Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

docx 8 trang thuongdo99 4130
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2016_2017_truong.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

  1. PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU & MA TRẬN TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học : 2016-2017 MÔN SINH HỌC 8 Thời gian: 45 phút I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kiến thức của HS về: . Hệ tuần hoàn: Máu và truyền máu ở người . Hệ tiêu hóa: tiêu hóa ở khoang miệng . Hệ hô hấp: thực hành hô hấp nhân tạo 2. Kỹ năng: . Phân tích, thực hành . Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế 3. Thái độ - Tư tưởng. . Nghiêm túc khi làm bài . Yêu thích bộ môn II. Thiết lập ma trận đề Các mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận Vận dụng Các chủ đề Tổng (40%) (40 %) dụng cao (10%) (10%) Hệ tuần hoàn: Câu 1a Câu 1b Máu và truyền 3đ máu ở người 2đ 1đ Hệ tiêu hóa: Câu 3 Câu 4 Tiêu hóa ở 3đ khoang miệng 2đ 1đ Câu 2 Thực hành 4đ 4đ Tổng 4đ 4đ 1đ 1đ 10đ
  2. PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN SINH HỌC 8 Năm học : 2016-2017 Thời gian: 45 phút Ngày thi 12/12/2016 ĐỀ SỐ 01 Câu 1 (3đ): a) Máu gồm có những thành phần nào? b) Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền máu? Lấy ví dụ để giải thích. Câu 2 (4đ): Trình bày các bước cấp cứu hô hấp nhân tạo bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt. Câu 3 (2đ): Trình bày cấu tạo khoang miệng và chức năng của từng bộ phận cấu tạo đó trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng? Câu 4 (1đ): Tại sao khi ăn cơm nếu chúng ta nhai kĩ thì chúng ta sẽ cảm nhận thấy miếng cơm có vị ngọt? Chúc các con làm bài tốt!
  3. PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI HỌC KÌ TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN SINH HỌC 8 Năm học : 2016-2017 Thời gian: 45 phút ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ SỐ 1 Câu Đáp án Biểu điểm Máu gồm những thành phần: - Huyết tương (chiếm 55% thể tích): lỏng, trong suốt, màu vàng. Có chứa: 90% 0.5đ nước và 10% các chất: dinh dưỡng, kháng thể, muối khoáng, - Tế bào máu (chiếm 45% thể tích): đặc quánh, màu đỏ thẫm. Bao gồm: hồng 0.5đ Câu 1: cầu, bạch cầu và tiểu cầu. (3đ) Khi truyền máu phải xét nghiệm máu vì cần phải lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, để: - Tránh bị nhiễm các tác nhân gây bệnh (ví dụ HIV, viêm gan B, ) 0.5đ - Tránh tai biến (hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận 0.5đ gây tắc mạch). Ví dụ 1đ Bước 1: Cần loại bỏ các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp - Trường hợp chết đuối: loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân 0,5đ ( ở tư thế dốc ngược đầu) vừa chạy - Trường hợp điện giật: tìm vị trí cầu giao hay công tắc điện để ngắt dòng điện 0,5đ - Trường hợp bị lâm vào môi trường thiếu khí để thở hay môi trường có nhiều khí độc: khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực đó. 0,5đ Câu 2 Bước 2: Tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt (4đ) - Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau 0.5đ - Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay 0.5đ - Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức 0.5đ vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng - Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp 0.5đ - Thổi liên tục với 12-20 lần/ phút cho tới ki quá trình tự hô hấp của nạn nhân 0.5đ được ổn định bình thường. Cấu tạo Hoạt động Chức năng khoang miệng 0,5đ Răng Cắn, xé, nghiền, nhai thức ăn Làm mềm, nhuyễn thức ăn Lưỡi Đảo trộn thức ăn Làm viên thức ăn chuyển đến răng để 0,25đ Câu 3 nhai và làm thức ăn thấm đẫm nước bọt (2đ) Tạo viên thức ăn vừa nuốt Giúp cơ thể dễ nuốt thức ăn hơn 0.25đ 0,25đ Tuyến nước bọt Tiết nước bọt Làm ướt và mềm thức ăn Nước bọt có chứa enzyme amilaza biến 0.25đ đổi 1 phần tinh bột thành đường mantozo Cơ môi, má Hỗ trợ quá trình nhai, nuốt thức ăn 0,5đ
  4. Vì: - Trong nước bọt có chứa enzym amilaza, enzym này sẽ biến đối một phần 0.5đ Câu 4 tinh bột tạo thành đường mantozo tạo vị ngọt. (1đ) - Khi chúng ta càng nhai kĩ, miếng cơm sẽ được nghiền nhỏ hơn, tiếp xúc với 0.5đ nhiều nước bọt hơn. Do đó, lượng tinh bột bị biến đổi thành đường càng nhiều, miếng cơm càng có vị ngọt. BGH Tổ trưởng Người ra đề Vũ Thị Thanh Thảo Nguyễn Thị Huyền
  5. PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU & MA TRẬN TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học : 2016-2017 MÔN SINH HỌC 8 Thời gian: 45 phút I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kiến thức của HS về: . Hệ hô hấp: đặc điểm cấu tạo của hệ hô hấp và bảo vệ đường hô hấp . Hệ tiêu hóa: tiêu hóa ở khoang miệng và dạ dày . Hệ hô hấp: thực hành hô hấp nhân tạo 2. Kỹ năng: . Phân tích, thực hành . Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế 3. Thái độ - Tư tưởng. . Nghiêm túc khi làm bài . Yêu thích bộ môn II. Thiết lập ma trận đề Các mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận Vận dụng Các chủ đề Tổng (40%) (40 %) dụng cao (10%) (10%) Hệ hô hấp: Câu 1a Câu 1b đặc điểm cấu tạo của hệ hô 3đ hấp và bảo vệ 2đ 1đ đường hô hấp Hệ tiêu hóa: Câu 3 Câu 4 Tiêu hóa ở khoang miệng 3đ và dạ dày 2đ 1đ Câu 2 Thực hành: hô 4đ hấp nhân tạo 4đ Tổng 4đ 4đ 1đ 1đ 10đ
  6. PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN SINH HỌC 8 Năm học : 2016-2017 Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 01 Câu 1 (3đ): a) Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí? b) Trình bày một số biện pháp để bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại (lấy ít nhất 3 biện pháp). Câu 2 (4đ): Trình bày các bước cấp cứu hô hấp nhân tạo bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt. Câu 3 (2đ): Trình bày cấu tạo khoang miệng và chức năng của từng bộ phận cấu tạo đó trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng? Câu 4 (1đ): Tại sao trong dạ dày có enzyme pepsin (là enzyme tiêu hóa protein có trong thức ăn) mà protein dạ dày của chúng ta không bị enzyme này phân hủy? Chúc các con làm bài tốt!
  7. PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI HỌC KÌ TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN SINH HỌC 8 Năm học : 2016-2017 Thời gian: 45 phút ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 2 Câu Đáp án Biểu điểm Về mặt cấu tạo: - Bao ngoài 2 lá phổi là 2 lớp màng. Lớp trong dính với phổi và lớp ngoài dính 0.5đ với lồng ngực. Câu 1: Chính giữa có lớp dịch rất mỏng làm cho phổi nở rộng và xốp. 0.5đ (3đ) - Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang. 0.5đ Có tới 700-800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí lên lên tới 70- 0.5đ 80 cm2, gấp khoảng 40-50 lần tổng diện tích bề mặt cơ thể. Ví dụ 1đ Bước 1: Cần loại bỏ các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp - Trường hợp chết đuối: loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân 0,5đ ( ở tư thế dốc ngược đầu) vừa chạy - Trường hợp điện giật: tìm vị trí cầu giao hay công tắc điện để ngắt dòng điện 0,5đ - Trường hợp bị lâm vào môi trường thiếu khí để thở hay môi trường có nhiều khí độc: khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực đó. 0,5đ Câu 2 Bước 2: Tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt (4đ) - Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau 0.5đ - Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay 0.5đ - Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức 0.5đ vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng - Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp 0.5đ - Thổi liên tục với 12-20 lần/ phút cho tới ki quá trình tự hô hấp của nạn nhân 0.5đ được ổn định bình thường. Cấu tạo khoang Hoạt động Chức năng miệng Răng Cắn, xé, nghiền, nhai thức ăn Làm mềm, nhuyễn thức ăn 0,5đ Lưỡi Đảo trộn thức ăn Làm viên thức ăn chuyển đến răng để 0,25đ Câu 3 nhai và làm thức ăn thấm đẫm nước bọt (2đ) Tạo viên thức ăn vừa nuốt Giúp cơ thể dễ nuốt thức ăn hơn 0,25đ 0,25đ Tuyến nước bọt Tiết nước bọt Làm ướt và mềm thức ăn Nước bọt có chứa enzyme amilaza biến 0.25đ đổi 1 phần tinh bột thành đường mantozo Cơ môi, má Hỗ trợ quá trình nhai, nuốt thức ăn 0,5đ Vì: Câu 4 - Thứ nhất là do chất nhầy được tiết ra và phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách 0.5đ các tế bào niêm mạc với enzyme pepsin và HCl. (1đ) - Thứ hai, tuyến dạ dày không tiết ra enzim pepsin hoạt động mà tiết ra một 0.5đ tiền chất bất hoạt là pepsinogen. HCl trong dịch vị sẽ biến đổi pepsinogen
  8. thành pepsin. Vì acid và pepsinogen được tiết bởi hai loại tế bào khác nhau nên chúng không thể hòa trộn với nhau trước khi được tiết vào xoang vị. Khi pepsinogen được biến đổi thành pepsin hoạt động, khi đó chúng mới có chức năng tiêu hóa protein. BGH Tổ trưởng Người ra đề Vũ Thị Thanh Thảo Nguyễn Thị Huyền