Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cự Khối

doc 7 trang thuongdo99 6340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 29/ 12/ 2020 Mã đề 01 Phần I: (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời. Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. (Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015) Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2 (1.0 điểm): Tìm một trường từ vựng có trong đoạn trích trên? Xác định các từ thuộc trường từ vựng ấy. Câu 3 ( 1.0 điểm): Theo em, sai lầm đem đến những tổn thất và bài học gì cho đời? Câu 4 (0.5 điểm) : Em hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên. Phần II. (7.0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Mẹ tôi cầm nón vẫy tay tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.” (Sách Ngữ văn 8, tập I – NXB Giáo dục) Câu 1( 1.0 điểm) . Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1.0 điểm). Trong đoạn trích trên, tại sao người mẹ “vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi”, thì “tôi” lại “òa lên khóc rồi cứ thế nức nở”? Qua đó, em thấy được điều gì về nhân vật này? Câu 3 (1.0 điểm). Tìm và phân tích cấu tạo một câu ghép có trong đoạn văn trên. Câu 4 (4.0 điểm). Bằng những hiểu biết của em về văn bản chứa đoạn trích trên , hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo cách lập luận tổng – phân - hợp trình bày cảm nhận của em về nhân vật chú bé Hồng. Trong đoạn văn có sử dụng trợ từ (gạch chân hoặc chú thích trợ từ). Chúc các con làm bài tốt
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NGỮ VĂN 8 Năm học 2020- 2021 Mã đề 01 Phần I 3.0 điểm Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5điểm Câu 2 1.0 điểm - HS tìm đúng một trường từ vựng: 0.5điểm + Ví dụ; Tính cách con người 0.5điểm - HS xác định đúng các từ thuộc trường từ vựng ấy: + Ví dụ: ảo tưởng, hèn nhát, sợ hãi Câu 3 1.0 điểm Sai lầm đem đến những tổn thất và bài học quý giá trong cuộc đời: - Sai lầm đem đến những tổn thất về cả vật chất, tinh thần (nỗi buồn, sự chán 0.5điểm nản, tuyệt vọng, ) - Sai lầm cũng đem đến những bài học kinh nghiệm, bài học về ý chí, nghị 0.5điểm lực; bài học về cách đối nhân xử thế, cách sống, cách làm người, Câu 4 Thông điệp có ý nghĩa nhất: Đừng sợ thất bại, sai lầm, đừng sợ mọi thử thách, 0.5điểm gian khổ, hãy bản lĩnh, tự tin đối mặt với mọi sóng gió để rèn luyện bản thân, Phần II 7.0 điểm Câu 1: 1.0 điểm - Văn bản “Trong lòng mẹ” 0.5điểm - Tác giả: Nguyên Hồng 0.5điểm Câu 2: 1.0 điểm - Hồng không khóc ngay khi gặp mẹ mà đợi đến lúc mẹ xoa đầu hỏi (tức là 0.75điểm khi đón nhận được sự âu yếm, vỗ về của mẹ) em mới “òa lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Đây là những giọt nước mắt bị dồn nén bấy lâu nay, đó là giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện. - Qua đó ta thấy: + Khao khát được gặp mẹ đến cháy bỏng 0.25điểm + Tấm lòng rất mực yêu thương và tin tưởng mẹ Câu 3: 1.0 điểm - Tìm đúng một câu ghép: 0.5điểm - Phân tích đúng cấu tạo 0.5điểm Câu 4: 4.0điểm a. Hình thức: 1.0 điểm - Đúng kiểu đoạn văn tổng – phân – hợp 0,25 điểm - Đủ số câu: 10 đến 12 câu; diễn đạt mạch lạc, có liên kết. 0,25 điểm - Có sử dụng trợ từ và gạch chân (hoặc chú thích rõ) 0,5 điểm b. Nội dung:
  3. - Cậu bé Hồng có một tuổi thơ đầy cay đắng và tủi cực. 3.0 điểm + Cha cậu mất sớm do nghiện ngập, mẹ cậu vì túng quẫn nên bỏ con đi tha 1.5 điểm hương cầu thực. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nhà nội. - Cậu bé Hồng có một trái tim tha thiết yêu thương mẹ. 1.5 điểm + Mặc cho bà cô luôn nói xấu mẹ cậu nhưng tình yêu của Hồng dành cho mẹ vẫn đằm thắm, vẹn nguyên. + Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. *Lưu ý: Căn cứ vào bài làm cụ thể của HS và biểu điểm, GV cho điểm phù hợp Ban giám hiệu duyệt Tổ (nhóm) CM ra đề
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 29/ 12/ 2020 Mã đề 02 Phần I (3.0 điểm): Đọc đoạn trích trong văn bản sau và trả lời câu hỏi: CHUYỆN TRONG VƯỜN Có một cây hoa giấy và một cây táo cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho lá xanh mướt, tốt tươi. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực. Còn cây táo thì vẫn đứng lặng lẽ ở một góc vườn, thân cành trơ trọi, nứt nẻ. Cây hoa giấy nói: - Táo ơi! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi khu vườn để lấy chỗ cho tớ trổ hoa. Cây táo nép mình im lặng. Ít lâu sau, cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá tròn tròn, bóng láng. Rồi cây táo trổ hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu, cây kết những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng. (Theo Internet - Những giá trị tinh thần) Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích của văn bản trên. Câu 2 (1.0 điểm): Tìm một trường từ vựng có trong đoạn trích trên? Xác định các từ thuộc trường từ vựng ấy. Câu 3 (0.5 điểm): Chỉ ra các từ láy trong đoạn trích trên và nêu tác dụng chung của các từ láy ấy. Câu 4 (1.0 điểm): Từ đoạn trích trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về vai trò của sự hiểu đúng, đánh giá đúng về nhau và trân trọng những đóng góp của mỗi cá nhân trong tập thể? Phần II: (7điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Chị Dậu nghiến chặt hai hàm răng: - Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của 1 anh chàng nghiện với sức xô đẩy của một người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm được gậy của hắn. Hai người giằng co, du dẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng hầu cận ông lí yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lảng cho 1 cái, ngã nhào ra thềm.” Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2( 1.0 điểm): Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản? Câu 3( 1.0 điểm): Tìm và phân tích cấu tạo một câu ghép có trong đoạn văn? Câu 4 ( 4.0 điểm) : Cho câu chủ đề sau: “Chị Dậu là người phụ nữ vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ”. Em hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu để làm sáng tỏ nhận xét trên; trong đoạn văn có sử dụng 1 tình thái từ (gạch chân hoặc chú thích tình thái từ)? Chúc các con làm bài tốt
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NGỮ VĂN 8 Năm học 2020- 2021 Mã đề 01 Phần I 3.0 điểm Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0.5điểm Câu 2: 1.0 điểm - HS tìm đúng một trường từ vựng: 0.5 điểm + Ví dụ: Bộ phận của cây, - HS xác định đúng các từ thuộc trường từ vựng ấy: 0.5 điểm + Ví dụ: lá, hoa, quả, chồi, Câu 3 0.5 điểm - Từ láy : lặng lẽ, trơ trọi, tròn tròn. 0.25điểm - Tác dụng: gợi tả được hình ảnh của cây táo một cách cụ thể, sinh động, có 0.25điểm giá trị biểu cảm cao. Câu 4 1.0 điểm Từ đoạn trích trong văn bản trên, ta thấy: 0.5 điểm + Vai trò của sự hiểu đúng, đánh giá đúng về nhau và trân trọng những đóng góp của mỗi cá nhân trong tập thể là rất quan trọng. 0.5 điểm + Mỗi cá nhân là một ý kiến, một khả năng, một đóng góp riêng bởi vậy cần trân trọng những màu sắc riêng đó, để làm nên một tập thể hoàn hảo, nhiều màu sắc. Phần II 7.0 điểm Câu 1: 1.0 điểm - Văn bản: “ Tức nước vỡ bờ” 0.5điểm - Tác giả: Ngô Tất Tố 0.5điểm Câu 2: 1.0 điểm Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản :’ - Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” là một câu tục ngữ ngắn gọn, rõ ràng nhưng đầy 0.25điểm sức thuyết phục, phù hợp với nội dung của đoạn trích. - Nhan đề ấy lấy từ một kinh nghiệm thực tế: “tức nước” ắt dẫn đến “vỡ bờ” 0,25 điểm để phản ánh một quy luật tất yếu: có áp bức thì có đấu tranh. - Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” còn làm toát lên một chân lí: con đường sống 0.5điểm của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không còn con đường nào khác. Câu 3: 1.0 điểm - Tìm đúng một câu ghép: 0.5điểm - Phân tích đúng cấu tạo 0.5điểm
  6. Câu 4: 4.0điểm a. Hình thức: 1.0 điểm - Đúng kiểu đoạn văn diễn dịch. 0,25 điểm - Đủ số câu: 10 đến 12 câu; diễn đạt mạch lạc, có liên kết. 0,25 điểm - Có sử dụng tình thái từ và gạch chân ( hoặc chú thích rõ) 0,5 điểm b. Nội dung: Chứng minh được Chị Dậu là người phụ nữ vừa giàu tình yêu 3.0 điểm thương, vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ được biểu hiện qua: - Chị Dậu là người phụ nữ giàu tình yêu thương: 1.5 điểm + Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm đủ mọi cách để cứu chồng + Hình ảnh chị chăm sóc chồng + Hết lời van xin cai lệ và người nhà lí trưởng + Sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. - Chị Dậu là người phụ nữ có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ: 1.5 điểm Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịu, cam chịu trước cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. *Lưu ý: Căn cứ vào bài làm cụ thể của HS và biểu điểm, GV cho điểm phù hợp Ban giám hiệu duyệt Tổ (nhóm) CM ra đề