Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2017_2018_truon.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Sinh học Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC 2017-2018 MÔN : SINH HỌC 7 I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Kiểm tra đánh giá tình hình tiếp thu kiến thức của học sinh về : + Lớp lưỡng cư, lớp chim và lớp thú : đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong thích nghi với môi trường sống. Đa dạng, đặc điểm chung và vai trò của chúng + Chương : Động vật và đời sống con người. - Giáo viên phát hiện ra chỗ hổng kiến thức của học sinh để điều chỉnh phương pháp giáo dục cho phù hợp. 2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng làm bài trắc nghiệm - Rèn kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức đồng thời biết vận dụng kiến thức vào trong thực tế. 3. Thái độ : - Giáo dục ý thức tự giác trong giờ kiểm tra. II/ MA TRẬN ĐỀ Các mức độ nhận thức Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Lớp lưỡng 2 1 3 cư 1 1 2 Lớp chim 2 1 3 1 2 3 Lớp thú 1 2 3 3 1 4 Động vật và 1 1 đời sống con 1 1 người Tổng 3 5 1 1 10 4 4 1 1 10
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC 2017-2018 MÔN : SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra : 27 /4/2018 A/ Trắc nghiệm (3 điểm): Ghi vào bài làm các chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau : Câu 1. Hệ tiêu hóa của ếch có đặc điểm gì? a. Miệng có lưỡi có thể phóng ra bắt mồi. b. Dạ dày lớn, ruột ngắn. c. Gan mật lớn, có tuyến tụy. d. Cả a, b, c đúng Câu 2. Đại diện nào sau đây là của bộ Lưỡng cư có đuôi? a. Ễnh ương. b. Ếch giun. c. Cá cóc Tam Đảo. d. Tất cả đều đúng. Câu 3. Hệ tiêu hoá của chim bồ câu có gì khác so với lớp cá, lưỡng cư, bò sát? a. Thực quản có diều b. Có dạ dày tuyến. c. Có dạ dày cơ d. Cả a, b đúng. Câu 4. Ta thường thấy chim, gà nhặt cả sỏi, đá nhỏ để ăn. Tại sao như vậy? a. Vì chúng không phân biệt được thức ăn với đá sỏi. b. Ăn đá sỏi giúp tiêu hoá thức ăn tốt hơn. c. Ăn đá sỏi làm tăng trọng lượng cơ thể. d. Giúp lông và đuôi mượt hơn. Câu 5. Thỏ mẹ mang thai trong bao nhiêu ngày? a. 20 ngày b. 30 ngày. c. 40 ngày. d. 50 ngày. Câu 6. Đặc điểm nào của lớp thú thể hiện thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất? a. Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ. b. Bộ răng phân hóa, tim 4 ngăn, bộ não phát triển. c. Có bộ lông mao bao phủ cơ thể. d. Cả a, b, c. B/ Tự luận ( 7 điểm) Câu 1 ( 3 điểm): Hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống? Câu 2 ( 2 điểm) : Trình bày đặc điểm chung của lớp chim? Câu 3 (1 điểm): Nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người? Câu 4 (1 điểm): Biện pháp đấu tranh sinh học là gì? Lấy 2 ví dụ minh họa?
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A/ Trắc nghiệm (3 điểm): mỗi ý được : 0,5 ( trả lời thừa/ thiếu không tính điểm) 1 2 3 4 5 6 d c a,b,c b b d B/ Tự luận ( 7 điểm): Câu 1 (3 điểm) : Bộ phận Đặc điểm cấu tạo ngoài Sự thích nghi với đời sống và Điểm cơ thể tập tính lẩn trốn kẻ thù Bộ lông - Bộ lông mao dày, xốp Che chở, giữ nhiệt cho cơ thể 0,25 Chi - Chi trước ngắn, có vuốt Đào hang và di chuyển 0,25 (có vuốt) - Chi sau dài, khoẻ Bật nhảy xa > chạy trốn nhanh 0,5 - Mũi thính Thăm dò thức ăn và MT, phát 1 Giác - Lông xúc giác: xúc giác nhạy hiện kẻ thù. quan bén - Tai: thính Định hướng âm thanh, phát hiện 1 - Vành tai: lớn, dài cử động sớm kẻ thù được theo các phía Câu 2 (2 điểm): - Mình có lông vũ bao phủ 0,25 - Chi trước biến đổi thành cánh 0,25 - Có mỏ sừng 0,25 - Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp. 0,5 - Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể 0,25 - Là động vật hằng nhiệt 0,25 - Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ. 0,25 Câu 3 (1 điểm): - Tiêu diệt sâu bọ, phá hoài mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày và là động vật trung gian truyền bệnh. 0,5 - Có giá trị thực phẩm, thuốc chữa bệnh, là động vật thí nghiệm trong sinh lí học 0,5 Câu 4 (1 điểm): - Biện pháp đấu tranh sinh học gồm sử dụng thiên địch ( sinh vật có lợi tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại. 0,5 - Lấy đúng 2 VD 0,5 BGH duyệt TTCM/NTCM duyệt Người ra đề