Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

doc 2 trang thuongdo99 5090
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2018_2019_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2018 – 2019 Ngày kiểm tra: 12/ 12/ 2018 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (3,0 điểm): a. - Chép chính xác bài thơ “Cảm nghĩ trong đem thanh tĩnh” (phần dịch thơ) của nhà thơ Lý Bạch. - Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ. b. Trong bài thơ “Cảm nghĩ trong đem thanh tĩnh”, tác giả thể hiện tình yêu quê hương của mình. Là học sinh, em thể hiện tình yêu quê hương đất nước như thế nào? Câu 2 (2,0 điểm): a. Giải nghĩa các thành ngữ: bách chiến bách thắng; lên thác xuống ghềnh. a. Đặt một câu có sử dụng một trong hai thành ngữ trên. Câu 3 (5,0 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: 3,0 điểm a.- Chép chính xác bài thơ “Cảm nghĩ trong đem thanh tĩnh” (sai một từ trừ 1,0 đ 0,25 điểm, không trừ quá tổng số điểm của câu). - Nội dung, nghệ thuật: 1,0 đ + Nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương quê hương của một người sống xa nhà trong một đêm thanh tĩnh. + Nghệ thuật: Phép đối; ngôn ngữ giản dị mà tinh luyện. b. Liên hệ lòng yêu nước của học sinh: yêu gia đình, yêu quê hương, và ý thức 1,0 đ trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để góp phần dựng xây đất nước. Câu 2: 2,0 đ * Giải nghĩa thành ngữ - Bách chiến bách thắng: Trăm trận trăm thắng 0,5 đ - Lên thác xuống ghềnh: Trải qua nhiều gian truân, vất vả nguy hiểm 0,5 đ * Đặt câu đúng có sử dụng một trong hai thành ngữ trên. 1,0 đ Câu 3: 5,0 đ 1. Hình thức: - Đúng kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học - Bố cục rõ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 2. Nội dung: a.Mở bài: ( 0,5đ ) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời. - Nêu cảm xúc chung :Bài thơ tả cảnh thiên nhiên- đêm trằng rằm ở chiến khu Việt Bắc; qua đó đã bộc lộ được cảm xúc và niềm vui dạt dào của Bác . b.TB: ( 4đ ) Trình bày chi tiết, cụ thể cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ : - Bức tranh thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc tràn ngập sắc xuân : + Điệp từ « xuân » + Tình yêu thiên nhiên tha thiết, tâm hồn nhạy cảm với không gian cao, xa, rộng : mặt nước, dòng sông, bầu trời, vầng trăng - Lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. - Cảm xúc về vẻ đẹp của ngôn ngữ và hình ảnh thơ. c.KB: ( 0,5đ ) Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về bài thơ và với tác giả. 3. Biểu điểm. a. Mở bài, kết bài: hợp lí, hấp dẫn (0,5 điểm/phần) b. Thân bài - Điểm 4: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, hành văn lưu loát, có cảm xúc. - Điểm 3: Đạt yêu cầu. Nội dung có thể chưa đầy đủ nhưng vẫn đảm bảo làm nổi bật, cảm nghĩ về bài thơ, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu thông thường. - Điểm 2: Bài đạt ½ yêu cầu. Nội dung sơ sài, diễn đạt lủng củng. - Điểm 1: Bài không đạt yêu cầu. Nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém. - Điểm 0: Để giấy trắng hoặc lạc đề. Lưu ý: Giáo viên căn cứ các mức điểm trên và bài làm cụ thể của HS để cho các mức điểm còn lại. BGH duyệt (Tổ, nhóm)trưởng CM duyệt Người ra đề