Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

doc 10 trang Đăng Bình 05/12/2023 890
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_9_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TP VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI BÌNH ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HK II Năm học 2018 -2019 . Môn Vật lý 9 I. LÝ THUYẾT 1. Dòng điện xoay chiều: - Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều. - Có hai cách tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều là: cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hoặc cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn 2. Máy phát điện xoay chiều: - Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto. - Có hai loại máy phát điện xoay chiều: một loại nam châm quay còn một loại cuôn dây quay. - Khi rôto của máy phát điện xoay chiều quay được 1vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều 2 lần. Dòng điện không thay đổi khi đổi chiều quay của rôto Lưu ý: Nêu rõ cấu tạo 2 loại máy phát điện ở hình 34.1 và 34.2 SGK ? Giải thích được nguyên tắc hoạt động của 2 loại máy đó. 3. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều. - Dòng điện xoay chiều có tác dụng như dòng điện một chiều: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ - Lực điện từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều. - Dùng ampe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~) để đo giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt (+) hay (-) 4. Truyền tải điện năng đi xa: - Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây. - Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn 2 = R hp U2 - Để giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện năng đi xa ta có 2 cách: Tăng hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn hoặc giảm điện trở của dây dẫn. Để giảm điện trở ta phải: Tăng tiết diện dây dẫn (tốn kém) hoặc chọn dây có điện trở suất nhỏ (tốn kém) - Khi truyền tải điện năng đi xa phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bằng máy biến thế. 5. Máy biến thế - Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì ở hai đầu của cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.
  2. - Không thể dùng dòng điện một chiều không đổi (dòng điện một chiều) để chạy máy biến thế được. - Tỉ số hiệu điện thế ở hai đầu các cuộn dây của máy biến thế bằng tỉ số giữa số vòng của các U n cuộn dây đó. 1 1 U2 n2 - Có 2 loại máy biến thế là máy tăng thế hoặc máy hạ thế. Nếu số vòng dây ở cuộn sơ cấp nhỏ hơn số vòng dây ở cuộn thứ cấp thì gọi là máy tăng thế còn số vòng dây ở cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây ở cuộn thứ cấp thì gọi là máy hạ thế. Lưu ý : Cần hiểu rõ sơ đồ truyền tải điện năng 6. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. - Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Trong hình vẽ: - SI là tia tới - IK là tia khúc xạ - PQ là mặt phân cách - NN’ là pháp tuyến -SIˆN = i là góc tới -N , IˆK = r là góc khúc xạ - Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Ngược lại, khi tia sáng truyền từ các môi trường trong suốt khác sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới. - Khi tăng (hoặc giảm) góc tới thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm). - Góc tới bằng 0 o, góc khúc xạ bằng 0 o (tia sáng vuông góc với mặt phân cách thì tia ló truyền thẳng). 7. Thấu kính hội tụ: a) Đặc điểm của thấu kính hội tụ: - Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa. - Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính. - Dùng thấu kính hội tụ quan sát dòng chữ thấy lớn hơn so với khi nhìn bình thường. - Trong đó: là trục chính F, F’ là hai tiêu điểm O là quang tâm OF=OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính b) Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ: (1): Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm. (2): Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục đi thẳng (không bị khúc xạ) theo phương của tia tới. (3): Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
  3. c) Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ: - Nếu d 2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. - Nếu d = ∞ cho ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. Ảnh nằm tại tiêu điểm. 8. Thấu kính phân kì: a) Đặc điểm của thấu kính phân kì: - Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa - Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì. - Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ thấy nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường. - Trong đó: là trục chính F, F’ là hai tiêu điểm O là quang tâm OF=OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính b) Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì: (1): Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm. (2): Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. c) Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì: - Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. - Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. - Vật đặt sát thấu kính cho ảnh ảo bằng vật. - Nếu đưa vật ra xa thấu kính nhưng theo phương song song với trục chính thì ảnh nhỏ dần và xa thấu kính dần. 9, Máy ảnh có cấu tạo như thế nào ? Ảnh tạo bởi máy ảnh có đặc điểm gì ? - Hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là vật kính và buồng tối. Vật kính là TKHT - Ảnh của một vật trên phim là ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật 10, Mắt có cấu tạo như thế nào? Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là: Thể thủy tinh mà màng lưới + Thể thủy tinh đóng vai trò như TKHT, nó phòng lên, dẹp xuống để thay đổi f + Màng lưới ở đáy mắt, tại đó ảnh hiện lên rõ 11, Điểm cực cận và cực viễn của mắt là gì? - Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà mắt còn nhìn thấy vật không phải điều tiết. - Cực cận là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ vật Tại điểm cực cận mắt phải điều tiết tối đa - Khoảng nhìn rõ: Là khoảng cách từ cực cận đến cực viễn 12, So sánh sự giống và khác nhau giữa mắt và máy ảnh: * Giống nhau:
  4. - Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính: Đều là thấu kính hội tụ - Màng lưới đóng vai trò như phim ở máy ảnh: Là nơi ảnh của vật hiện lên rõ nét - Ảnh trên võng mạc và phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật *Khác nhau: - Mắt điều tiết là thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh để ảnh hiện rõ nét trên võng mạc, còn máy ảnh điều tiết là thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim 13, Những biễu hiện của mắt cận thị? Người ta khắc phục tật cận thị bằng cách nào ? Những biễu hiện của mắt cận thị : + Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, không nhìn rõ những vật ở xa mắt. Điểm cực viễn C v của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường + Cách khắc phục: Kính cận là thấu kính phân kì. Người cận thị phải đeo kính để có thể nhìn các vật ở xa mắt. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn Cv của mắt 14, Những biễu hiện của mắt lão là gì ? Người ta khắc phục tật mắt lão bằng cách nào ? - Những biểu hiện của tật mắt lão: Mắt lão thường gặp ở người già . Sự điều tiết mắt kém nên chỉ thấy vật ở xa mà không thấy vật ở gần. Cc xa hơn Cc của người bình thường + Cách khắc phục: Kính lão là thấu kính hội tụ.Mắt lão phải đeo kính để nhìn rõ các vật ở gần như mắt bình thường 15, Kính lúp là gì ?Kính lúp dùng để làm gì ? Quan sát vật nhỏ bằng kính như thế nào ? Ảnh tạo bởi kính có dặc điểm gì ? Công thức tính độ bội giác của kính lúp. - Kính lúp là TKHT có f ngắn - Kính lúp dùng để quan sát các vật nhỏ - Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp thì phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính để ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó. - Ảnh qua kính là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật - Mỗi kính lúp có một số bội giác (G): 2X, 3X, 5X Hệ thức liên hệ giữa số bội giác và tiêu cự: 25 G f 16, Nguồn phát ra ánh sáng trắng và ánh sáng màu? Cách tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu *Nguồn phát ánh sáng trắng : Mặt trời(Trừ hoàng hôn, bình minh ), Các đèn dây tóc khi nóng sáng bình thường * Nguồn ánh sáng màu : Đèn laze, đèn led, đèn màu trang trí Có 1 số nguồn phát ra trực tiếp ánh sáng màu *Cách tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu: Chiếu ánh sáng trắng hay ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu, ta được ánh sáng có màu đó. - Tấm lọc màu nào thì hấp thụ ít ánh sáng có màu đó, nhưng hấp thụ nhiều ánh sáng có màu khác. 17, Phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính?
  5. +Khi chiếu một chùm AS trắng hẹp đi qua lăng kính ta thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau nằm sát cạnh nhau, biến thiên liên tục từ đỏ đến tím (trong đó chùm màu tím bị lệch nhiều nhất, chùm màu đỏ bị lệch ít nhất) + Lăng kính có tác dụng tách riêng các chùm sáng màu có sãn trong chùm sáng trắng cho mỗi chùm đi theo mỗi phương khác nhau 18, Màu sắc của vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu ? - Dưới AS trắng, vật có màu nào thì có AS màu đó truyền tới mắt ta ( Trừ vật màu đen).Gọi là màu của vật. - Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật: + Vật màu nào thì tán xạ tốt AS màu đó và tán xạ kém AS màu khác + Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các AS màu + Vật màu đen không có khả năng tán xạ AS màu II. BÀI TẬP A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA VÀ MÁY BIẾN THẾ 1, Để truyền đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ: A. tăng 2 lần. . tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. không tăng, không giảm. 2, Trên cùng một đường dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ: A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần. 3, Trên cùng một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế xác định, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa thì công suất hao phí vì toả nhiệt sẽ thay đổi như thế nào? A. Tăng lên hai lần. B. Tăng lên bốn lần. C. Giảm đi hai lần. D. Giảm đi bốn lần. 4, Trên một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới hiệu điện thế 100 000V. Phải dùng hiệu điện thế ở hai đầu dây này là bao nhiêu để công suất hao phí giảm đi hai lần? A. 200 000V B. 400 000V C. 141 000V D. 50 000V 5, Có hai đường dây tải điện tải đi cùng một công suất điện với dây dẫn cùng tiết diện, làm cùng bằng một chất. Đường dây thứ nhất có chiều dài 100 Km và hiệu điện thế ở hai đầu dây là 100 000kV. Đường dây thứ hai có chiều dài 200Km và hiệu điện thế 200000kV. So sánh công suất hao phí vì toả nhiệt P1 và P2 của hai đường dây. A. P1 = P2 B. P1 = 2P2 C. P1 = 4P2 D. P1 = 1/2P2 6,Máy biến thế dùng để: A. giữ cho hiệu điện thế ổn định, không đổi. B. giữ cho cường độ dòng điện ổn định, không đổi. C. làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện. D. làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế. 7, Máy biến thế có tác dụng gì? A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định. B. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định. C. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế. D. Làm thay đổi vị trí của máy. 8, Một máy biến thế có hiệu điện thế cuộn sơ cấp là 220V, số vòng cuộn sơ cấp là 500vòng, hiệu điện thế cuộn thứ cấp là 110V. Hỏi số vòng của cuộn thứ cấp là bao nhiêu vòng? A. 220 vòng B. 230 vòng C. 240 vòng D. 250 vòng HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA THẤU KÍNH
  6. 1, Câu nào dưới đây liệt kê đầy đủ những đặc điểm của hiện tượng khúc xạ ánh sáng? A. Tia sáng là đường thẳng. B. Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. C. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. D. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. 2, Trong trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ? A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt. B. Khi ta soi gương. C. Khi ta quang sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh. D. Khi ta xem chiếu bóng. 3, Một tia sáng đèn pin được rọi từ không khí vào một xô nước trong. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng? A. Trên đường truyền trong không khí. B. Tại mặt phân cách giữa không khí và nước. C. Trên đường truyền trong nước. D. Tại đáy xô nước. 4, Một con cá vàng đang bơi trong một bể cá cảnh có thành bằng thủy tinh trong suốt. Một người ngắm con cá qua thành bể. Hỏi tia sáng truyền từ con cá đến mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ? A. Không lần nào? B. Một lần. C. Hai lần. D. Ba lần 5, Một cốc thủy tinh trong, đáy phẳng, đựng nước trong , được đặt trên một tờ giấy có chữ O. Một người đặt mắt trên phương thẳng đứng, nhìn chữ O đó qua mặt nước trong cốc. Hỏi tia sáng truyền từ chữ O đến mắt đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ? A. Một lần. B. Hai lần. C. Ba lần. D. Bốn lần. 6, Có một tia sáng chiếu từ không khí xiên góc vào mặt nước thì: A. góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới. B. góc khúc xạ sẽ bằng góc tới. C. góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới. D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra. 7, Một tia sáng phát ra từ một bóng đèn trong một bể cá cảnh, chiếu lên trên, xuyên góc vào mặt nước và ló ra ngoài không khí thì: A. góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới. B. góc khúc xạ sẽ bằng góc tới. C. góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới. D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra. 8, Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng. 9, Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh bình thường là: A. ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật. B. ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật. C. ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. D. ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. 10, Chỉ ra câu sai. Máy ảnh cho phép ta làm được những gì? A. Tạo ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật. B. Ghi lại ảnh thật đó trên phim hoặc bộ phân ghi ảnh. C. Tháo phim hoặc bộ phận ghi ảnh ra khoải máy. D. Phóng to và in ảnh trong phim hoặc bộ phận ghi ảnh trên giấy. 11, Vật kính máy ảnh là loại thấu kính gì và thường làm bằng vật liệu gì? A. Là thấu kính hội tụ và thường làm bằng thuỷ tinh. B. Là thấu kính hội tụ và thường làm bằng nhựa trong. C. Là thấu kính phân kì và thường làm bằng thuỷ tinh. D. Là thấu kính phân kì và thường làm bằng nhựa trong.
  7. 12, Trong một số loại điện thoại di động có cả bộ phận chụp ảnh. Bộ phận này có vật kính hay không? Nếu có thì tiêu cự của nó cỡ bao nhiêu ? A. Không có vật kính. B. Có vật kính. Tiêu cự của nó chỉ khoảng vài milimét. C. Có vật kính. Tiêu cự của nó chỉ khoảng vài xentimét. D. Có vật kính. Tiêu cự của nó có thể đến chục xentimét. 13, Trong một số vệ tinh nhân tạo có lắp bộ phận chụp ảnh mặt Trái Đất. Bộ phận này có vật kính hay không? Nếu có thì tiêu cự của nó phải vào cỡ bao nhiêu? A. Không có vật kính. B. Có vật kính với tiêu cự vài chục xentimét như các máy ảnh chụp xa. C. Có vật kính với tiêu cự tới vài chục mét. D. Có vật kính với tiêu cự tới hàng kilômét. 14, Bộ phận nào dưới đây là hoàn toàn không quan trọng đối với máy ảnh? A. Vật kính. B. Buồng tối. C. Phim hoặc bộ phận ghi ảnh. D. Chân máy. 15, Câu nào sau đây là đúng ? A. Mắt hoàn toàn không giống với máy ảnh. B. Mắt hoàn toàn giống với máy ảnh. C. Mắt tương đối giống với máy ảnh, nhưng không tinh vi bằng máy ảnh. D. Mắt tương đối giống với máy ảnh, nhưng tinh vi hơn máy ảnh. 16, Chọn câu đúng. Có thể coi con mắt là một dụng cụ quang học tạo ra A. ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật. B. ảnh thật của vật, cùng chiều với vật. C. ảnh ảo của vật, nhỏ hơn vật. D. ảnh ảo của vật, cùng chiều với vật. 17, Chỉ ra ý sai. Thể thủy tinh khác các thấu kính hội tụ thường dùng ở các điểm sau đây: A. tạo ra ảnh thật, nhỏ hơn vật. B. không làm bằng thủy tinh. C. làm bằng chất trong suốt mềm. D. có tiêu cự thay đổi được. 18, Trong trường hợp nào dưới đây, mắt không phải điều tiết? A. Nhìn vật ở điểm cực viễn. B. Nhìn vật ở điểm cực cận. C. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn. D. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận. 19, Trong trường hợp nào dưới đây, mắt phải điều tiết mạnh nhất? A. Nhìn vật ở điểm cực viễn. B. Nhìn vật ở điểm cực cận. C. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn. D. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận. 20, Biết tiêu cự của kính cận bằng khỏang cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào trong số bốn thấu kính dưới đây có thể làm kính cận ? A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm. B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5 cm. C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm. D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm. 21, Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 50cm trở ra. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không ? A. Không mắt tật gì. B. Mắt tật cận thị. C. Mắt tật viễn thị. D. Cả ba câu A, B, C đều sai. 22, Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 25cm trở ra. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không? A. Không mắt tật gì.B. Mắt tật cận thị. C. Mắt tật viễn thị.D. Cả ba câu A, B, C đều sai. 23 Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 15cm trở ra đến 40cm. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không? A. Không mắt tật gì.B. Mắt tật cận thị.C. Mắt tật viễn thị.D. Cả ba câu A, B, C đều sai.
  8. 24, Một người khi nhìn các vật ở xa thì không cần đeo kính. Khi đọc sách thì phải đeo kính hội tụ. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không? A. Không mắt tật gì.B. Mắt tật cận thị. C. Mắt tật viễn thị.D. Cả ba câu A, B, C đều sai. 25, Có thể dùng kính lúp để quan sát vật nào dưới đây ? A. Một ngôi sao. B. Một con vi trùng. C. Một con kiến. D. Một bức tranh phong cảnh. 26, Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp ? A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm. B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm. C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm. D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm. 27, Ai trong số các người kể dưới đây không cần sử dụng kính lúp trong công việc của mình? A. Một người thợ sửa đồng hồ. B. Một nhà nông nghiên cứu về sâu bọ. C. Một nhà địa chất nghiên cứu sơ bộ một mẫu quặng. D. Một học sinh đang đọc sách giáo khoa. 28, Thấu kính hội tụ có tiêu cự nào dưới đây không thể dùng làm kính lúp được? A. 10 cm B. 15 cm C. 5 cm D. 25cm 29, Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy ảnh như thế nào? A. Một ảnh thật, ngược chiều vật. B. Một ảnh thật, cùng chiều vật. C. Một ảnh ảo, ngược chiều vật. D. Một ảnh ảo, cùng chiều vật. 30, Trên giá đỡ của một thấu kính có ghi 2,5x. Đó là: A. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 2,5 cm.B. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 2,5 cm. C. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm.D. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm. ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU 1, Trong số bốn nguồn sáng sau đây, nguồn nào không phát ra ánh sáng trắng ? A. Bóng đèn pin đang sáng. B. Bóng đèn ống thông dụng. C. Một đèn LED. D. Một ngôi sao. 2, Nguồn sáng nào dưới đây phát ra ánh sáng trắng? A. Đèn LED vàng. B. Đèn neon trong bút thử điện. C. Đèn pin. D. Con đom đóm 3, Nguồn sáng nào dưới đây phát ra ánh sáng màu? A. Đèn LED. B. Đèn ống thường dùng. C. Đèn pin. D. Ngọn nến. 4, Chỉ ra câu sai. Có thể thu được ánh sáng đỏ nếu: A. thắp sáng một đèn LED đỏ. B. chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm lọc màu đỏ. C. chiếu một chùm sáng đỏ qua một tấm lọc màu đỏ. D. chiếu một chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu tím. 5, Nhúng một tấm kính màu lục vào một bình nước màu đỏ rồi nhìn tấm kính qua thành ngoài của bình, ta sẽ thấy nó có màu gì? A. Màu trắng. B. Màu đỏ. C. Màu lục. D. Màu đen. 6, Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây? A. Chiếu một chùm sáng trắng vào một gương phẳng. B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm thủy tinh mỏng. C. Chiếu một chùm sáng trắng vào một lăng kính. D. Chiếu một chùm sáng trắng qua một thấu kính phân kì. 7, Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng trắng sẽ không bị phân tích? A. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính. B. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một gương phẳng. C. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào mặt ghi của một đĩa CD. D. Chiếu chùm sáng trắng vào một bong bóng xà phòng.
  9. 8, Chọn câu đúng. A. Tờ bìa đỏ để dưới ánh sáng nào cũng có màu đỏ. B. Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng đỏ vẫn thấy trắng. C. Mái tóc đen ở chỗ nào cũng là mái tóc đen. D. Chiếc bút màu xanh để ở trong phòng tối cũng vẫn thấy màu xanh. 9, Dưới ánh sáng đỏ, ta thấy một người mặc áo đỏ. Dưới ánh sáng trắng thì chiếc áo đỏ chắc chắn không phải là chiếc áo màu: A. trắng B. đỏ. C. hồng. D. tím. 10, Dưới ánh sáng đỏ và ánh sáng màu lục, ta thấy một dòng chữ có màu đen. Vậy, dưới ánh sáng trắng, dòng chữ ấy sẽ có màu: A. đỏ B. vàng. C. lục. D. xanh thẫm, tím hoặc đen. 11, Thắp sáng một đèn LED lục bên cạnh một đèn quả nhót đỏ đang sáng, ta sẽ thấy gì? A. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu đỏ. B. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu lục. C. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu vàng. D. Ánh sáng đèn LED vẫn có màu lục, ánh sáng đèn quả nhót vẫn có màu đỏ. B. BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. Để truyền tải điện năng từ nơi sản xuất điện đến nơi tiêu thụ người ta dùng dây dẫn có điện trở 5 . Biết nơi sản xuất điện có hiệu điện thế 220 V và công suất 4,4 kW. Tính công suất hao phí trên đường dây? Câu 2. Để truyền tải điện năng từ nơi sản xuất điện đến nơi tiêu thụ người ta dùng dây dẫn có điện trở 4,5 . Biết nơi sản xuất điện có hiệu điện thế 220 V và công suất 4,4 kW. Tính công suất hao phí trên đường dây? Câu 3. Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 5000 vòng đặt ở một đầu đường dây tải điện. Biết hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là 100kV. Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp ? Câu 4. Một người đứng chụp ảnh cao 1,6 m cách máy ảnh 2m. Biết khoảng cách từ vật kính đến phim 2 cm. a. Tính chiều cao của ảnh người đó trên phim b. Tính tiêu cự của vật kính Câu 5. Dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 5 cm để chụp ảnh một người đứng cách máy 3 m. a. Hãy vẽ ảnh của đỉnh đầu người ấy trên phim (không cần đúng tỉ lệ) b. Dựa vào hình vẽ, hãy xác định khỏang cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh. Câu 6. Dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 5 cm để chụp ảnh một người cao 1,6 m, đứng cách máy 4 m. Biểu diễn người này bằng một đoạn thẳng vuông góc với trục chính. Hãy dựng ảnh của người này trên phim, sau đó tính chiều cao của ảnh. Câu 7. Khỏang cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2 cm, không đổi. Khi nhìn một vật ở rất xa thì mắt không phải điều tiết và tiêu điểm của thể thủy tinh nằm đúng trên màng lưới. Hãy tính độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh khi chuyển từ trạng thái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn một vật cách mắt 50 cm. Gợi ý: Tính tiêu cự của thể thủy tinh trong hai trạng thái, biết rằng ảnh của vật mà ta nhìn được luôn luôn hiện trên màng lưới. Để tính tiêu cự của thể thủy tinh khi nhìn vật cách mắt 50 cm, hãy sơ bộ dựng ảnh của vật trên màng lưới.
  10. Câu 8. Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự 50 cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được các vật ở xa nhất cách mắt bao nhiêu ? Câu 9. Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cực 50 cm thì mới nhìn rõ một vật gần nhất cách mắt 25 cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu ? Gợi ý: Dựa ảnh của vật qua kính rồi tính, biết rằng muốn nhìn rõ vật thì ảnh phải hiện lên ở điểm cực cận của mắt. Câu 10Nam có điểm cực viễn cách mắt 80 cm. a, Hỏi mắt của Nam mắc tật gì? Vì sao? Cách khắc phục tật của mắt? b, Nếu đeo kính thích hợp, kính phải có tiêu cự bao nhiêu? ( Biết kính đeo sát mắt) Câu 11 . Tuấn chỉ nhìn được những vật ở gần, không nhìn rõ các vật ở xa. a, Hỏi mắt của Tuấn mắc tật gì? Vì sao? Cách khắc phục tật của mắt? b, Tuấn có điểm cực viễn cách mắt 60 cm. Nếu đeo kính thích hợp, kính phải có tiêu cự bao nhiêu? ( Biết kính đeo sát mắt) c, Khi đeo kính Tuấn quan sát vật đặt cách mắt 1,2m. Hỏi khi đó ảnh của vật tạo bởi kính cách mắt bao nhiêu? Câu 12. Dùng kính lúp để quan sát một vật nhỏ có dạng mũi tên, được đặt vuông góc với trục chính của kính. Ảnh quan sát được qua kính lớn gấp 3 lần vật và bằng 9cm. Biết khoảng cách từ kính đến vật là 8cm a. Tính chiều cao của vật b. Tính khoảng cách từ ảnh đến kính c. Tính tiêu cự của kính Câu 13 a. Dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát một vật nhỏ cao 1mm. Muốn có ảnh ảo cao 10 mm thì phải đặt vật cách kính bao nhiêu xentimet ? Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu xentimet ? b. Dùng một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm để quan sát vật nói trên. Ta cũng muốn có ảnh ảo cao 10 mm thì phải đặt vật cách kính bao nhiêu xentimet ? Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu xentimet ? c. Cho rằng trong cả hai trường hợp, người quan sát đều đặt mắt sát sau kính để nhìn ảnh ảo. Hỏi trong trường hợp nào người ấy có cảm giác là ảnh lớn hơn ? Câu 14. Em có một tấm lọc A màu đỏ và một tấm lọc B màu lục. a. Nếu nhìn một tờ giấy trắng qua cả hai tấm lọc đó thì em sẽ thấy tờ giấy màu gì ? Nêu dự đoán và làm thí nghiệm kiểm tra. Cho rằng tờ giấy trắng phản xạ ánh sáng trắng của đèn trong phòng. b. Đặt tấm lọc A trước tấm lọc B hoặc đặt tấm lọc B trước tấm lọc A thì màu tờ giấy trong hai trường hợp có như nhau hay không ? Nêu dự đoán và làm thí nghiệm kiểm tra. Câu 15. Hãy kể ra một số màu mà em thấy được khi nhìn vào một bong bóng xà phòng ở ngoài trời. Một số em hãy cùng quan sát độc lập với nhau rồi so sánh kết quả. Câu 16. Ta biết rằng phải có ánh sáng màu đi vào mắt mới gây ra cảm giác màu. Những ánh sáng có màu khác nhau chút ít sẽ gây ra cảm giác màu khác nhau chút ít. Ví dụ: Về màu vàng, có thể có màu vàng chanh, màu vàng nhạt, màu vàng sẫm, màu vàng nghệ Hãy kể tên một số màu đỏ khác nhau, màu xanh khác nhau và màu tím khác nhau. Câu 17. a. Nhìn vào các váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng ở ngoài trời, ta có thấy những màu gì? b. Ánh sáng chiếu vào các váng hay bong bóng đó là ánh sáng trắng hay ánh sáng màu ? c. Có thể coi đây là một cách phân tích ánh sáng trắng hay không ? Tại sao ?