Đề kiểm tra học kì II Lịch sử Lớp 6 - Đề 2 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Lịch sử Lớp 6 - Đề 2 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_lich_su_lop_6_de_2_nam_hoc_2019_2020_t.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Lịch sử Lớp 6 - Đề 2 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY ÐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Tổ Xã hội Môn: LỊCH SỬ LỚP 6 Nãm học: 2019 - 2020 Ngày kiểm tra: 22/6/2020 Thời gian: 45 phút ĐỀ 1 – Mã đề 002 (Đề thi gồm 02 trang) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên học sinh: Lớp: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Tô vào ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với một chữ cái A, B, C hoặc D trước câu trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1: Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất của nhân dân Âu Lạc là A. Dương Đình Nghệ B. Khúc Hạo C. Khúc Thừa Dụ D. Ngô Quyền Câu 2: Từ năm 618, nước ta đặt dưới ách thống trị của triều đại nào? A. Nguyên B. Hán C. Đường D. Tống Câu 3: Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành: A. Nam Hải đô hộ phủ B. Nhật Nam đô hộ phủ C. An Nam đô hộ phủ D. Sa Nam đô hộ phủ Câu 4: Nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập vào năm A. 194 – 195 B. 191 – 192 C. 192 – 193 D. 193 – 194 Câu 5: Ai được mệnh danh là “Dạ Trạch Vương”? A. Triệu Tu B. Triệu Quang Phục C. Lí Bí. D. Lý Phật Tử Câu 6: Sau khi giành được độc lập, Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là A. Tượng Lâm B. Vạn Xuân C. Cham – pa D. Lâm Ấp Câu 7: Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đã đô hộ A. Ái Châu B. Phong Châu C. Lợi Châu D. Giao Châu Câu 8: Nhân dân thường gọi Mai Thúc Loan là A. Mai Hắc Đế B. Đế Mai C. vua Mai D. vua Hắc Câu 9: Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa bùng nổ đầu thế kỉ VIII ở Nghệ An là A. Triệu Thị Trinh B. Mai Thúc Loan C. Triệu Quang Phục D. Lý Bí Câu 10: Nước Cham – pa đóng đô ở đâu? A. Sin-ha-pu-ra B. Sin-ha-pi-ri C. Sin-hu-pu-ra D. Sin-hi-pu-ri Câu 11: Ai được mệnh danh là Bố Cái Đại Vương? A. Ngô Quyền B. Mai Thúc Loan C. Lí Bí D. Phùng Hưng Câu 12: Vì sao Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến? A. Dạ Trạch gần doanh trại với quân Lương B. Đây vốn là quê hương của Triệu quang Phục C. Nơi đây là vùng có truyền thống đấu tranh D. Có địa thế thuận lợi để phát triển lực lượng và đánh du kích Câu 13: Di sản nào của người Chăm pa còn tồn tại cho đến ngày nay? A. Chùa Tây Phương B. Cầu Tràng Tiền C. Thánh địa Mĩ Sơn D. Chùa Một Cột Trang 1/2 - Mã đề thi 002
- Câu 14: Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lí Bí là: A. diễn ra qua hai giai đoạn kháng chiến và khởi nghĩa B. chấm dứt ách thống trị, mở ra thời kì độc lập lâu dài C. chống lại ách đô hộ của nhà Đường D. chống lại ách đô hộ của nhà Hán Câu 15: Năm 905, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy đánh chiếm Tống Bình, đoạt chức: A. Tiết độ sứ B. Thứ sử C. Huyện lệnh D. Thái thú Câu 16: Chữ viết của người Chăm có nguồn gốc từ loại văn tự nào? A. Chữ Ai Cập cổ B. Chữ Phạn C. Chữ Pa-li D. chữ Hán Câu 17: Sau khi lên nắm quyền, Khúc Hạo không thực hiện việc làm sau đây? A. Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc B. Xem xét và định lại các mức thuế C. Lập lại sổ hộ khẩu trong nước D. Tổ chức nhân dân kháng chiến chống xâm lược Câu 18: Việc nhà Đường phong chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ (906) chứng tỏ A. nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ B. nhà Đường tiếp tục tăng cường bộ máy cai trị ở An Nam C. nhà Đường đã mua chuộc được Khúc Thừa Dụ D. ách thống trị của phong kiến phương Bắc vĩnh viễn chấm dứt Câu 19: Năm 776, Phùng Hưng cùng em của mình đã họp quân khởi nghĩa ở đâu? A. Lâm Ấp B. Đường Lâm C. Mai Phụ D. Chân Lạp Câu 20: Những việc làm của Khúc Hạo sau khi lên thay Khúc Thừa Dụ từ năm 907 nhằm mục đích gì? A. Củng cố bộ máy hành chính từ thời Bắc thuộc B. Lật đổ ách thống trị của nhà Nam Hán đối với nhân dân ta C. Tiếp tục xây dựng và củng cố chính quyền tự chủ D. Chuẩn bị kháng chiến chống quân Nam Hán trở lại xâm lược II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Trình bày diễn biến, kết quả khởi nghĩa Lý Bí năm 542? Câu 2 (2 điểm): Vì sao nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? Câu 3 (1 điểm): Trải qua hơn một nghìn năm đấu tranh, ông cha ta đã giành độc lập cho dân tộc. Là học sinh, em cần làm gì để xứng đáng với những thành quả mà ông cha ta để lại? Chúc các con làm bài tốt Trang 2/2 - Mã đề thi 002