Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 9 - Đề 2 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 9 - Đề 2 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_9_de_2_nam_hoc_2019_2020_t.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 9 - Đề 2 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ HOÁ - SINH - ĐỊA MÔN SINH HỌC 9 MÃ ĐỀ 002 Ngày 6/12/2019 (Đề thi gồm 02 trang) Năm học: 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên học sinh: Lớp: I. Phần trắc nghiệm (5 điểm): Tô vào ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Kiểu gen AaBb cho ra các giao tử là A. AB, Ab, aB, ab. B. Aa, Bb, AA, aa. C. AB, Ab, aB, AA. D. AB, Ab, aB, BB. Câu 2: Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai, Menđen thấy rằng: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ A. 100% lặn. B. 75% trội : 25% lặn. C. 50% trội : 50% lặn. D. 100% trội. Câu 3: Bộ NST thuộc thể dị bội là A. 4n NST. B. 3n NST. C. 5n NST. D. (2n+1) NST. Câu 4: Những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là A. tính trạng. B. giống thuần chủng. C. kiểu gen. D. kiểu hình. Câu 5: Kiểu hình là A. đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể. B. tổ hợp toàn bộ các gen nằm trong tế bào của cơ thể sinh vật. C. tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể sinh vật. D. tổ hợp toàn bộ các tính trạng trội của cơ thể sinh vật. Câu 6: Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng thuần chủng tương phản, Menđen đã phát hiện ra quy luật di truyền A. phân li. B. trội không hoàn toàn. C. phân li độc lập. D. liên kết. Câu 7: Khi Menđen cho lai 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản trên đậu Hà Lan (hạt vàng, vỏ trơn với hạt xanh, vỏ nhăn) thì F2 tạo được bao nhiêu kiểu hình? A. 8. B. 6. C. 4. D. 2. Câu 8: Biến dị tổ hợp là A. sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu gen giống P ở đời con cháu. B. sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P ở đời con cháu. C. sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình giống P ở đời con cháu. D. sự tổ hợp lại các gen của P làm xuất hiện kiểu hình giống P ở đời con cháu. Câu 9: Bệnh ung thư máu ở người xảy ra là do A. mất đoạn đầu trên NST số 12. B. mất đoạn đầu trên NST số 23. C. mất đoạn đầu trên NST số 13. D. mất đoạn đầu trên NST số 21. Câu 10: Giống đậu Hà Lan có đặc điểm nào thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền của Menđen? 1. Là dòng giao phối bắt buộc. 2. Có các cặp tính trạng tương phản rõ rệt. 3. Có hoa lưỡng tính và tự thụ phấn nghiêm ngặt. 4. Có thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn. Phương án đúng là A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 4. C. 1, 2, 3. D. 2, 3, 4. Câu 11: Theo Menđen, các tổ hợp gen nào đều biểu hiện kiểu hình trội (gen trội át hoàn toàn gen lặn)? A. AA, Aa, aa. B. AA và Aa. C. Aa và aa. D. AA và aa. Trang 1/2 - Mã đề 002
- Câu 12: Thể dị hợp có A. kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau. B. các cặp gen trong tế bào cơ thể đều giống nhau. C. kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau. D. các cặp gen trong tế bào cơ thể đều khác nhau. Câu 13: Ở lúa, cho cây có hạt gạo trong thuần chủng giao phấn với cây có hạt gạo đục thuần chủng, thu được F1 toàn cây có hạt gạo trong. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lý thuyết, F2 gồm: A. 50% hạt gạo trong, 50% hạt gạo đục. B. 75% hạt gạo trong, 25% hạt gạo đục. C. 100% hạt gạo trong. D. 25% hạt gạo trong, 75% hạt gạo đục. Câu 14: Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có bao nhiêu nhiễm sắc thể? A. 45. B. 48. C. 47. D. 46. Câu 15: Ở chuột, gen A quy định lông nâu, gen a quy định lông đen, tính trạng trội át hoàn toàn tính trạng lặn. Kiểu gen biểu hiện kiểu hình chuột lông đen là A. Aa và aa. B. AA và Aa. C. AA. D. aa. Câu 16: Phép lai nào là phép lai phân tích hai cặp tính trạng? A. DdEe x DdEe. B. ddEE x DdEE. C. DDee x Ddee. D. DDEE x ddee. Câu 17: Khi Moocgan lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Sau đó, ông thực hiện phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt thu được ở thế hệ sau có tỉ lệ 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt. Từ đó, ông đã phát hiện ra quy luật di truyền A. trội không hoàn toàn. B. phân li độc lập. C. liên kết. D. phân li. Câu 18: Phép lai nào tạo ra con lai F1 có nhiều kiểu gen nhất? A. P: Aa x Aa. B. P: aa x aa. C. P: AA x Aa. D. P: Aa x aa. Câu 19: Loại biến dị không làm xuất hiện kiểu gen mới là A. đột biến gen. B. đột biến số lượng NST. C. thường biến. D. đột biến cấu trúc NST. Câu 20: Ở bí, gen B quy định quả tròn, gen b quy định quả bầu dục, tính trạng trội át hoàn toàn tính trạng lặn. Nếu cho lai quả bí tròn (Bb) với quả bí bầu dục (bb) thì kết quả F1 có tỉ lệ kiểu gen là A. 25% BB : 50% Bb : 25% bb. B. 50% Bb : 50% bb. C. 100% Bb. D. 100% BB. II. Phần tự luận (5 điểm) Câu 21 (2 điểm): a. Gen B có số nuclêôtit loại A là 400, số nuclêôtit loại G là 500. Gen B bị đột biến thành gen b có số nuclêôtit loại A là 400, số nuclêôtit loại G là 501. Xác định dạng đột biến nêu trên. b. Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Khi quan sát một tế bào sinh dưỡng ở kì giữa của nguyên phân dưới kính hiển vi đếm được 15 NST. Xác định dạng đột biến nêu trên. Câu 22 (1 điểm): Nêu nguyên nhân dẫn đến các dạng đột biến gen. Câu 23 (2 điểm): Cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai với cây cà chua quả vàng thuần chủng thu được F1 toàn cây cà chua quả đỏ. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai minh họa. (Biết gen trội át hoàn toàn gen lặn). (HẾT) (Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra và nộp lại đề) Trang 2/2 - Mã đề 002