8_nam_hoc_2016_2017_truong_thcs.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN 8 TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2016 - 2017 TIẾT: 41 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ SỐ 4 Ngày kiểm tra: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách ghi lại những chữ cái đứng đầu đáp án đúng. 1. Trong số những nhà văn sau, nhà văn nào từng là một người lính? A. Xéc-van-tét. B. O.Hen-ri. C. An-đéc-xen. D. Ai-ma-tốp. 2. Cho biết đoạn văn bản sau trích trong tác phẩm nào, của tác giả nào: “Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch”. A. “Đôn-ki-hô-tê” của Xéc-van-tét. B. “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. C. “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri. D. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. 3. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”? A. Xây dựng cặp nhân vật tương phản. B. Nghệ thuật trào phúng nhẹ nhàng, hóm hỉnh. C. Kết cấu đảo ngược tình huống bất ngờ. D. Tạo ra kết cấu hai mạch kể chuyện lồng ghép. 4. Một trong những giá trị nội dung nổi bật của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” là: A. Phê phán bọn nhà giàu sống không có lương tâm. B. Ca ngợi tinh thần đoàn kết. C. Ca ngợi lòng nhân ái, sự đùm bọc của con người với con người. D. Lên án tội ác của bọn thống trị. II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (3 điểm): Cho đoạn văn bản sau: “Đôn-ki-hô-tê suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn-xi- nê-a của lão, bắt chước những hiệp sĩ lão từng đọc trong sách thức trắng nhiều đêm ròng ở trong rừng hoặc nơi hoang mạc liên tưởng nhớ tới tình nương. Xan-chô Pan- xa thì không thế, bởi vì dạ dày no căng toàn là rượu thịt, bác ngủ một mạch, và nếu như chủ không gọi, thì dù ánh nắng chiếu thẳng vào mặt, và vô số tiếng chim hót líu lo đón mừng một ngày mới có lẽ cũng không đủ để đánh thức bác.” b. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào, của ai? c. Chỉ ra và nêu tác dụng của các nghệ thuật đặc sắc trong đoạn văn bản trên. Câu 2 (5 điểm): Viết một đoạn văn khoảng 10 – 12 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri. Trong đoạn văn có sử dụng tình thái từ.
  2. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT I. Phần trắc nghiệm. Câu 1 (2 điểm) 1. A 2. C 3. A, B 4. C Mỗi đáp án đúng, đủ được 0,5 điểm II. Phần tự luận. Câu 1 (3 điểm): a. Đoạn văn bản nằm trong đoạn trích“Đánh nhau với cối xay gió” (0,5 điểm) của tác giả Xéc-van-tét (0,5 điểm). b. Các biện pháp nghệ thuật và tác dụng trong đoạn - Đặc sắc nghệ thuật: + Nghệ thuật tương phản: Đôn-ki-hô-tê suốt đêm không ngủ vì nhớ tình nương và Xan- chô Pan-xa dạ dày toàn rượu thịt và ngủ một mạch (0,5 điểm). + Cách kể chuyện sinh động, giọng điệu hóm hỉnh, trào phúng (0,5 điểm). - Tác dụng: + Làm nổi bật tính cách đối lập và bổ sung cho nhau của hai nhân vật: Đôn-ki-hô-tê giàu tinh thần hiệp sĩ, lãng mạn nhưng rập khuôn sách vở; Xan-chô Pan-xa đơn giản, lạc quan, thực tế đến mức thực dụng (0,5 điểm) + Tạo nên tiếng cười trào phúng châm biếm nhẹ nhàng (0,5 điểm) Câu 2 (5 điểm): * Về hình thức: (1 đ): - Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo số lượng câu. - Đúng kiểu bài phát biểu cảm nghĩ. - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi, từ ngữ trong sáng. - Có sử dụng và chỉ ra tình thái từ. * Về nội dung: (4 điểm): - Bức tranh về chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên của O.Hen-ri là một kiệt tác: + Về hình thức: chiếc lá giống y như thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm” và “rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa ” đến mức Giôn-xi và Xiu là hai họa sĩ mà không nhận ra đó chỉ là một bức tranh. (0,75 điểm) + Về ý nghĩa: Chiếc lá nhỏ bé bền bỉ đã thức tỉnh Giôn-xi, khiến cô nhận ra “muốn chết là một tội” và tìm được ý nghĩa giá trị của sự sống cũng như niềm tin và hi vọng sống, cứu cô thoát khỏi bàn tay của Tử thần. (0,5 điểm) Chiếc lá được tạo nên không phải chỉ từ cọ và màu vẽ trong một điều kiện thời tiết khắc nghiệt mà còn từ tấm lòng yêu thương và sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men. (0,75 điểm) Sự ra đời của chiếc lá phải trả cái giá rất đắt, chính là sinh mệnh của cụ Bơ-men, nhưng nó cũng chính là kiệt tác đem lại niềm tin và một cuộc đời mới cho Giôn-xi. (0,75 điểm) Chiếc lá là biểu tượng của khát vọng sống, là biểu tượng của tình yêu thương và lòng hi sinh cao cả vì đồng loại của con người. (0,75 điểm)
  3. - Cảm nhận của bản thân về ý nghĩa truyện và hình tượng chiếc lá, rút ra bài học về lòng nhân ái. (0,5 điểm) * Duyệt đề Người ra đề Nhóm trưởng Ban giám hiệu Trần Thuý An Dương Thị Hồng Nhung Hoàng Thị Tuyết