Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Đề 2 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

docx 5 trang thuongdo99 5530
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Đề 2 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_ngu_van_lop_7_de_2_nam_hoc_2016_2017_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Đề 2 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU, MA TRẬN TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN 7 Đề số: 2 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 7 theo ba nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc- hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. 2. Kĩ năng : Kỹ năng giải các bài tập, làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 3. Thái độ : Giáo dục HS ý thức nghiêm túc, tự giác trong thi cử. II. Ma trận: STT NỘI DUNG CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ TỔNG Nhận biết Thông hiểu Vận Vận dụng dụng cao - Văn học: 1 1 1 3 1 1đ 1đ 1đ 3đ - Tiếng việt: 1 1 2 2 0.5đ 1,5đ 2đ - Tập làm văn 1 1 3 5đ 5đ Tổng câu 2 2 1 1 6 Tổng điểm 1,5đ 2,5đ 1đ 5đ 10đ Tỉ lệ % 15% 25% 10đ 50% 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học 2016-2017 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra:14/12/2016 Câu 1(5đ): Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” (SGK Ngữ văn 7 – Tập I) a. Bài thơ trên có tên là gì? Nêu tên tác giả. b. Bài thơ có mấy lớp nghĩa? Đó là những nghĩa nào? c. Tìm hai cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ. d. Xác định thành ngữ có trong bài thơ và nêu tác dụng. e. Từ nghĩa của câu thành ngữ trong bài thơ, em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữa trong xã hội ngày nay.(trình bày bằng đoạn văn khoảng 5 câu) Câu 2(5đ) : Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Chúc các con làm bài thi tốt!
  3. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN 7 Câu Đáp án Điểm a. Tên bài thơ: Bánh trôi nước 0.5đ - Tác giả: Hồ Xuân Hương 0.5đ b. – Bài thơ có hai lớp nghĩa: + Nghĩa đen: Miêu tả hình dáng, cấu tạo và cách làm 0,5đ bánh trôi nước. + Nghĩa bóng: Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân Câu 1(5đ) phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. 0.5đ c. Cặp từ trái nghĩa: nổi – chìm; rắn – nát 0,5đ d. Thành ngữ: Bảy nổi ba chìm 0.5đ - Tác dụng: Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận lênh đênh, chìm nổi mặc cho số phận định đoạt của người phụ nữ Việt Nam 1đ trong xã hội phong kiến xưa. Qua đó bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc của tác giả đối với họ. e. Số phận của người phụ nữ trong xã hội ngày nay được hưởng quyển bình đẳng với nam giới. Ở ngoài xã hội, phụ nữ là những người tài giỏi, nhưng trong gia 1đ đình, họ vẫn là con thảo, vợ hiền, là người mẹ tận tụy và giàu tình yêu thương đối với các con. *Hình thức: - Đúng thể loại văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Bài rõ bố cục, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không sai chính tả, ngữ pháp, diễn đạt. *Nội dung: a. Mở bài : - Bài thơ được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác năm 1947 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tại chiến khu Việt Bắc. - Giữa cuộc chiến đầy gian khổ Bác vẫn ung dung, tự tại, lạc quan vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên nhưng vẫn cánh cánh một nỗi lòng lo cho vận mệnh
  4. của đất nước. b. Thân bài : * Ý 1: Miêu tả cảnh đêm trăng rừng êm đềm, thơ mộng Câu 2(5đ) Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa - Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách. Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ. - Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng - Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động, tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người. Bác phải thực sự yêu con người, yêu thiên nhiên mới viết được câu thơ hay như vậy. * Ý 2: Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà - Bác bâng khuâng, say đắm thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ. Nhưng không, với Bác còn một lí do quan trọng hơn đó là : Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. - Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. - Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. c. Kết bài: - Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung). - Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. 2. Biểu điểm: - Điểm 5: Bài làm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết mạch lạc, lưu loát, bố cục hợp lí. - Điểm 4: Bài đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu,
  5. còn vài sai sót nhỏ nhưng không đáng kể - Điểm 3: Bài đạt ½ yêu cầu, nội dung sơ sài song vẫn đảm bảo các ý chính - Điểm 1-2: Bài sơ sài, còn thiếu ý, diễn đạt còn lủng củng - Điểm 0: không làm được gì hoặc lạc đề. - Lưu ý : Giáo viên linh hoạt trong việc trong việc chấm điểm. Chú ý đến bố cục và cách diễn đạt của học sinh mà cho điểm sao cho phù hợp. Duyệt của BGH Duyệt của tổ nhóm CM NTCM - GV ra đề Phạm Thanh Nga Nguyễn Thị Minh Thúy Nguyễn Thị Thanh Thủy