Đề ôn tập cho học sinh Khối 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập cho học sinh Khối 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_tap_cho_hoc_sinh_khoi_8_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf
Nội dung text: Đề ôn tập cho học sinh Khối 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi
- TRƯỜNG THCS LÊ LỢI TỔ XÃ HỘI NỘI DUNG ÔN TẬP CHO HỌC SINH KHỐI 8 Trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp Từ 10/02/2020 đến 16/02/2020 I. NGỮ VĂN A. Các văn bản ôn: - Nhớ rừng - Quê hương, - Khi con tu hú, - Tức cảnh Pác Bó, - Ngắm trăng, * Yêu cầu: - Nắm rõ tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm - Nắm được đặc sắc nội dung , nghệ thuật của văn bản - Viết đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ B. Tiếng Việt: - Câu nghi vấn - Câu cầu khiến - Câu cảm thán * Yêu cầu: - Nắm được các kiểu câu, phân biệt câu theo mục đích nói - Biết vận dụng viết đoạn văn. C. Tập làm văn: - Ôn tập văn thuyết minh về phương pháp, cách làm và thuyết minh về danh lam thắng cảnh. B. Bài tập thực hành Đề 1 Câu 1 (5 điểm): Cho câu thơ sau: “Ta nghe hè dậy bên lòng” a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ ? (0.5 điểm) b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào ? Tác giả nào ? (0.5 điểm) c. Tìm một câu cảm thán có trong đoạn thơ ? Câu cảm thán đó dùng để thực hiện hành động nói là gì ? (0.5 điểm)
- d. Tiếng chim tu hú ở cuối bài có ý nghĩa gì ? (0.5 điểm) e. Viết đoạn văn khoảng 10- 12 câu theo hình thức diễn dịch nêu cảm nhận về tâm trạng người tù qua khổ thơ vừa chép, trong đó sử dụng một câu cảm thán (gạch chân chỉ rõ). (3 điểm) Câu 3 (5 điểm): Viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về lòng yêu thương con người. Đề 2 Câu 1 (5 điểm): Cho đoạn thơ sau: “ Nay xã cách lòng tôi luôn tưởng nhớ” (Trích Ngữ văn 8, tập 2, NXB giáo dục) a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ ? (0.5 điểm) b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào ? Tác giả nào ? (0.5 điểm) c. Tìm một câu cảm thán có trong đoạn thơ ? Câu cảm thán đó dùng để thực hiện hành động nói là gì ? (0.5 điểm) d. Có thể cảm nhận “cái mùi nồng mặn” trong nỗi nhớ quê của tác giả như thế nào ? (0.5 điểm) e. Viết đoạn văn khoảng 10- 12 câu theo hình thức quy nạp nêu cảm nhận của em về nỗi nhớ quê hương của nhà thơ, trong đó sử dụng một câu cảm thán (gạch chân chỉ rõ). (3 điểm) Câu 2 (5 điểm): Viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về lối sống đẹp. Đề 3 Câu 1(6 điểm): Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét “Thơ Bác đầy trăng”. Em đã học một bài thơ của Bác có hình ảnh”Trăng” trong chương trình ngữ văn 8 – tập II 1/ Hãy chép chính xác bản dịch bài thơ đó. Cho biết xuất xứ? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ. (1 điểm) 2/ Hoàn cảnh ngắn trăng của Bác có gì khác thường? Câu Đối thử lương tiêu nại nhược hà nói gì về tâm trạng của nhân vật chủ thể trữ tình (1 điểm) 3/ Về mặt kết cấu, hai câu 3-4 trong bản phiên âm có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của nó (1 điểm) 4/ Có ý kiến cho răng: Nhật kí trong tù là cuộc vượt ngục về tinh thần của Bác. Hãy chỉ ra điều đó trong bài thơ Ngắm trăng. Trình bày trong 1 đoạn văn ngắn khoảng 7 -> 10 câu theo cách lập luận quy nạp, có sử dụng câu cảm thán (gạch chân, chỉ rõ). (3 điểm) Câu 2 (4 điểm):
- Ăn tự chọn là một hình thức ăn được nhiều người sử dụng hiện nay. Vì được ăn “tự chọn” nên một số người thường lấy nhiều thức ăn và ăn không hết, phải bỏ thừa. Viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề ăn tự chọn. II. LỊCH SỬ Lớp Hướng dẫn nội dung ôn tập Phạm vi ôn tập 8 - Lập bảng niên biểu khái quát quá trình thực dân - Bài 24 và bài 25 Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến 1873. - Lập bảng tóm tắt sự kiện về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 đến 1873. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1 (Đề gồm 20 câu trắc nghiệm) Câu 1. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là A. nước quân chủ lập hiến độc lập. B. quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền. C. nước thuộc địa nửa phong kiến. D quốc gia độc lập có chủ quyền nhưng phụ thuộc vào nhà Thanh. Câu 2. Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp đem quân xâm lược Việt Nam là A. Bảo vệ giáo sĩ Pháp và giáo dân Việt Nam đang bị sát hại. B. Khai hóa văn minh cho người Việt Nam. C. Chiếm Việt Nam làm thuộc địa. D. Trả thù triều đình Huế đã làm nhục quốc thể nước Pháp. Câu 3. Nguyên nhân dẫn đến việc triều đình Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862? A. Lực lượng triều đình ít, vũ khí thô sơ. B. Đồn Chí Hòa thất thủ. C. Muốn chia sẻ quyền lợi với Pháp. D. Muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ. Câu 4. Vị tướng chỉ huy quân và dân bảo vệ thành Hà Nội khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là A. Tôn Thất Thuyết. B. Nguyễn Tri Phương. C. Hoàng Diệu. D. Phan Đình Phùng. Câu 5. Sau Ri-vi-e bị giết tại Cầu Giấy (19/5/1883) thực dân Pháp đã có hành động gì? A. Rút khỏi Bắc Kì. B. Mở cuộc đàm phán mới với triều đình. C. Đem quân tấn công vào Huế, buộc phong kiến nhà Nguyễn đầu hàng. D. Án binh bất động, chờ cơ hội mới. Câu 6.* Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng trong những năm 1858 - 1859 đã A. tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân Pháp. B. xây dựng quân của triều đình lớn mạnh. C. buộc Pháp phải rút quân về nước. D. bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. Câu 7. Với hiệp ước Nhâm Tuất ( 5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp: A. Ba tỉnh: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và đảo Côn Lôn B. Ba tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn
- C. Ba tỉnh: Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn D. Ba tỉnh: An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn Câu 8. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở A. ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn. B. ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn. C. ba tỉnh miền Đông Nam Kì với đảo Phú Quốc. D. ba tỉnh miền Tây Nam Kì với đảo Côn Đảo. Câu 9. Hiếp ước Hác-măng được kí kết sau khi A. Pháp tấn công cửa biển Thuận An, triều đình bối rối xin đình chiến. B. vua Tự Đức mất, nội bộ triều đình rối ren nên xin đình chiến. C. Pháp tấn công xâm chiếm Hà Nội lần thứ hai. D. Ri-vi-e bị giết, Pháp tấn công triều đình để trả thù. Câu 10. “Dập dìu trống đánh cờ xiêu, Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”. Đó là khẩu hiệu đã nêu trong cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa của Nguyễn Mậu Kiến ở Thái Bình. B. Khởi nghĩa của Phạm Văn Nghị ở Nam Định. C. Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh. D. Trận Cầu Giấy - Hà Nội của Hoàng Tá Viên - Lưu Vĩnh Phúc. Câu 11. Người trấn thủ thành Hà Nội khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai là A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Diệu. C. Tôn Thất Thuyết. D. Phan Thanh Giản. Câu 12. Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha viện lý do gì để nổ súng tấn công Đà Nẵng (Việt Nam)? A. Triều đình Huế thực hiện chính sách “cấm đạo, đuổi giáo sĩ”. B. Pháp cho rằng triều đình không tiếp nhận quốc thư là sỉ nhục nước Pháp. C. Triều đình Huế không thực hiện hiệp ước đã kí với chính phủ Pháp. D. Triều đình Huế cho quân tấn công quân Tây Ban Nha ở Biển Đông. Câu 13. “Bình Tây đại nguyên soái” là danh hiệu nhân dân phong cho ai? A. Trương Định. B. Nguyễn Hữu Huân. C. Nguyễn Trung Trực. D. Võ Duy Dương. Câu 14.* Nhận xét nào sau đây đúng về thái độ chống Pháp của triều đình Huế ở Gia Định năm 1859? A. Kiên quyết chống Pháp đến cùng. B. Đoàn kết, tập hợp nhân dân chống Pháp. C. Không kiên quyết chống Pháp. D. Bất hợp tác với Pháp. Câu 15. Ngày 5-6-1962 triều đình Huế đã kí với Pháp bản hiệp ước nào dưới đây? A. Giáp Tuất. B. Nhâm Tuất. C. Pa-tơ-nốt. D. Hac-mang. Câu 16. Nước tư bản nào đã liên quân với Pháp để tấn công ĐàNẵng vào 1858 ? A. Anh. B. Hà Lan. C. Tây Ban Nha. D. Bồ Đào Nha Câu 17. Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau giữa tình hình Việt Nam và Xiêm vào giữa thế kỷ XIX? A. Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây. B. Bị các nước tư bản phương Tây xâm lược . C. Đều khủng hoảng và mong muốn cải cách. D. Đều thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”. Câu 18. Chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng là A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Tri Phương.
- C. Nguyễn Trung Trực. D. Trương Định. Câu 19. Thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây vì A. lực lượng của ta bố phòng mỏng. B. ta không chuẩn bị vì nghĩ địch không đánh. C. lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắn, bị giết. D. thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế. Câu 20. Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là A. làm mất chủ quyền của dân tộc ta. B. làm mất chủ quyền của 6 tỉnh Nam Kì. C. làm mất chủ quyền về ngoại giao của Việt Nam. D. làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2 (Đề gồm 20 câu trắc nghiệm) Câu 1. Quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta ở đâu ? A. Hà Nội. B. Gia Định. C. Đà Nẵng. D. Huế. Câu 2*. Nội dung nào không phải là nguyên nhân thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam (1858)? A. Vì Đà Nẵng có vị trí thuận lợi gần kinh thành Huế. B. Vì đánh Đà Nẵng để kết thúc chiến tranh ngay. C. Để làm căn cứ tấn công ra Huế buộc nhà Nguyễn đầu hàng D. Vì đây là nơi có nhiều giáo dân. Câu 3. Sự kiện nào mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp? A. 31-8-1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. B. 1-9-1858, Liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. C. 17-2-1859, Pháp chiếm thành Gia Định. D. 23 – 2 – 1861 Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa. Câu 4*. Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam? A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa. B. Chính sách cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn. C. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế. D. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước. Câu 5. Rạng sáng ngày 1-9-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, thực hiện kế hoạch A. “đánh nhanh, thắng nhanh”. B. “đánh ăn chắc, tiến ăn chắc”. C. “chinh phục từng gói nhỏ”. D. “vừa đánh, vừa đàm”. Câu 6. Quân Pháp tấn công xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất dưới sự chỉ huy của A. Gác-ni-ê. B. Ri-v-ie. C. Giăng Đuy-puy. D. Giơ-nui-y. Câu 7. Trận đánh của quân ta gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào? A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội. B. Trận đánh địch ở Thanh Hoá. C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ Đen ở cầu Giấy (Hà Nội). D. Trận phục kích của quân ta ở ngoại thành Nội. Câu 8*. Ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đã khiến A. quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc. B. quân Pháp hoang mang, nhân dân lo sợ.
- C. quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kì. D. nhiều sĩ quan và binh lính Pháp quay súng ủng hộ nhân dân. Câu 9. Nội dung cơ bản của Hiệp ước 5-6-1862 là gì? A. Triều đình Huế chấp nhận cho Pháp được vào Việt Nam tự do buôn bán trao đổi nhưng vẫn dưới quyền kiểm soát của triều đình. B. Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn, bãi bỏ lệnh cấm đạo, bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí. C. Pháp và triều đình cùng bắt tay với nhau trong việc dựng các ngành kinh tế, đẩy mạnh quan hệ ngoại giao giữa hai nước. D. Triều đình chấp thuận cho Pháp xây dựng các cơ sở hạ tầng ở 1 số Thành phố lớn nhằm phát triển các ngành kinh tế của Việt Nam. Câu 10. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng không thành, thực dân Pháp đã kéo quân vào A. Gia Định. B. Biên Hòa. C. Định Tường. D. Vĩnh Long. Câu 11*. Thắng lợi nào đã làm thất bại bước đầu âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp? A. Thắng lợi của quân và dân Đà Nẵng. B. Chiến thắng Cầu Giấy lần I . C. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ II D. Chiến thắng trên sông Vàm Cỏ Đông. Câu 12. Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai? A. Trương Định. B. Trương Quyền. C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Tri Phương. Câu 13*. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta gồm những nhiệm vụ nào sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862? A. Chống thực dân Pháp xâm lược và chống phong kiến đầu hàng. B. Chống thực dân Pháp xâm lược. C. Chống sự đàn áp của quân lính triều đình. D. Chống sự nhu nhược, yếu hèn của vua quan nhà Nguyễn. Câu 14. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc (1873)? A. Triều đình nhà Nguyễn không thi hành đúng Hiệp ước 1862. B. Triều đình nhà Nguyễn cầu cứu nhà Thanh. C. Pháp lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy. D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển. Câu 15. Tổng đốc chỉ huy thành Hà Nội khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai là A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Diệu. C. Hoàng Tá Viêm. D. viên Chưởng cơ. Câu 16. Ngày 5-6-1962 triều đình Huế đã kí với Pháp bản hiệp ước nào dưới đây? A. Giáp Tuất. B. Nhâm Tuất. C. Pa-tơ-nốt. D. Hac-mang. Câu 17. Nước tư bản nào đã liên quân với Pháp để tấn công ĐàNẵng vào 1858 ? A. Anh. B. Hà Lan. C. Tây Ban Nha. D. Bồ Đào Nha Câu 18*. Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau giữa tình hình Việt Nam và Xiêm vào giữa thế kỷ XIX? A. Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây. B. Bị các nước tư bản phương Tây xâm lược . C. Đều khủng hoảng và mong muốn cải cách.
- D. Đều thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”. Câu 19. Chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng là A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Tri Phương. C. Nguyễn Trung Trực. D. Trương Định. Câu 20*. Thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây vì A. lực lượng của ta bố phòng mỏng. B. ta không chuẩn bị vì nghĩ địch không đánh. C. lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắn, bị giết. D. thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế. III. GIÁO DỤC CÔNG DÂN * Nội dung ôn tập 1. Phòng chống tệ nạn xã hội 2. Phòng chống nhiễm HIV/AIDS 3. Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại * Yêu cầu với học sinh 1. Hệ thống phần nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy (mỗi bài trên 1 trang giấy) 2. Ghi nhớ các khái niệm 3. Vận dụng làm bài tập trong sách giáo khoa.