Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Hồng Đăng

docx 4 trang thuongdo99 3090
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Hồng Đăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_i_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2016_2017_truong_thcs.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Hồng Đăng

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN MỤC TIÊU - MA TRẬN TỔ: XÃ HỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2016 - 2017 TIẾT (PPCT): 69-70 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : - Đánh giá kết quả nhận thức của học sinh về những kiến thức văn bản văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học trong học kì I. 2. Kĩ năng: - HS vận dụng được những kiến thức đã học vào quá trình làm bài. 3. Thái độ: - Rèn thái độ làm bài nghiêm túc. - Phát huy tính cẩn thận, chủ động, sáng tạo của học sinh. II. MA TRẬN ĐỀ: CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Tổng TT Nội dung số câu/ Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng điểm cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Tác giả - tác I.1 1 câu/1đ phẩm (0.5đ) 2 Nhận diện từ I.2 1 câu/1đ (0.5đ) 3 Liên hệ thực I.3 II.1.c 1 câu, 1 tế (0.5đ) (1đ) ý/1.5đ 4 Nội dung - I.4 II.1.b 1 câu, 1 nghệ thuật (0.5đ) (1đ) ý/0.5đ 5 Chép chính II.1.a 1 ý/1đ xác (1đ) 6 Viết bài văn II.2 1 câu/5đ biểu cảm (5đ) Tổng 2đ 2đ 6đ 6 câu/ 10đ
  2. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 7 TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2016-2017 TIẾT (PPCT): 69-70 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SỐ 1 Ngày kiểm tra: 12/12/2016 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm ) Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách ghi lại chữ cái đứng đầu những phương án đúng: “Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không?” (SGK Ngữ văn 7 – Trang 159) Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, của ai? A. Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng B. Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương C. Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam D. Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài. Câu 2. Từ nào dưới đây là từ Hán Việt? A. Hương thơm C. Tinh khiết B. Xanh D. Lúa non Câu 3. Đoạn văn gợi cho em tình cảm nào đối với cốm – nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Hà Nội? A. Thờ ơ vì mình không thích món ăn này. B. Cảm thấy thú vị khi đọc trang văn tinh tế của Thạch Lam và biết về nguồn gốc của cốm. C. Trân trọng và gìn giữ cốm – sản vật giản dị của ẩm thực Hà Nội. D. Không có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa ẩm thực vì thấy khó tiếp nhận. Câu 4: Những yếu tố nào sau đây góp phần tạo nên thành công của các văn bản tùy bút em đã học trong chương trình Ngữ văn 7? A. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật B. Xây dựng tình huống đặc sắc, kịch tính C. Tấm lòng trân trọng, gắn bó, yêu mến của tác giả với đối tượng miêu tả. D. Ngòi bút tinh tế, nhạy cảm. II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm): Câu 1 (3 điểm): a. Chép chính xác hai câu thơ đầu bài thơ «Cảnh khuya» - Hồ Chí Minh. b. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ thứ nhất? Nêu tác dụng? c. Hai câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm với thiên nhiên? Câu 2 (5 điểm): Cảm nghĩ về dòng sông quê hương.
  3. III. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM (ĐỀ SỐ 1): I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) 1. C 3. B, C 2. C 4. C, D Mỗi câu trả lời đúng, đủ được 0,5 đ II. Phần tự luận (8 điểm) Câu 1 (3 điểm): a. Chép chính xác hai câu thơ như đề yêu cầu (1đ). Nếu sai một lỗi trừ 0,25đ, không trừ quá tổng số điểm của cả câu. b. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ đầu: so sánh “tiếng suối” với “tiếng hát xa”, bút pháp lấy động tả tĩnh (0,5 đ) Tác dụng: + Làm nổi bật tiếng suối ngân vang, trong trẻo, ấm áp, tràn đầy sức sống trên nền cảnh đêm khuya yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc (0,25 đ). + Bộc lộ tình yêu thiên nhiên và tâm hồn nhạy cảm tinh tế của tác giả (0,25 đ) c. HS nêu được tình cảm với thiên nhiên: yêu mến, gắn bó, biết bảo vệ thiên nhiên (1 đ) (có thể chấp nhận nhiều cách trình bày khác nhau miễn là thể hiện được tình cảm, suy nghĩ tích cực) Câu 2 (5 điểm): 1. Yêu cầu: a. Yêu cầu chung: - Đúng dạng bài: văn biểu cảm - Bố cục rõ, đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu thông thường. - Viết đúng nội dung đề yêu cầu: dòng sông quê hương. b. Yêu cầu cụ thể: * Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm: dòng sông quê hương. * Thân bài: - Biểu cảm về đặc điểm dòng sông: nguồn gốc, hình dáng, màu sắc, khung cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt trên sông và hai bên bờ - Biểu cảm về lợi ích của dòng sông: bồi đắp phù sa, mang lại nguồn lợi thủy sản, tô điểm cho cảnh đẹp quê hương, ghi dấu truyền thống lịch sử, cảm hứng cho sáng tác nghệ thuật - Biểu cảm thông qua kỉ niệm sâu sắc giữa mình với dòng sông * Kết bài: Tình cảm, mong muốn của em với dòng sông quê hương. 2. Biểu điểm: - Mở bài và kết bài: 1 điểm. + Mở bài và kết bài đúng, đủ: 0,5 điểm. + Mở bài và kết bài đúng, đủ, có sáng tạo: 1 điểm. - Thân bài: 4 điểm - Điểm 4: Đáp ứng đủ yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc, có sáng tạo, bộc lộ được năng lực viết văn tốt.
  4. - Điểm 3: Đáp ứng đủ các yêu cầu, bài viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, còn mắc một vài lỗi. - Điểm 2: Đạt ½ yêu cầu. Nội dung có thể sơ sài nhưng có cảm xúc, không mắc quá nhiều lỗi thông thường. - Điểm 1: Bài làm không đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài; diễn đạt kém; không làm nổi bật được cảm xúc; mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 0: Để giấy trắng hoặc lạc đề. Lưu ý: Giáo viên chấm căn cứ vào bài làm của HS cho các mức điểm còn lại. * Duyệt đề Ban giám hiệu Nhóm CM Người ra đề Tô Thị Kim Thoa Lê Thị Hồng Đăng