Đề kiểm tra Tiết 75 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Yên Nghĩa (Có đáp án)

doc 5 trang Thu Nguyệt 27/07/2023 1870
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tiết 75 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Yên Nghĩa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_tiet_75_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020_truo.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Tiết 75 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Yên Nghĩa (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS YÊN NGHĨA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ( TIẾT 75 ) Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Năm học: 2019 – 2020 (Thời gian làm bài: 45 phút) VẬN DỤNG MỨC ĐỘ/ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG CAO KIẾN THỨC TN TL TN TL TN TL TN TL Câu1 Câu2 Câu3 Bếp lửa (1đ) (1đ) (1đ) Lặng lẽ Sa Pa Câu1 Câu 3 (1,5đ) (4,5đ) Câu 2 (1đ) Tổng điểm 3,5đ 1đ 1đ 4,5đ (%) 35% 10% 10% 45%
  2. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT ( TIẾT 75) TRƯỜNG THCS YÊN NGHĨA Môn : Ngữ văn - Lớp 9 Năm học: 2019 – 2020 Họ và tên: Lớp (Thời gian làm bài: 45 phút) Điểm Lời phê của giáo viên Đề bài: Phần I (3 điểm) Trong bài thơ “Bếp lửa”, Bằng Việt có viết: “ Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà? Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế. Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế, Mẹ cùng cha công tác bận không về, Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe, Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà, Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?” Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu 2: Trong khổ thơ chi tiết nào được tác giả nhắc đi, nhắc lại nhiều lần? Việc nhắc lại nhiều lần chi tiết này có ý nghĩa gì? Câu 3: Kể tên một tác phẩm thơ khác mà em đã được học cũng nói về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả. Từ hiểu biết của mình về hai tác phẩm đó, em có suy ngẫm gì (không quá 5 dòng) về tình cảm gia đình. Phần II (7 điểm) Cho đoạn văn sau: “ Một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột. không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.” Câu 1: Đây là cuộc trò chuyện giữa những nhân vật nào? Vì sao nhân vật “cháu” lại có cảm giác “thật hạnh phúc”. Câu 2: Chỉ một trường từ vựng và một câu có lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên (gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp đó) Câu 3: Từ quan niệm hạnh phúc của nhân vật “cháu” ở đoạn văn trên, qua chuyên mục “Việc tử tế” của kênh truyền hình VTV1 cùng những hiểu biết của bản thân, hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang trình bày suy nghĩ của em về hạnh phúc? Hết
  3. Bài làm
  4. PHÒNG GD&ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS YÊN NGHĨA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA MỘT TIẾT ( TIẾT 75 ) Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Năm học: 2019 – 2020 (Thời gian làm bài: 45 phút) Phần I: (5 điểm) Câu Yêu cầu Điểm Câu 1 HS nêu đúng: 1 (1đ) - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập “ Hương cây – Bếp lửa” Câu 2 HS nêu đúng: (1,0đ) - Chi tiết nào được nhắc đi, nhắc lại: Tiếng tu hú ( 4 lần) 0,25 - Ý nghĩa: 0,75 + Khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong + Gợi ra tình cảnh vắng vẻ và nỗi nhớ mong của hai bà cháu + Hình ảnh người bà thêm đậm nét và tình bà cháu thêm sâu nặng HS nêu được: Câu 3 - Tên tác phẩm, tác giả : “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh 0,5 (1,0đ) - Suy ngẫm về tình cảm gia đình: 0,5 + Là thiêng liêng, bất diệt + Có sức mạnh diệu kì, là nơi nương tựa vững chắc Phần II: (3 điểm) Câu Yêu cầu Điểm Câu 1 HS nêu được: (1,5đ) - Cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên và ông họa sĩ 0,5 - Nhân vật anh thanh niên có cảm thấy “thật hạnh phúc” vì đã góp phần 1 nhỏ bé của mình cho kháng chiến. Với anh hạnh phúc chính là được sống cống hiến, sống có ích, được góp sức mình cho đất nước, cho quê hương. -> Lẽ sống đẹp, lí tưởng sống cao đẹp Câu 2 HS chỉ ra được: (1đ) - Chỉ đúng một trường từ vựng: 0,5 - Câu có lời dẫn trực tiếp: Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu 0,5 mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”.
  5. Câu 3 HS phải đảm bảo các yêu cầu về: (4,5đ) * Kiểu văn bản: Nghị luận xã hội. * Vấn đề bàn luận: Suy nghĩ về hạnh phúc. * Về hình thức 1,5 - Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, thuyết phục. - Đủ dung lượng khoảng nửa trang giấy. 3,0 * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể có các diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo nội dung: - Quan niệm về hạnh phúc + Hạnh phúc là làm việc có ích, là mang niềm vui đến cho mọi người + Hạnh phúc là yêu thương và được yêu thương. + Hạnh phúc là sống cống hiến, sống có ích - Biểu hiện: trong văn học, trong cuộc sống - Hạnh phúc sẽ giúp con người gần nhau hơn, là động lực vượt gian khó; cuộc sống sẽ vui hơn, ý nghĩa hơn - Phê phán quan niệm sai lầm về hạnh phúc cho rằng hạnh phúc là sự đầy đủ về vật chất - Liên hệ , rút ra bài học nhận thức và hành động.