Đề kiểm tra học kì II Vật lí Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Vật lí Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_vat_li_lop_8_de_1_nam_hoc_2018_2019_tr.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Vật lí Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN VẬT LÝ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra 24/4/ 2019 I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Kiểm tra được kiến thức về: - Bài tập về công suất, phương trình cân bằng nhiệt. - Hiểu và vận dụng giải thích được các bài tập liên quan đến công cơ học, cơ năng, thế năng, động năng - Hiểu và vận dụng giải thích được các hiện tượng liên quan đến nhiệt năng. - Giải thích được các hiện tượng trong cuộc sống liên quan đến các hình thức dẫn nhiệt. 2/ Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức trên vào giải các bài tập. - Giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan. 3/ Thái độ: -Trung thực trong làm bài. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế. 4/ PTNL: Giải quyết vấn đề, tính toán, làm việc cá nhân, tư duy lôgic. II/ MA TRẬN Nội dung Mức độ nhận thức Tổng Biết (40%) Hiểu (40%) Vận dụng Vận dụng cao (15%) (5%) TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Công 6 2 8 suất- Cơ năng 1,5 0,5 2 2. Nhiệt 4 8 năng 1 2 3. Các hình 6 2 C1 5 thức truyền nhiệt 1,5 0,5 3 4 4. Phương C2(a) C2(b) 1 trình cân bằng nhiệt 1,5 0,5 2 Tổng 16 5 1 22 4 4 2 10
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- MÔN VẬT LÝ 8 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC: 2018 - 2019 Thời gian: 45 phút Mã đề: 01 ( Đề bài gồm 02 trang) Ngày kiểm tra: 24 /4/2019 Trắc nghiệm ( 5 điểm) Ghi ra bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng. Câu 1: Đơn vị của công suất là gì? A.J B.J.sC.J/s D.J/s 2 Câu 2: Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết: A. công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó. B. công thực hiện được của dụng cụ hay thiết bị đó. C. khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị đó D. khả năng dịch chuyển của dụng cụ hay thiết bị đó Câu 3: Thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc yếu tố nào? A. Khối lượng. B. Trọng lượng riêng. C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất. D.Khối lượng và vận tốc của vật. Câu 4: Thế năng đàn hồi của vật phụ thuộc yếu tố nào? A. Khối lượng riêng. B. Khối lượng. C. Độ biến dạng vật đàn hồi D. Vận tốc. Câu 5: Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Khối lượng. B. Vận tốc. C. Khối lượng và vận tốc. D. Vị trí vật so với mặt đất. Câu 6: Đơn vị của cơ năng là gì? A.J B.J.s C.J/s D. J.N Câu 7: Một người kéo một gàu nước từ giếng sâu 4m lên mặt đất. Gàu nước có trọng lượng 60N. Công người đó sinh ra là bao nhiêu? A. 240J B. 120J C. 60J D. 2400J Câu 8: Để nâng một vật nặng lên cao, người ta có thể dùng một trong các máy cơ đơn giản: ròng rọc cố định; pa lăng; đòn bẩy; mặt phẳng nghiêng. Một trong số các máy cơ đơn giản không cho lợi về lực là: A. Pa lăng B. Ròng rọc cố định C. Mặt phẳng nghiêng D. đòn bẩy Câu 9: Giữa các nguyên tử, phân tử có: A. khoảng cách. B. vận tốc. C. thời gian. D. không khí. Câu 10: Nhiệt năng của vật tăng khi: A. vật truyền nhiệt cho vật khác. B. chuyển động của vật nhanh lên. C. chuyển động của các phân tử tạo nên vật tăng. D. vật thực hiện công lên vật khác. Câu 11: Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì: A. Động năng của vật càng lớn. B. Thế năng của vật càng lớn. C. Cơ năng của vật càng lớn. D. Nhiệt năng của vật càng lớn. Câu 12: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây? A. Chuyển động không ngừng. B. Giữa chúng có khoảng cách. C. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm. D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao. Câu 13: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra chủ yếu trong chất nào? A. Chất lỏng. B. Chất khí. C. Chất lỏng và chất khí. D. Chất lỏng, chất khí và chất rắn. Trang 1
- Câu 14: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt xảy ra chủ yếu ở? A. Chất khí B. Chất rắn C. Chất lỏng D. Chất khí và chất lỏng Câu 15: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây là đúng? A. Đồng, nước, thủy ngân, không khí. B. Đồng, thủy ngân, nước, không khí. C. Thủy ngân, đồng, nước, không khí. D. Không khí, nước, thủy ngân, đồng. Câu 16: Hình thức truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng gọi là: A. sự dẫn nhiệt. B. sự đối lưu C. bức xạ nhiệt D. sự phát quang Câu 17: Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật? A. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu. B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu. C. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu. D. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu. Câu 18: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt chỉ truyền được từ vật nào sang vật nào? A. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. B. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. C. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. D. Từ vật có khối lượng riêng lớn hơn sang vật có khối lượng riêng nhỏ hơn. Câu 19: Vì sao nước giếng khơi về mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát? A. Vì đất dẫn nhiệt kém. B. Vì đất dẫn nhiệt tốt. C. Vì nước không dẫn nhiệt. D. Vì một lí do khác. Câu 20:Phát biểu nào sau đây là sai? Sự nóng lên của ấm nước khi đun là do? A. Nước ở đáy ấm nóng lên do dẫn nhiệt. B. Lớp nước ở phần trên của ấm nóng lên do đối lưu. C. Ấm nước nóng lên do dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. D. Khi nước sôi hiện tượng đối lưu cũng mất. II. Tự luận ( 5 điểm) Câu 1: (3 điểm) Em hãy giải thích các hiện tượng sau: a/ Khi sưởi ấm, nhiệt truyền từ lò sưởi đến cơ thể ta bằng cách nào? Vì sao? b/ Tại sao các bể chứa xăng lại được quét một lớp nhũ màu trắng bạc? c/ Vì sao xoong nồi thường làm bằng kim loại, bát làm bằng sứ? Câu 2 ( 2 điểm) a/ Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 800 g có nhiệt độ là 3400C vào 3 kg nước ở 200C. Tính nhiệt độ cuối cùng của nước? ( Coi sự tỏa nhiệt ra môi trường là không đáng kể). b/ Thực tế chỉ có 85% nhiệt lượng do quả cầu truyền nhiệt cho nước. Muốn nhiệt độ cuối cùng của nước như câu a thì khối lượng của quả cầu nhôm là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K ( Làm tròn đến số thập phân thứ nhất) HẾT Trang 2
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- MÔN VẬT LÝ 8 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC: 2018 - 2019 Thời gian: 45 phút Mã đề: 01 Ngày kiểm tra: 24/04/2019 I. Trắc nghiệm ( 5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C A C C C A A B A C D C C B B C A C A D II. Tự luận ( 5 điểm) Câu 1 a/ Nhiệt truyền từ bếp đến cơ thể người bằng các tia nhiệt đi thẳng gọi là bức 1 đ (3 điểm) xạ nhiệt b/ Lớp nhũ màu trắng phản xạ tốt các tia nhiệt, hấp thụ các tia nhiệt kém nên 1 đ hạn chế được truyền nhiệt từ bên ngoài vào làm cho xăng đỡ nóng hơn, tránh cháy xăng làm nổ bình. c/ - Vì nồi xoong dùng để nấu thức ăn, kim loại dẫn nhiệt tốt để nấu thức ăn 0,5 đ nhanh chín. - Bát đĩa dùng để đựng thức ăn, muốn thức ăn lâu nguội thì cần chọn sứ vì sứ 0,5 đ dẫn nhiệt kém hoặc để tránh gây bỏng khi cầm vào bát Câu 2 Tóm tắt 0,25 đ ( 2 điểm) m1 = 800g = 0,8 kg 0 t1 = 340 C c1 = 880J/kg.K m2 = 3 kg 0 t2 = 20 C c2 = 4200J/kg.K a/ t =? b/ Qthu = 85% Qtỏa’ m’ =? a/ Nhiệt lượng do quả cầu nhôm tỏa ra là: 0, 25 đ Qtỏa = m1.c1. (t1-t) = 0,8.880 (340-t) - Nhiệt lượng do nước thu vào là: 0,25 đ Qthu = m2.c2.( t- t2) = 3.4200 ( t – 20) - Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có Qtỏa = Qthu 0,25 đ - Thay số ta có: 704 ( 340-t) = 12600 (t – 20) 0,5 đ =>t = 36,90C b/ - Qtỏa’ = (Qthu.100).85 = 250571,6 J 0,25 đ - Qtỏa’ =m1’.c1. (t1-t)= 266728.m1’ 0,25 đ => m1’ = 0,9 kg BGH duyệt TT/NTCM duyệt Người ra đề Phạm Bá Binh Nguyễn Thu Hương