Đề kiểm tra khảo sát Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Lợi

docx 6 trang thuongdo99 2440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_khao_sat_lich_su_lop_9_nam_hoc_2018_2019_truong.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra khảo sát Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Lợi

  1. PHÒNG GD-ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI MÔN: LỊCH SỬ 9 Năm học: 2018 – 2019 Thời gian làm bài: 60 phút ĐỀ BÀI Tô vào chữ cái trước đáp án đúng: Câu 1 (Biết-Lịch sử thế giới 1945-2000): Hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 7000 làng mạc bị tàn phá là tổn thất nặng nề của quốc gia nào trong chiến tranh thế giới thứ hai? A. Pháp B. Đức C. Nhật D. Liên Xô Câu 2 (Biết-Lịch sử thế giới 1945-2000): Đầu những năm 70 của thế kỉ XX Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp xếp ở vị trí nào trên thế giới? A. Thứ nhất thế giới B. Thứ hai thế giới C. Thứ ba thế giới D. Không nằm trong bảng xếp hạng Câu 3 (Biết-Lịch sử thế giới 1945-2000): Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới vào A. tháng 1- 1978. B. tháng 12-1978. C. tháng 1-1979. D. tháng 12-1979. Câu 4 (Biết-Lịch sử thế giới 1945-2000): Nguyên tắc hoạt động của ASEAN được xác định ở A. Hiệp ước Bali B. Hiệp định Pari C. Tuyên bố Băng Cốc D. Diễn đàn khu vực Câu 5 (Biết-Lịch sử thế giới 1945-2000): Dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC) người dân da đen ở Nam Phi bền bỉ đấu tranh chống A. chủ nghĩa thực dân cũ. B. chủ nghĩa thực dân mới. C. chủ nghĩa A-pác-thai. D. chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Câu 6 (Biết-Lịch sử thế giới 1945-2000): Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn được hình thành vào những năm 70 của thế kỉ XX là A. Anh-Mĩ-Liên Xô B. Mĩ-Đức-Nhật Bản C. Liên Xô-Nhật Bản-Tây Âu D. Mĩ-Tây Âu-Nhật Bản Câu 7 (Biết-Lịch sử thế giới 1945-2000): Cuộc “Cách mạng xanh” ở Ấn Độ diễn ra trong lĩnh vực nào ? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Công nghệ thông tin. D. Công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ. Câu 8 (Biết-Lịch sử Việt Nam 1919-1930): Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vốn vào những vực nào trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam? A. Công nghiệp chế tạo máy móc. B. Công nghiệp khai mỏ và trồng cao su. C. Công nghiệp tiêu dùng. D. Ngoại thương. Câu 9 (Biết-Lịch sử Việt Nam 1919-1930): Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập vào thời gian nào? ở đâu? A. Tháng 5 năm 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc) B. Tháng 6 năm 1925 ở Hương Cảng (Trung Quốc) C. Tháng 7 năm 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc) D. Tháng 6 năm 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc) Câu 10 (Biết-Lịch sử Việt Nam 1919-1930): Từ năm 1919 đến năm 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở các nước nào A. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc B. Pháp, Thái Lan, Trung Quốc C. Pháp, Liên Xô, Thái Lan D. Pháp, Trung Quốc, Việt Nam
  2. Câu 11 (Biết-Lịch sử Việt Nam 1930-1945): Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) chủ trương thành lập mặt trận nào dưới đây? A. Mặt trận Liên Việt. B. Mặt trận Đồng minh. C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh). Câu 12 (Biết-Lịch sử Việt Nam 1930-1945): Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, những địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước là A. Hải Dương, Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An. B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. C. Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Hà Tĩnh. D. Hà Tĩnh, Quảng Nam, Hà Nội, Huế. Câu 13 (Biết-Lịch sử Việt Nam 1930-1945): Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ngày 22/12/1944 theo chỉ thị của A. Võ Nguyên Giáp B. Văn Tiến Dũng C. Hồ Chí Minh D. Phạm Văn Đồng Câu 14 (Biết-Lịch sử Việt Nam 1945-1954): Rạng sáng ngày 23/9/1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì? A. Quân Anh đến Sài Gòn làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật B. Lực lượng quân Tưởng vào miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật C. Nhân dân Sài Gòn tổ chức mít tinh chào mừng ngày đất nước được độc lập D. Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai Câu 15 (Biết-Lịch sử Việt Nam 1945-1954): “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” được trích trong văn bản A. Hịch Việt Minh B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến C. Tuyên ngôn độc lập D. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng Câu 16 (Biết-Lịch sử Việt Nam 1945-1954): Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, ở Việt Nam thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách A. “phòng ngự ở đồng bằng Bắc Bộ” B. “mở rộng địa bàn chiếm đóng khắp cả nước” C. “tập trung quân Âu – Phi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai” D. “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” Câu 17 (Biết-Lịch sử Việt Nam 1945-2000): Sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự thời gian thể hiện quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước. 1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước. 2. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tổ chức tại Sài Gòn. 3. Hội nghị lần thứ 24 của Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự thời gian thể hiện quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước. A. 3,1,2. B. 2,1,3. C. 2,3,1. D. 3,2,1. Câu 18 (Biết-Lịch sử Việt Nam 1945-2000): Mục đích của Mĩ trong việc thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam là A. giúp đỡ nhân dân miền Nam Việt Nam khắc phục hậu quả B. thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ mà Pháp chưa thi hành C. biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ D. thực hiện ý đồ kéo dài và quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương của Mĩ.
  3. Câu 19 (Biết-Lịch sử Việt Nam 1945-2000): Nét nổi bật về tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 là A. miền Bắc được giải phóng. B. miền Nam được giải phóng. C. đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền. D. cả nước thống nhất đi lên CNXH. Câu 20 (Biết-Lịch sử Việt Nam 1945-2000): Ngày 10 tháng 10 năm 1954 đánh dấu sự kiện gì trong lịch sử Việt Nam? A. Quân Pháp rút khỏi miền Bắc. B. Quân ta tiến về giải phóng thủ đô Hà Nội. C. Quân Pháp rút khỏi Hải Phòng. D. Mĩ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam. Câu 21 (Hiểu-Lịch sử thế giới 1945-2000): Sự kiện đánh dấu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn là A. Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập. B. Ăng-gô-la giành độc lập. C. 17 nước ở châu Phi giành độc lập. D. chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ở Nam Phi. Câu 22 (Hiểu-Lịch sử thế giới 1945-2000): Mĩ là nơi khởi đầu của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai là do A. Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. B. Mĩ có nhiều nhân tài. C. Mĩ có chính sách thu hút các nhà khoa học đến làm việc. D. Mĩ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Câu 23 (Hiểu-Lịch sử thế giới 1945-2000): Nhận xét sự phát triển của nền kinh tế Mĩ trong suốt thập niên 90 của thế kỉ XX là A. Tương đối ổn định, hầu như không có sự tăng trưởng của nền kinh tế. B. Trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới. C. Tăng trưởng liên tục, Mĩ là trung tâm kinh tế chính trị số 1 của thế giới. D. Giảm sút nghiêm trọng, Mĩ không còn là trung tâm kinh tế - tài chính số 1 của thế giới. Câu 24 (Hiểu-Lịch sử thế giới 1945-2000): Nội dung nào không đúng khi nói về những thành tựu của Mĩ trong lĩnh vực khoa học-kĩ thuật? A. Là nước chế tạo thành công bom nguyên tử. B. Là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người bay vòng quanh trái đất. C. Là nước đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng. D. Là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ Câu 25 (Vận dụng-Lịch sử thế giới 1945-2000): Từ sự sụp đổ của Liên bang Xô viết năm 1991, anh chị nhận xét gì về công cuộc cải tổ đất nước ở Liên Xô? A. Cải tổ là một tất yếu, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Liên Xô liên tục mắc phải những sai lầm nên đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên quy mô toàn Liên bang. B. Cải tổ đất nước là sai lầm của những người cộng sản Xô viết. Chính công cuộc cải tổ đã đưa đất nước Liên Xô lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện. C. Mô hình CNXH ở Liên Xô có quá nhiều thiếu sót, sai lầm nên dù công cuộc cải tổ được xúc tiến tích cực vẫn không thể cứu vãn được tình hình. D. Cải tổ đất nước ở Liên Xô tại thời điểm đó là hoàn toàn không phù hợp, không cần thiết. Câu 26 (Hiểu-Lịch sử Việt Nam 1919-1930): Sự kiện đánh dấu bước chuyển của phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát lên tự giác là cuộc bãi công của A. Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1920 B. Công nhân viên chức các sở công thương của Pháp ở Bắc Kì năm 1922 C. Công nhân các nhà máy dệt Nam Định năm 1924 D. Công nhân xưởng đóng tàu Ba Son – Sài Gòn tháng 8 năm 1925 Câu 27 (Hiểu-Lịch sử Việt Nam 1919-1930): Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước dân chủ công khai(1919-1925) là do
  4. A. Chủ nghĩa tư bản chưa được truyền bá sâu rộng ở nước ta B. Hệ tư tưởng tư sản trở nên lỗi thời không còn phù hợp với thời đại C. Thực dân Pháp đàn áp đẫm máu các phong trào yêu nước D. Giai cấp tư sản dân tộc yếu về kinh tế, bạc nhược về chính trị, tiểu tư sản không có hệ tư tưởng riêng, không có khả năng lãnh đạo cách mạng. Câu 28 (Hiểu-Lịch sử Việt Nam 1930-1945): Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 gọi là cao trào cách mạng dân tộc dân chủ vì A. Giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. B. Đòi các quyền tự do dân chủ. C. Giải phóng dân tộc là mục tiêu hàng đầu. D. Giải phóng dân tộc. Câu 29 (Hiểu-Lịch sử Việt Nam 1930-1945): Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945? A. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. B. Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương lần thứ VI. C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân. Câu 30 (Hiểu-Lịch sử Việt Nam 1930-1945): Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là gì? A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công-nông. B. Thành lập được đội quân chính trị của đông đảo quần chúng. C. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh. D. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng. Câu 31 (Hiểu-Lịch sử Việt Nam 1945-1954): Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương khi thì tạm hòa với quân Tưởng đề chống Pháp, khi thì hòa với Pháp để đuổi Tưởng vì A. quân Tưởng có âm mưu chống phá cách mạng B. thực dân Pháp được sự giúp đỡ của quân Anh C. Tưởng dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong D. chính quyền còn non trẻ không thể một lúc chống nhiều kẻ thù mạnh Câu 32 (Hiểu-Lịch sử Việt Nam 1945-1954): Việc kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 của Đảng Cộng sản Đông Dương đã chứng tỏ A. sự thỏa hiệp của Đảng và chính phủ ta. B. chủ trương đúng đắn kịp thời của Đảng ta. C. sự mềm dẻo của ta trong việc phân hóa kẻ thù. D. sự non yếu trong đường lối lãnh đạo của ta. Câu 33 (Hiểu-Lịch sử Việt Nam 1945-1954): Vì sao Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch Na-va? A. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng và được xây dựng kiên cố B. Điện Biên Phủ được địch chiếm từ lâu C. Ta có lực lượng mạnh ở Điện Biên Phủ D. Điện Biên Phủ bị ta chiếm Câu 34 (Hiểu-Lịch sử Việt Nam 1954-2000): Sự kiện đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công A. chiến thắng Ấp Bắc năm 1963 B. phong trào tố cộng, diệt cộng năm 1959 C. thắng lợi của phong trào Đồng Khởi năm 1960 D. thắng lợi của phong trào nổi dậy ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) năm 1959 Câu 35 (Hiểu-Lịch sử Việt Nam 1954-2000): Kết quả lớn nhất của phong trào Đồng khởi đối với cách mạng Việt Nam là A. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm. B. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam. C. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960).
  5. D. Đến cuối năm 1960, ta đã làm chủ Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung bộ. Câu 36 (Hiểu-Lịch sử Việt Nam 1954- 2000): Ai là người được bầu làm Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam? A. Hồ Chí Minh. B. Tôn Đức Thắng C. Nguyễn Lương Bằng. D. Trần Đức Lương. Câu 37 (Vận dụng-Lịch sử thế giới 1945-2000): Từ thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô ta rút ra bài học với công cuộc đổi mới ở Việt Nam là A. đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. B. đẩy mạnh cải tổ về chính trị, xã hội. C. thực hiện đa nguyên về chính trị, chế độ đa đảng. D. đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới chính trị. Câu 38 (Vận dụng-Lịch sử Việt Nam 1919-1930): Đánh giá về ý nghĩa của những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 - 1925? A. Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận tư tưởng Chủ nghĩa Mác - Lênin. B. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam. C. Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. D. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thể giới. Câu 39 (Vận dụng-Lịch sử Việt Nam 1945-1954): Từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) bài học kinh nghiệm được rút ra cho cách mạng Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay là A. mềm dẻo trong chính sách đối ngoại B. đa phương hóa trong quan hệ quốc tế C. kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao D. triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước. Câu 40 (Vận dụng-Lịch sử Việt Nam 1954-2000): Một trong những bài học Việt Nam rút ra từ việc thực hiện cải cách ruộng đất (1954-1960) cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là A. dựa vào giai cấp công nhân B. dựa vào địa chủ kháng chiến C. dựa vào sức mạnh của toàn dân D. dựa vào sức mạnh giai cấp nông dân
  6. PHÒNG GD-ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT LỊCH SỬ 9 Năm học 2018 – 2019 Thời gian làm bài: 60 phút Mỗi câu trả lời đúng được 0.25đ 1.D 2.B 3.B 4.A 5.C 6.D 7.A 8.B 9.D 10.A 11.A 12.B 13.C 14.D 15.B 16.D 17.D 18.C 19.C 20.B 21.D 22.C 23.D 24.B 25.A 26.D 27.D 28.B 29.B 30.A 31.D 32.C 33.A 34.C 35.C 36.B 37.A 38.B 39.A 40.C BGH DUYỆT TỔ/NHÓM CM NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Thanh