Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

doc 3 trang thuongdo99 3810
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2018_2019_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

  1. TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 2/5/2019 Câu 1. (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; [ ] Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. (Trích SGK Ngữ văn 7, tập 2) a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? b. Chỉ ra dấu hiệu của biện pháp nghệ thuật liệt kê được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng. c. Câu văn gạch chân trong đoạn văn trên là câu đặc biệt, câu rút gọn hay câu mở rộng thành phần? Câu 2 (2,0 điểm) Chuyển đổi những câu chủ động sau thành câu bị động: a. Năm 1951, nhà thơ Minh Huệ viết bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. b. Các công nhân đã khởi công xây cầu Long Biên vào năm 1898. c. Người ta đã dựng một chiếc đồng hồ đếm ngược ở gần Bờ Hồ. d. Nhà trường tổ chức cho chúng em đi tham quan ở cố đô Hoa Lư. Câu 3 (5,0 điểm) Tục ngữ có câu: Có công mài sắt, có ngày nên kim. Em hãy chứng minh tính đúng đắn trong lời khuyên của ông cha ta xưa. Chúc các con làm bài tốt!
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Nội dung cần đạt Điểm Câu a. 3 điểm - Tên tác phẩm: Sống chết mặc bay. 0,25 điểm - Tên tác giả: Phạm Duy Tốn. 0,25 điểm b. - Dấu hiệu của phép liệt kê: 0,5 điểm + kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre + nào đắp, nào cừ - Tác dụng: 1,0 điểm + Đoạn văn có hình ảnh, nhịp điệu nhanh, gấp gáp, + Làm nổi bật sự vất vả, cực nhọc của người dân khi hộ đê + Làm hiện lên không khí vô cùng khẩn trương, căng thẳng. -> Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả đối với người dân c. Câu văn gạch chân trong đoạn văn là câu đặc biệt 1,0 điểm Câu 2 Chuyển các câu chủ động thành câu bị động đúng. 0,5 điểm/câu 2 điểm Câu 3: Viết bài tập làm văn (5 điểm) I. Yêu cầu về hình thức: Bài làm của học sinh cần đạt được các yêu cầu sau: - Đúng thể loại: văn nghị luận chứng minh + giải thích. - Vấn đề nghị luận: kiên trì, nhẫn nại sẽ có được thành công. - Xác định đúng luận điểm cần giải thích và chứng minh.s - Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục. - Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc. - Diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi thông thường. II. Yêu cầu về nội dung: Tùy vào cách lập luận của HS, nhưng cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu vấn đê nghị luận - Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận. 2. Thân bài: (4 điểm) * Giải thích câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim” - Nghĩa đen: Một thanh sắt to, mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu có ý nghĩa. - Nghĩa bóng: Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách, đạt được thành công. * Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: - Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách. - Con người phải chịu khó, nhẫn nại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành, mới có được thành công. (Lấy dẫn chứng trong đời sống xưa và nay) - Phê phán những người lười biếng, không có lòng kiên trì, dễ dàng buông bỏ ước mơ, mục tiêu của mình. * Ý nghĩa của câu tục ngữ: - Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người.
  3. - Câu tục ngữ khuyên chúng cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực (lòng kiên trì). 3. Kết bài: (0,5 điểm): Khẳng định lại vấn đề nghị luận và rút ra bài học cho bản thân. III. Biểu điểm: - Mở bài, kết bài: hợp lí, hấp dẫn (0,5 điểm/phần) - Thân bài: + Điểm 4: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, hành văn lưu loát, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ. + Điểm 3: Đạt yêu cầu. Nội dung có thể chưa đầy đủ nhưng không mắc lỗi dùng từ, đặt câu thông thường. + Điểm 2: Bài chưa đạt yêu cầu. Nội dung sơ sài, diễn đạt lủng củng. + Điểm 1: Bài không đạt yêu cầu. Nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém. + Điểm 0: Để giấy trắng hoặc lạc đề. * Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh cho các thang điểm phù hợp. BGH duyệt Tổ, nhóm trưởng CM duyệt Người ra đề Nguyễn Thị Vân