Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 14

docx 1 trang Thu Nguyệt 27/07/2023 2080
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_de_so_14.docx

Nội dung text: Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 14

  1. ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 – SỐ 14 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài:120 phút PHẦN I: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời. Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. (Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? (0,5đ) Câu 2: Theo em, sai lầm đem đến những tổn thất và bài học gì cho đời? (0,5đ) Câu 3: Từ nội dung văn bản trên và hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy A4) trình bày suy nghĩ về quan niệm của tác giả: "nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời". (2.0 điểm) PHẦN II: (7 điểm) Cho đoạn văn sau: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế.”. Câu 1: Đoạn văn trên có trong văn bản nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản đó?( 1đ) Câu 2: Nhân vật “Tôi “ trong đoạn văn trên là ai? Có vai trò gì trong tác phẩm? Theo em việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì (1,5đ) Câu 3: Đoạn văn trên thuộc kiểu ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Kiểu ngôn ngữ này em còn gặp trong văn bản nào của chương trình Ngữ văn lớp 9? Kể tên 1văn bản có kiểu ngôn ngữ đó và nêu tên tác giả. (1đ) Câu 4: Từ sự hiểu biết của em về tác phẩm kể trên, hãy viết đoạn văn nghị luận theo kiểu diễn dịch khoảng 12 câu, trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “Tôi” trong tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và phép nối để liên kết câu. (3,5đ) GV ra đề: Bùi Dung