Đề kiểm tra số 3 Tập làm văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trần Thúy An

docx 3 trang thuongdo99 1650
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra số 3 Tập làm văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trần Thúy An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_so_3_tap_lam_van_lop_8_nam_hoc_2016_2017_tran_th.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra số 3 Tập làm văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trần Thúy An

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT MÔN: NGỮ VĂN TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC : 2016 – 2017 LỚP :8 TIẾT (theo PPCT) : 56, 57 Thời gian làm bài : 90 phút. Ngày kiểm tra : /11/2016 I – Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Đánh giá kết quả của học sinh về văn thuyết minh 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm văn thuyết minh 3. Thái độ: - Rèn thái độ làm bài nghiêm túc. - Phát huy tính cẩn thận, chủ động, sáng tạo của học sinh. II – Ma trận đề: (thể hiện trong phần đáp án, biểu điểm)
  2. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN 8 – BÀI SỐ 3 TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC : 2016 – 2017 LỚP : 8 TIẾT (theo PPCT): 56, 57 Ngày kiểm tra : /11/2016 ĐỀ SỐ: 4 Thuyết minh về một dụng cụ học tập.
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. Yêu cầu chung: - Viết đúng kiểu bài văn thuyết minh. - Viết đúng nội dung đề yêu cầu: thuyết minh về một dụng cụ học tập. - Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc. - Trình tự thuyết minh hợp lý, dễ hiểu - Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, có sáng tạo. - Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm để bài thuyết minh của mình thuyết phục và hấp dẫn hơn. - Cảm xúc trong sáng, chân thành. B. Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài - Giới thiệu về một đồ dùng học tập em định thuyết minh. 2. Thân bài a. Nguồn gốc, xuất xứ: - Đồ dùng này được ai phát minh? Vào năm bao nhiêu? Đến khi nào thì trở nên thịnh hành phổ biến? b. Cấu tạo: - Hình dáng thường thấy? - Cấu tạo đơn giản hay phức tạp? Gồm bao nhiêu bộ phận? (Nêu rõ tên và hình dáng, cấu tạo của từng bộ phận ) c. Quy trình sản xuất: - Bộ phận nào được tạo ra trước? Làm thủ công hay theo dây chuyền? - Chất liệu cụ thể được lựa chọn để làm ra đồ dùng hoặc từng bộ phận của đồ dùng? - Quy trình lắp ráp các bộ phận tạo thành sản phẩm? d. Công dụng; cách sử dụng: - Phục vụ như thế nào cho việc học tập (để đựng, để viết )? - Cách sử dụng: tùy theo từng đối tượng hoặc từng tình huống cụ thể trình bày để có cách sử dụng tương ứng. e. Cách bảo quản: - Quá trình sử dụng cần nhẹ nhàng, cẩn thận. - Thường xuyên lau chùi, để ở những vị trí, môi trường nhiệt độ thích hợp. 3. Kết bài: - Suy nghĩ về dụng cụ học tập em vừa thuyết minh - Liên hệ, mở rộng. C. Cho điểm: 1. Mở bài và kết bài: - Mở bài và kết bài đúng, đủ: 0,5 điểm. - Mở bài và kết bài đúng, đủ, có sáng tạo: 1 điểm. 2. Thân bài: - Điểm 9: Đáp ứng đủ yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, văn viết trôi chảy, sử dụng hợp lý các biện pháp nghệ thuật để bài viết sinh động, hấp dẫn. - Điểm 7 - 8: Đáp ứng đủ yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ. - Điểm 5 - 6: Bài làm đạt khoảng ½ yêu cầu trên, về nội dung có thể sơ sài nhưng có đủ các ý chính. - Điểm 3 - 4: Bài làm còn mắc nhiều lỗi, nội dung viết sơ sài. - Điểm 1 - 2: Bài làm về cơ bản chưa đạt được các yêu cầu trên. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. Duyệt đề Ban giám hiệu Nhóm trưởng CM Người ra đề Hoàng Thị Tuyết Dương Hồng Nhung Trần Thuý An