Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 13

docx 2 trang Thu Nguyệt 27/07/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_de_so_13.docx

Nội dung text: Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 13

  1. ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 – SỐ 13 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài:120 phút PHẦN I: ( 3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Những đứa trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời, đợi cha mẹ sắp đặt học ở đâu, làm ở đâu thì rất dễ thương, nhưng chỉ dành cho trẻ em dưới 18 tuổi. Đã trên 18 tuổi, bạn trẻ toàn cầu bây giờ chỉ cần “không hư” là được. Không hư là không hại người, không hại mình, không phạm pháp. Còn lại, mình muốn học gì, làm gì, quen ai, sống ở đâu, tiền bạc mình kiếm ra mình tiêu vào việc gì thì mình quyết. Tự chủ tài chính sẽ tự chủ về nhận thức. Và ngược lại. Đừng sợ sai. Sai thì mình có trải nghiệm, có bài học. Đúng thì mình hưởng. Thông tin giờ nhiều, tự mình tìm tòi, phán đoán, quyết. Giới trẻ thế giới bây giờ, ai ai cũng tâm niệm thế này. Bây giờ là lúc hành động với sự nghiệp. Khi chết đi còn để lại thành tựu gì đó cho đời, 100 năm sau, 1000 năm sau nhân loại còn nhắc đến. Phải đi thật xa và thật nhiều, phải học, phải làm những khi sức khoẻ cho có thể cho mình đi, mình học, mình làm. Phải chịu đựng gian khổ vào những năm tháng mình còn chịu đựng được. Một chén cơm chan nước lã rồi húp, cũng no bụng. Một manh chiếu góc nhà nào đó vẫn ngủ được, có chết đâu. Những cụm từ cảm tính và cái tôi lớn như “tôi không thích, tôi thích, tôi ưa, tôi ghét, tôi ủng hộ, tôi tẩy chay, tôi đưa quan điểm, tôi phản đối, tôi phàn nàn, tôi claim, tôi blame, tôi complain, tôi chán, tôi buồn, tôi cô đơn, tôi cực khổ, tôi x tôi y” gì đó đã từ lâu không còn nằm trong từ điển của giới trẻ giỏi và tiến bộ. Họ lặng lẽ làm và làm. Thành tựu sẽ khẳng định ai là ai. . (Theo Ngày 17/02/2018) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.(0,5đ) Câu 2: Theo tác giả, vì sao “Đừng sợ sai?”(0,5đ) Câu 3: Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 1 trang giấy A4) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng tự tin trong cuộc sống. (2.0 điểm) PHẦN II: ( 7 điểm) Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo: “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái.” (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2011) 1. Những câu thơ vừa dẫn trích trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm đó.
  2. 2. Chỉ ra từ phủ định trong câu thơ độc đáo trên. Việc dùng liên tiếp từ phủ định ấy nhằm khẳng định điều gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ? 3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu lập luận diễn dịch làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính, trong đó có sử dụng câu phủ định và phép thế (gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế). 4. Chép lại hai câu thơ liên tiếp sử dụng từ phủ định trong tác phẩm (được xác định ở câu hỏi 1). GV ra đề: Bùi Dung