Đề kiểm tra học kì II Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối

doc 5 trang thuongdo99 4940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_lich_su_lop_9_nam_hoc_2017_2018_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN Tr­êng THCS Cù Khèi NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: LỊCH SỬ 9 I. YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm vững kiến thức lịch sử trong học kì II. 2. Kĩ năng: - Vận dụng các kiến thức đã học trả lời câu hỏi trắc nghiệm. - Rèn kĩ năng nhận biết, vận dụng. -Rèn kỹ năng so sánh. 3. Thái độ: Ôn tập nghiêm túc. II. NỘI DUNG: 1. Ôn tập tập các bài: - Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925 - Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 - Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939 - Bài 28: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) - Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973) - Lịch sử địa phương Hà Nội 2. Câu hỏi cụ thể: Câu 1: Điền các sự kiện lịch sử tương ứng với các mốc thời gian sau: - 1954 - 1959 - 1961- 1965 - 20/12/1960 - 1965 – 1968 - 1969 - 1973 - 1959 - 1960 Câu 2: Hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp. Công lao của Bác trong thời gian này là gì? Câu 3: Thế nào là chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ”? Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ trong thời kì chiến tranh ở miền Nam? Câu 4: So sánh cao trào 1930 – 1931 và cao trào dân tộc dân chủ 1936 – 1939. Câu 5: Những đóng góp của Hà Nội từ năm 1930 – 1945. Câu 6: Luân cương chính trị năm 1930 do ai viết? Ở đâu? Ban giám hiệu TTCM/NTCM duyệt Người lập
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN Tr­êng THCS Cù Khèi kiÓm tra häc k× II n¨m häc 2017 - 2018 M«n: lÞch sö 9 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 17 tháng 04 năm 2018 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về: + Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp +Các sự kiện về cách mạng miền Nam + Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp. - Rèn kĩ năng nhận biết, vận dụng,tr×nh bµy,so sánh. 3. Thái độ: - Thể hiện rõ thái độ, trách nhiệm của mình đối với lịch sử dân tộc. - Tự hào về lịch sử dân tộc. II. MA TRẬN ĐỀ Vận dụng Møc ®é NhËn biÕt Th«ng hiÓu VËn dông Tæng sè cao Chủ đề TN TL TN TL TN TL TL TN TL 1.Hoạt động của 1ý 1ý 1 câu Nguyễn Ái Quốc ở nước 2 1 3 điểm ngoài 2. Cuộc kháng 1ý 6 1 câu 4 2 1ý 1ý chiến chống Mĩ cứu nước 1 2 1 1 1 3điểm 3 điểm Sử Hà Nội 1 1 câu 1 1điểm C©u(ý) 4 1 2 2 2 1 9 Tæng sè §iÓm 2 2 1 2 2 1 10
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 Tr­êng THCS Cù Khèi M«n: lÞch sö 9 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 17 tháng 04 năm 2018 I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Ghi ra bài làm các chữ cái đứng đầu đáp án đúng. Câu 1: Pháp rút lui khỏi Miền Nam, Mĩ nhảy vào và đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền để thực hiện âm mưu gì? A. Chống phá cách mạng miền Bắc; B. Chia cắt Việt Nam làm hai miền; C. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ của Mĩ; D. Phá hoại Hiệp định Giơ-ne –vơ; Câu 2: Để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng chung, vai trò của cách mạng miền Bắc là gì? A. Miền Bắc là hậu phương chi viện cho cách mạng miền Nam. B. Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất. C. Miền Bắc là hậu phương bảo vệ cách mạng miền Nam. D. Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định trực tiếp. Câu 3: Phong trào nào đã diễn ra ở miền Nam từ năm 1959 – 1960? A. Phong trào “Đồng khởi”; C. Phong trào “Lùng ngụy mà diệt”; B. Phong trào “Tìm Mĩ mà đánh”; D. Phong trào “Dồn dân lập ấp”; Câu 4: Từ năm 1969 đến năm 1973, Mĩ đã tiến hành chiến lược chiến tranh nào? A.Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. B. Chiến lược “Chiến tranh đặc Biệt”. C. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. D.Chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”. Câu 5: Tại sao Mĩ lại chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”? A. Do thất bại ở trận Vạn Tường ; B. Do thất bại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của ta; C. Do thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc; D. Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ; Câu 6: Hiệp định Pa-ri được kí kết vào thời gian nào? A. Ngày 27/01/1973 C. Ngày 21/7/1973 B. Ngày 27/01/1972 D. Ngày 21/7/1975 II. Tự luận (7 điểm): Câu 1 (3 điểm): Hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 - 1923). Công lao của Bác trong thời gian này là gì? Câu 2 (3 điểm): Thế nào là chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ”? Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ trong thời kì chiến tranh ở miền Nam? Câu 3 (1 điểm): Luận cương chính trị của Đảng năm 1930 do ai khởi thảo? Luận cương được viết ở đâu? Hết
  4. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B và C A và B A C và D D C II. Tự luận (8 điểm): Câu 1 ( 3 điểm): * Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 - 1923) ( Học sinh nêu đủ nội dung được 2 điểm thiếu 1 nội dung trừ 0,25 điểm) - Ngày 18/06/1919: Gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc-xai - 7/1920: Người đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin, tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc - con đường cách mạng vô sản. - 12/1920:Tại đại hội Tua, Người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, tán thành quốc tế ba. - Năm 1921: Sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa . - Năm 1922: Sáng lập báo “Người cùng khổ”, viết bài cho các báo và Bản án chế độ thực dân Pháp. * Công lao của Bác trong thời gian này: 1 điểm -Tìm ra con đường cứu nước cho cách mạng và dân tộc Việt Nam 0,5điểm - Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự thành lập Đảng 0,5điểm Câu 2 ( 3 điểm): * HS nêu được khái niệm đúng về: 1 điểm - Chiến tranh đặc biệt: là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn" quân sự và dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta 0,5điểm - Chiến tranh cục bộ: là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ, quân đội Sài Gòn cùng với hệ thống "cố vấn" và vũ khí của Mĩ. 0,5điểm *Điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ trong thời kì chiến tranh ở miền Nam 2 điểm - Giống nhau: 0,5điểm + Đều là chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ. 0,25điểm + Đều thực hiện âm mưu chống lại cách mạng và nhân dân miền Nam. 0,25điểm - Khác nhau: 1,5 điểm “Chiến tranh đặc biệt” “Chiến tranh cục bộ” + Về qui mô chiến tranh Chỉ ở miền Nam Mở rộng ra cả hai miền Nam - Bắc. + Về vai trò của Mĩ trong Chỉ là cố vấn cho cuộc chiến Trực tiếp tham chiến cuộc chiến + Về lực lượng Lực lượng chủ yếu là ngụy Lực lượng chủ yếu là lính viễn quân và cố vấn Mĩ, chinh Mĩ, chư hầu cùng với lính ngụy. ( mỗi nội dung so sánh đúng được 0,5 điểm) Câu 3 (1 điểm): - Luận cương chính trị của Đảng năm 1930 do Trần Phú khởi thảo 0,5 điểm - Nơi viết luận cương: số 90 phố Thợ Nhuộm - Hà Nội 0,5 điểm Ban giám hiệu TTCM/NT CM duyệt Người ra đề