Đề kiểm tra học kì II Vật lí Lớp 6 - Đề 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

doc 3 trang thuongdo99 5170
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Vật lí Lớp 6 - Đề 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_vat_li_lop_6_de_3_nam_hoc_2018_2019_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Vật lí Lớp 6 - Đề 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN VẬT LÝ LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề: 03 ( Đề bài gồm 02 trang) Ngày kiểm tra 24/04/ 2019 I. Trắc nghiệm ( 5 điểm): Ghi ra bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng: Câu 1: Nhiệt kế chất lỏng hoạt động dựa trên hiện tượng: A. dãn nở vì nhiệt của chất rắn. B. dãn nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng và khí. C. dãn nở vì nhiệt của chất khí. D. dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. Câu 2: So sánh lực kéo vật lên trực tiếp sẽ như thế nào so với lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc cố định? A. Bằng nhau. B. Lớn hơn. C. Nhỏ hơn. D. Ít nhất bằng. Câu 3: Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận nào sau đây là không đúng? A. Hầu hết các chất nở ra khi nóng lên. B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Câu 4: Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi? A. Khối lượng. B. Trọng lượng. C. Khối lượng riêng. D. Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng. Câu 5: Sự nóng chảy là sự chuyển từ: A. thể lỏng sang thể hơi. B. thể lỏng sang thể rắn. C. thể rắn sang thể hơi. D. thể rắn sang thể lỏng. Câu 6: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là của sự bay hơi ? A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. B. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với mỗi chất lỏng. C. Không phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng của chất lỏng. D. Xảy ra đồng thời trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng. Câu 7: Các bình ở hình vẽ bên đều chứa cùng một lượng nước như nhau và được đặt trong cùng một phòng. Câu kết luận nào dưới đây là đúng? A. Tốc độ bay hơi của nước trong bình A nhanh nhất. B. Tốc độ bay hơi của nước trong 3 bình như nhau. C. Tốc độ bay hơi của nước trong bình C nhanh nhất. D. Tốc độ bay hơi của nước trong bình B nhanh nhất. Câu 8: Ba thanh: đồng, nhôm, sắt có chiều dài bằng nhau ở 00C. Khi nhiệt độ của ba thanh tăng lên tới 1000C thì chiều dài của các thanh thay đổi như thế nào? A. Chiều dài thanh nhôm nhỏ nhất. B. Chiều dài của thanh sắt nhỏ nhất. C. Chiều dài của 3 thanh vẫn bằng nhau. D. Chiều dài thanh đồng nhỏ nhất. Câu 9: Trong việc đúc đồng, có những quá trình chuyển thể nào? A. Bay hơi và ngưng tụ. B. Nóng chảy và bay hơi. C. Nóng chảy và đông đặc. D. Bay hơi và đông đặc. Câu 10: Chất lỏng nào sau đây không được dùng để chế tạo nhiệt kế? A. Thủy ngân. B. Nước pha màu đỏ. C. Rượu pha màu đỏ. D. Dầu công nghiệp pha màu đỏ. Câu 11: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ ? A. Sự tạo thành mây. B. Sương đọng trên lá cây. C. Sự tạo thành hơi nước. D. Sự tạo thành sương mù. Câu 12: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng? A. Khí, rắn. lỏng. B. Rắn, lỏng, khí. C. Rắn, khí, lỏng. D. Khí, lỏng, rắn.
  2. Câu 13: Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây? A. Các chất rắn nở vì nhiệt ít. B. Các chất rắn nở ra khi nóng lên. C. Các chất rắn co lại khi lạnh đi. D. Các chất rắn khác nhau, dãn nở vì nhiệt khác nhau. Câu 14: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Đúc một chuông đồng. B. Đốt ngọn đèn dầu. C. Đốt ngọn nến. D. Bỏ cục nước đá vào trong nước. Câu 15: Khi kéo bao xi măng từ dưới lên tầng cao, để sử dụng với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật thì người ta dùng máy cơ đơn giản nào? A. Ròng rọc cố định. B. Mặt phẳng nghiêng. C. Đòn bẩy. D. Ròng rọc động. Câu 16: Ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray của đường tàu hỏa lại có một khe hở nhỏ, khe hở này có tác dụng gì? A. Thuận tiện cho việc lắp ráp và vận chuyển. B. Dễ dàng khi sửa chữa đường ray. C. Khi trời nóng, nhiệt độ tăng, các thanh ray có chỗ để nở ra. D. Đường sắt sẽ đẹp hơn. Câu 17: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào là đúng ? A. Không khí, đồng, thủy ngân. B. Đồng, thủy ngân, không khí. C. Không khí, thủy ngân, đồng. D. Thủy ngân, đồng, không khí. Câu 18: Trình tự nào xảy ra đúng khi các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào? A. nóng lên, nở ra, nhẹ đi. B. nhẹ đi, nóng lên, nở ra. C. nở ra, nhẹ đi, nóng lên. D. nở ra, nóng lên, nhẹ đi. Câu 19: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc? A. Cho khay nước vào tủ lạnh. B. Thép lỏng để nguội trong khuôn đúc. C. Sản xuất muối từ nước biển. D. Đúc một chuông đồng. Câu 20: Một băng kép làm từ hai kim loại sắt và đồng, sau khi nung nóng một thời gian nó sẽ cong về phía nào? A. Thanh kim loại bằng sắt. B. Tuỳ thuộc thời gian đốt nóng. C. Thanh kim loại bằng đồng. D. Kim loại tiếp xúc nhiệt. II. Tự luận ( 5 điểm): Câu 1 (3 điểm): Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất: Thời gian 0 2 4 5 7 10 12 13 16 18 20 22 (phút) Nhiệt độ 50 65 75 80 80 90 85 80 80 75 70 60 (0C) a/ Hãy vẽ đường biểu sự thay đổi nhiệt độ của chất này? (Biết trục thẳng đứng là trục nhiệt độ, trục nằm ngang là trục thời gian) b/ Chất này là chất gì? c/ Quá trình nóng chảy và và quá trình đông đặc của chất này diễn ra vào thời gian nào và có nhiệt độ là bao nhiêu ? Câu 2: (2 điểm) a/ Tại sao vào mùa lạnh khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại? b/ Vì sao trước khi trời mưa ta thường cảm thấy oi bức? HẾT
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỂ KIỂM TRA HK II TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2018-2019 Mã đề 03 I.Trắc nghiệm (5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 1 D 6 A 11 C 16 C 2 A 7 D 12 B 17 C 3 B 8 B 13 D 18 A 4 C 9 C 14 B 19 C 5 D 10 B 15 D 20 A II. Tự luận ( 5 điểm): Câu Nội dung Điểm Câu 1: 3 điểm a/Vẽ đúng đồ thị 1 điểm *Trừ điểm các lỗi sau: + Chia sai trục thời gian hoặc trục nhiệt độ là không có điểm cho đồ thị đó. + Chia sai mỗi điểm trên đồ thị trừ 0,25 điểm. b/ Chất này là băng phiến 1 điểm c/ - Từ phút thứ 5 đến 7: quá trình nóng chảy, có nhiệt độ 800C 0,5điểm - Từ phút thứ 13 đến 16: quá trình đông đặc, có nhiệt độ 800C 0,5điểm Câu 2 : 2 điểm a/ Nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ không khí. Khi chúng ta hà hơi 1,5 điểm vào mặt kính, hơi nước trong cơ thể gặp lạnh nên ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ làm mặt kính mờ đi. Sau đó các hạt nước li ti đó lại bay hơi nên mặt kính sáng trở lại b/ Trước khi mưa trong không khí chứa nhiều hơi nước hạn chế sự 0,5điểm thoát hơi nước trong cơ thể nên ta cảm thấy oi bức. BGH duyệt TTCM/NTCM duyệt Người ra đề Phạm Bá Binh Nguyễn Thị Tú Anh