Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 6, 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cự Khối

doc 9 trang thuongdo99 4160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 6, 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_ngu_van_lop_6_7_nam_hoc_2016_2017_truon.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 6, 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 6 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC: 2016-2017 MA TRẬN ĐỀ Ngày kiểm tra: 14/12/2016 I- Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn 6 học kì I: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. 2. Kĩ năng: Rèn luyện, củng cố khái quát, tổng hợp kiến thức đã học: Thể loại, cảm thụ chi tiết, hình ảnh, và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: Có ý thức làm bài tự giác, nghiêm túc. II- Ma trận: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng cao Nội dung Kiến thức Tiếng Số câu, ý: 2 Số câu, ý: 2 Số câu, ý: 2 Số câu, ý: 5 Việt ( từ nhiều Số điểm: 1 Số điểm:1 Số điểm: 1 Số điểm: 3 nghĩa, từ loại, cụm từ, ) Kiến thức Văn Số câu, ý: 1 Số câu, ý: 1 Số câu, ý: 2 bản (thể loại, cảm Số điểm: 0,5 Số điểm:1,5 Số điểm: 2 nhận chi tiết, ) Viết bài văn tự sự Số câu, ý: 1 Số câu, ý: 1 hoàn chỉnh Số điểm: 5 Số điểm: 5 Tổng Số câu, ý : 3 Số câu, ý: 2 Số câu : 2 Số câu: 1 Số câu : 8 Số điểm: 1,5 Số điểm: 2,5 Số điểm: 1 Số điểm: 5 Số điểm 10
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 6 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC 2016 -2017 Thời gian làm bài : 90 phút Ngày kiểm tra: 14/ 12/ 2016 I. Trắc nghiệm (2điểm): Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra bài làm chữ cái đầu trước những câu trả lời đúng. Câu 1: Những truyện nào sau đây là truyện ngụ ngôn? A- Ếch ngồi đáy giếng C- Thầy bói xem voi B- Thạch Sanh D- Sơn Tinh, Thủy Tinh Câu 2: Những cụm từ nào sau đây là cụm danh từ? A- Những chiếc thuyền buồm C- Vừa học bài xong. B- Đang nhìn lên bầu trời D- Một con cá vàng Câu 3: Yếu tố nào không thể thiếu trong văn bản tự sự? A- Cảm xúc, suy nghĩ C- Quan sát, tưởng tưởng B- Nhân vật, sự việc D- Bàn luận, đánh giá Câu 4: Tromg các câu sau, từ “ ăn” nào được dùng với nghĩa chuyển? A- Tôi vừa ăn cơm xong. C- Chúng tôi làm công ăn lương. B- Em rất thích ăn kem. D- Vì điểm kém nên Nam bị ăn đòn. II. Tự luận (8điểm): Câu 1: (1,5điểm) a) Truyện “ Em bé thông minh” thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy nêu đặc điểm của thể loại truyện dân gian đó? b) Nêu ý nghĩa chi tiết: “Tiếng đàn thần” trong truyện “ Thạch Sanh”? Câu 2: (1,5điểm) Cho các từ: thầy giáo, suy nghĩ a) Xác định từ loại của các từ trên. b) Hãy phát triển các từ trên thành cụm từ. c) Đặt câu với một trong số các cụm từ đã tạo được ở câu (b) và cho biết chức năng ngữ pháp của cụm từ đó. Câu 3: (5điểm)Em hãy đóng vai nhân vật Thánh Gióng kể lại câu chuyện “ Thánh Gióng. (Trình bày thành một bài văn hoàn chỉnh)
  3. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2016 -2017 Phần I. Trắc nghiệm ( 2điểm ): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5điểm ( Với câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn đúng, nếu học sinh chọn thiếu hoặc thừa đáp án đúng thì không cho điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án A,C A,D B C,D Phần II. Tự luận (8điểm) Câu 1: (1,5điểm) a) HS xác định được: - Truyện “ Em bé thông minh” là truyện cổ tích. = 0,25điểm - Đặc điểm của cổ tích: + Là truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc như ngốc = 0,5điểm nghếch, thông minh, dũng sĩ, + Có yếu tố hoang đường, kì ảo + Thể hiện ước nguyện, mong ước của nhân dân về công bằng xã hội. b) HS nêu được ý nghĩa chi tiết “ Tiếng đàn thần kì” trong truyện “ Thạch = 0,75điểm Sanh”: - Tiếng đàn giúp cho Thạch Sanh được giải oan, giải thoát; giúp cho công chúa khỏi câm, mẹ con Lí Thông bị vạch mặt, - Tiếng đàn làm cho quân của 18 nước chư hầu phải đầu hàng -> là vũ khí cảm hóa kẻ thù. - Tượng trưng cho cái thiện, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Câu 2: (1,5điểm) a) HS xác định đúng từ loại ( mỗi từ được = 0,25điểm) = 0,5điểm + thầy giáo: danh từ + suy nghĩ: động từ b) HS phát triển đúng thành cụm từ ( mỗi từ được = 0,25điểm) = 0,5điểm c) - HS đặt đúng một trong các cụm từ đã tạo ở câu (b). = 0,25điểm - Xác định đúng chức năng ngữ pháp của cụm từ đó. = 0,25điểm Câu 3: (5điểm) 1) Yêu cầu:
  4. a) Hình thức: - Đúng dạng bài: Văn kể chuyện. - Bố cục rõ ràng, đầy đủ: Mở bài, thân bài, kết bài. - Diễn đạt trôi chày, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu thông thường. - Sử dụng ngôi kể thứ nhất, xưng “ tôi”, chọn vai Thánh Gióng để kể chuyện. b) Nội dung: Đảm bảo hệ thống các sự việc trong truyện: 2) Dàn bài và biểu điểm: - Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc. = 0,5điểm - Thân bài: Kể đầy đủ hệ thống các sự việc theo đúng trình tự của truyện. = 4điểm - Sự ra đời của Thánh Gióng. - Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đi đánh giặc. - Thánh Gióng lớn nhanh như thổi. - Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc. - Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời. ( Nếu HS không kể về sự ra đời của Thánh Gióng, GV vẫn cho tối đa) - Kết bài: Kết thúc câu chuyện và ý nghĩa. = 0,5điểm - Vua phong Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và những dấu tích còn sót lại của Thánh Gióng. * Lưu ý: Căn cứ vào bài làm của HS, GV cho điểm phù hợp. Điểm bài tập làm văn làm tròn đến 0,5 Ban giám hiệu duyệt Tổ (nhóm) CM Đỗ Thị Thu Hương
  5. UBND QUẬN LONG BIÊN KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN: NGỮ VĂN 7 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC 2016 – 2017 MA TRẬN ĐỀ Ngày kiểm tra: 14 tháng 12 năm 2016 I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Củng cố những kiến thức đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7 học kì I: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. - Học sinh nhận biết Văn bản, Tiếng Việt về: tác giả, tác phẩm, thể loại, nội dung, thành ngữ, điệp ngữ, 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng chép thơ, trả lời câu hỏi ngắn, tác dụng của phép tu từ. - Rèn luyện kiến thức về văn bản biểu cảm. 3. Thái độ: Có ý thức làm bài tự giác, nghiêm túc. II. Ma trận: Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số cao Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL Kiến thức 2 1 2 1 Tiếng Việt (thành ngữ, chơi chữ ; điệp ngữ ) 1 2 1 2 Phần văn bản 2 1 2 1 (chép thơ, nghệ thuật, nội dung; thể loại ) 1 1 1 1 1 1 - Văn biểu cảm 5 5 Câu 2 2 1 1 1 7 (ý) Tổng số Điểm 1 1 1 2 5 10
  6. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 7 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC 2016 -2017 Thời gian làm bài : 90 phút Ngày kiểm tra: 14/ 12/ 2016 I. Trắc nghiệm (2điểm): Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra bài làm chữ cái đầu trước những câu trả lời đúng. Câu 1: Từ nào sau đây là từ ghép? A- Mặt mũi C- Mũm mĩm B- Long lanh D- Chăm chỉ Câu 2: Trong những dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ? A- Vắt cổ chày ra nước. C- Chó ăn đá ,gà ăn sỏi. B- Nhất nước ,nhì phân, tam cần , tứ giống. D- Khoai đất lạ , mạ đất quen. Câu 3: Trong các văn bản sau, văn bản nào được viết theo thể thơ “Thất ngôn bát cú Đường luật”? A- Cảnh khuya- Hồ Chí Minh C. Qua đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan B- Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến D. Sông núi nước Nam - Lí Thường Kiệt Câu 4: Dòng nào dưới đây thể hiện nội dung của bài thơ “Rằm tháng giêng”? A- Bức tranh tuyệt đẹp của đêm trăng rằm trên sông nước. B- Phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của nhà cách mạng. C- Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương. D- Tâm hồn thơ phong phú, tình yêu thiên nhiên. Phần II. Tự luận (8điểm) Câu 1 (3 điểm): a. Chép chính xác khổ thơ đầu bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. b. Xác đinh và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ vừa chép. Câu 2 (5 điểm): Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. (Trình bày thành một bài văn hoàn chỉnh) Hết
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2016 -2017 Phần I. Trắc nghiệm ( 2điểm ): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5điểm ( Với câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn đúng, nếu học sinh chọn thiếu hoặc thừa đáp án đúng thì không cho điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án A B,D B,C A,B,D Phần II. Tự luận (8điểm) Câu 1: (3điểm) a. HS chép chính xác khổ đầu bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. = 1điểm (Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm) b. - HS chỉ đúng biện pháp tu từ trong khổ thơ: điệp từ “nghe”, ẩn dụ = 0,5điểm chuyển đổi cảm giác “Nghe xao động bàn chân đỡ mỏi”. (Mỗi biện pháp tu từ = 0,25điểm) - Tác dụng: = 1,5điểm + Điệp từ “nghe” nhắc lại 3 lần -> để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Đồng thời, gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ 0,75điểm ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “ Nghe xao động đỡ mỏi” -> ở đây 0,75điểm không chỉ nghe bằng thính giác mà còn nghe bằng cảm giác, bằng hồi tưởng -> gợi sự tâm tư, tình cảm, sự nhớ lại những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ ấu khi nghe âm thanh quen thuộc Câu 2: (5 điểm) 1. Yêu cầu chung: - Đúng thể loại văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Bài viết hoàn chỉnh, có đủ ba phần; bố cục mạch lạc, văn viết có cảm xúc. - Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường; lời văn trong sáng, dễ hiểu. 2. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể cảm nhận theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: a. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời.
  8. - Cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ. b. Thân bài: (4 điểm) Nêu cảm nghĩ cụ thể về nội dung và nghệ thuật: - Cảm xúc về cảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc. = 1,5 điểm - Cảm xúc về tâm hồn yêu thiên nhiên và về tấm lòng yêu nước của Bác. = 1,5 điểm - Cảm xúc về vẻ đẹp của ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, phép tu từ, trong bài thơ. = 1điểm c. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định tình cảm với bài thơ, với nhà thơ hoặc khái quát giá trị, sức sống của bài thơ * Lưu ý: Căn cứ vào bài làm của HS, GV cho điểm phù hợp. Điểm bài tập làm văn làm tròn đến 0,5 Ban giám hiệu duyệt Tổ (nhóm) CM Đỗ Thị Thu Hương