Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Mậu Lương

doc 4 trang Thu Nguyệt 27/07/2023 830
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Mậu Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2015_2016_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Mậu Lương

  1. PHÒNG GD&ĐT HÀ ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II _ NĂM HỌC 2015- 2016 TRƯỜNG THCS MẬU LƯƠNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài 90 phút-Không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1 (1đ): Cho biết nội dung chính của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ ? Câu 2 (2đ): Tại sao có thể nói ‘‘Tục ngữ là túi khôn của nhân dân’’ ? Chép chính xác 1 câu tục ngữ đã học trong bài “Tục ngữ về con người, xã hội” và nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đó. Câu 3 (2đ): Hãy chuyển các câu sau đây thành câu chủ động hoặc bị động ? a. Đám mây đen che lấp cả bầu trời. b. Anh Sơn được tặng danh hiệu Cây kéo vàng. c. Các bạn trong lớp rất thích chiếc đèn lồng ấy. d. Nó bị mọi người chê trách. Câu 4 (0,5đ): Mở rộng thành phần chủ ngữ trong câu sau thành một cụm chủ vị: Con mèo làm vỡ lọ hoa Câu 5 (4,5đ ): “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy ? Hết
  2. ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 7 Câu 1 (1đ). - Giản dị trong đời sống trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. - Sự giản dị hài hòa với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. - Chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, thấm đượm tình cảm chân thành. Câu 2 (2đ) a. Giải thích Tại sao có thể nói ‘‘Tục ngữ là túi khôn của nhân dân’’ ?(1đ) - Tục ngữ thể hiện vốn hiểu biết của nhân dân về nhiều mặt: tự nhiên, lao động sản xuất - Tục ngữ thể hiện vốn tri thức của nhân dân đã qua thời gian sàng lọc, lại được diễn đạt bằng những hình thức ngắn gọn, có vần điệu dễ nhớ, dễ truyền để mọi người vận dụng. b. Chép đúng câu tục ngữ (0,5 điểm) c. Nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ 0,5đ Câu 3 (2đ) Mỗi câu chuyển đổi đúng được 0,5đ a. Bầu trời bị đám mây đen che lấp. b. Danh hiệu Cây kéo vàng đã trao cho anh Sơn. c. Chiếc đèn lồng ấy được các bạn trong lớp rất thích. d. Mọi người chê trách nó. Câu 4 (0,5đ): HS có thể chuyển đổi theo nhiều cách khác nhau VD: Con mèo nhảy làm vỡ lọ hoa. Câu 5 (4,5đ) A. Hình thức - Đúng kiểu bài nghị luận giải thích - Bố cục rõ ràng, trình bày khoa học, sạch sẽ - Các ý sắp xếp hợp lí theo luận điểm. Lập luận chặt chẽ, mạch lạc. B. Nội dung a. Mở bài: - Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc. - Giới thiệu, trích dẫn câu ca dao. b. Thân bài: * Giải thích ý nghĩa của câu ca dao. - Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. - Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc. * Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau ? - Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh để chiến đấu , chiến thắng mọi kẻ thù, để chung tay xây dựng đất nước.
  3. - Đoàn kết là một truyền thống quí báu của dân tộc cần được gữ gìn và phát huy. - Nếu không đoàn kết (tức chia rẽ) thì sẽ thế nào ? * Những dẫn chứng minh họa về sức mạnh của đoàn kết. * Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa ? - Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm - Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện * Liên hệ bản thân: - Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian (yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp ) c. Kết bài: - Khẳng định giá trị của câu ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc. - Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.
  4. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề Chủ đề 1 : Văn Hiểu nội dung bản Ý nghĩa văn của văn bản chương Số câu : Số câu:1 Số câu:1 Số điểm : Số điểm:1 1đ =10% Tỉ lệ % 10% Chủ đề 2 : Tục Giá trị của tục ngữ ngữ Số câu : Số câu:1 Số câu:1 Số điểm : Số điểm:2 2đ =20% Tỉ lệ % 20% Chủ đề 3 : Câu Nêu khái niệm Chuyển đổi chủ động, câu bị động Số câu : Số câu:0,5 Số câu:0,5 Số câu:1 Số điểm : Số điểm:1 Số điểm:1 2đ =20% Tỉ lệ % 10% 10% Chủ đề 4 : Dùng Mở rộng câu cụm chủ vị để mở bằng cụm chủ vị rộng câu Số câu : Số câu:1 Số câu:1 Số điểm : Số điểm:1 1đ =10% Tỉ lệ % 10% Chủ đề 5: Câu tục Viết bài văn nghị ngữ luận Số câu : Số câu:1 Số câu:1 Số điểm : 4đ =40% 4đ =40% Tỉ lệ %