Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng Khanh

doc 5 trang thuongdo99 4350
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021_nguyen.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng Khanh

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học 2020 - 2021 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 29/12/ 2020 ĐỀ SỐ Phần I (3,5 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới Trái Đất hơn nữa! Hãy bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng. Hãy cùng nhau hành động: “MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO NI LÔNG”. (Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục ) Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Thông điệp mà văn bản gửi đến chúng ta là gì? Câu 2: Xét về cấu tạo, câu văn cuối của đoạn trích trên thuộc kiểu câu gì? Việc sử dụng kiểu câu ấy có ý nghĩa như thế nào? Câu 3: Từ hiểu biết về văn bản và thực tế cuộc sống, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề bảo vệ môi trường. Phần II (6,5 điểm): Câu 1: Chép chính xác bốn câu thơ cuối trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Câu 2: Phân tích phép đối được sử dụng trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ em vừa chép. Câu 3: Em hiểu như thế nào về hình ảnh “những kẻ vá trời” có trong đoạn thơ vừa chép? Câu 4: Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu nêu cảm nhận về bốn câu thơ em vừa chép ở trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và trợ từ (Gạch chân, chỉ rõ). Chúc các em làm bài thi tốt!
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU, MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học 2020 - 2021 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 29/12/ 2020 ĐỀ SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức của học sinh về các đơn vị kiến thức Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn đã được học trong học kì I. - Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh 2. Kĩ năng: - Kiểm tra kĩ năng làm bài, vận dụng các kiến thức đã học theo cách thức kiểm tra đánh giá mới. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức làm bài, học bài nghiêm túc, trung thực, có hiệu quả 4. Năng lực: tổng hợp, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, cảm thụ, tưởng tượng, phân tích II. MA TRẬN ĐỀ : TT Cấp độ tư duy Nhận Thông Vận Vận Tổng Chủ đề biết hiểu dụng dụng cao 1 Tác giả, tác phẩm, 1 2 thể loại, phương Văn thức biểu đạt, chép 1.5 thơ, Nghệ thuật, ý 1 nghĩa chi tiết, hình ảnh . 1.5 3 2 Trường từ vựng, 1 1 2 Tiếng tượng hình, tượng Việt thanh, trợ từ, thán từ, tình thái từ, nói quá, câu chia theo cấu tạo 0.5 1.5 2 3 TLV Đoạn văn 2 2 5 5 Tổng số câu 2 2 2 6 Tổng số điểm 2 3 5 10 Tỉ lệ % 20% 30% 50% 100%
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học 2020 - 2021 Thời gian: 90 phút ĐỀ SỐ Phần I (3,5 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1. - Văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” 0,5đ 1 điểm - Thông điệp: Hãy quan tâm tới Trái Đất, hãy bảo vệ Trái Đất bằng 0,5đ việc làm cụ thể : Một ngày không sử dụng bao bì ni lông. - Lời kêu gọi ở cuối văn bản sử dụng kiểu câu: Câu rút gọn 0,5đ Câu 2. - Việc sử dụng kiểu câu ấy có ý nghĩa: 1 điểm + Tạo thông tin nhanh, tránh lặp từ. 0,25đ + Nhấn mạnh lời kêu gọi đối với tất cả mọi người: Hãy quan tâm đến việc bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực, không sử dụng 0,25đ bao bì ni lông. * Về hình thức: + Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo độ dài 2/3 trang giấy. 0,5đ + Có trình tự mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt rõ ý, đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, * Về nội dung: Đoạn văn đảm bảo các ý cơ bản sau Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận Câu 3. Thân đoạn: 1,5 điểm - Giải thích: Môi trường là gì? Là những điều kiện tự nhiên xung quanh chúng ta: nước chúng ta uống, không khí chúng ta thở, đất chúng ta trồng 0,25đ trọt - Vai trò của môi trường : quan trọng đối với cuộc sống con người, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh của mỗi một con người. Môi trường là món quà rất quý giá mà con người được tạo hoá ban tặng, - Thực trạng : Một sốngười chưa có ý thức giữ gìn môi trường: Ở Hồ Gươm, do thói quen vứt rác nên ta thấy trên mặt hồ vẫn bập bềnh bao nhiêu là vỏ hộp, túi nilon, khu vực dân cư nhiều nơi rác thải bỏ không 0,25đ đúng nơi quy định, vứt bừa bãi Ngành công nghiệp nặng phát triển, những nhà máy mỗi năm thải ra một lượng lớn khí C02 rất độc hại, có thể làm thủng tầng ôzôn. Chúng ta đang phải đối mặt với các hiện tượng
  4. hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên từng ngày - Nguyên nhân của sự tàn phá môi trường chủ yếu là do lòng tham và sự thiếu ý thức của con người. - Giải pháp: Với mỗi người, phải tạo lập cho mình thói quen bỏ rác vào 0,25đ thùng, phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ. +Việc tuyên truyền, giáo dục mọi người cần có ý thức bảo vệ môi trường + Không nên sử dụng bao bì ni lông vì chúng vừa có hại cho môi trường lại còn khó tiêu huỷ. Thay cho túi ni lông là những loại túi bằng sợi tre, 0,25đ nứa. + Nên giảm thiểu tối đa các phương tiện ô tô, xe máy. Chúng ta nên đi bộ, xe đạp hoặc xe bus. Liên hệ bài học nhận thức, hành động cho bản thân. Kết đoạn: Khẳng định vai trò của việc bảo vệ môi trường. Phần II (6,5 điểm) Câu 1. - Học sinh chép chính xác 4 câu thơ cuối của bài thơ theo SGK Ngữ văn 1 điểm 8, tập I, NXB Giáo dục 0.5đ + Sai lỗi về từ, trừ 0,25 điểm với một lỗi + Sai lỗi về chính tả, trừ 0,25 điểm với hai lỗi (Chú ý: Tổng số điểm trừ không quá số điểm của câu) - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1908, Phan Châu Trinh bị khép vào tội xúi giục nhân dân nổi loạn chống thuế ở Trung Kì nên bị bắt đày ra Côn 0.5đ Đảo. Bài thơ được làm trong lúc ông đang bị bắt lao động khổ sai. Phép đối: Câu 2. Đối lập giữa những thử thách gian nan (Tháng ngày – mưa nắng: chỉ 1đ 1 điểm những gian khổ phải chịu đựng không phải một sớm, một chiều mà dài dặc qua nhiều năm tháng) với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ (thân sành sỏi) và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng (dạ sắt son) Câu 3. - Hình ảnh “những kẻ vá trời” được hiểu là những người tù cách mạng có 0.5đ 1 điểm chí lớn cứu dân, cứu nước, họ là những con người dũng cảm dám xả thân vì nước nên khi trong cảnh tù đày vẫn coi thường gian khổ, khó khăn. - Hình ảnh “những kẻ vá trời” vốn có trong văn học Trung đại, chỉ những con người có tầm vóc lớn lao phi thường, có khả năng thay đổi thế gian 0.25đ trời đất “đội đá vá trời”. - Cách nói hình tượng này đã thể hiện niềm tự hào kiêu hãnh về công 0.25đ việc to lớn mà con người theo đuổi. Câu 4. * Về hình thức: 3,5 + Đúng hình thức đoạn văn 0.5đ điểm + Có trình tự mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt rõ ý, đúng chuẩn 0.5đ chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, + Sử dụng đúng yêu cầu Tiếng Việt 0.5đ
  5. * Về nội dung: Đoạn văn đảm bảo các ý cơ bản sau - Phân tích được phép đối trong hai câu thơ luận: Đối lập giữa những thử 1đ thách gian nan (Tháng ngày – mưa nắng: chỉ những gian khổ phải chịu đựng không phải một sớm, một chiều mà dài dặc qua nhiều năm tháng) với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ (thân sành sỏi) và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng (dạ sắt son) - Học sinh phân tích được các biện pháp tu từ: phép đối, nói quá, phép liên tưởng thú vị trong hai câu thơ kết để thấy được chí lớn của những 1đ con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào những năm đầu thế kỉ XX; phân tích hình ảnh “những kẻ vá trời” . => Tinh thần kiên trung, ý chí sắt đá, nghị lực mạnh mẽ của người anh hùng trong cảnh tù đày. BGH duyệt Tổ trưởng Nhóm trưởng Người ra đề Nguyễn T. Thanh Thủy Lương Thị Duyên Nguyễn T.Hồng Khanh