Đề ôn tập chương 3 Đại số Lớp 7 - Trường THCS Lê Lợi

pdf 2 trang thuongdo99 4140
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập chương 3 Đại số Lớp 7 - Trường THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_tap_chuong_3_dai_so_lop_7_truong_thcs_le_loi.pdf

Nội dung text: Đề ôn tập chương 3 Đại số Lớp 7 - Trường THCS Lê Lợi

  1. Toán 7 Tuần 2/3 – 7/3 ĐỀ ÔN TẬP ĐẠI SỐ 7 - CHƯƠNG 3 Bài 1: Trong một thí nghiệm gieo đồng thời hai quân súc sắc, sau 10 lần gieo, kết quả tổng “số điểm” (số chấm) của hai quân sau mỗi lần gieo được ghi như sau: 8; 9; 4; 7; 3; 11; 8; 5;4;12. Hãy cho biết: a) Giá trị cao nhất của “số điểm”. b) Số trung bình của “số điểm”. c) Tần số của “số điểm” 4. d) Mốt của “số điểm”. Bài 2: Số học sinh giỏi của mỗi lớp trong khối lớp 7 được ghi lại như sau: Lớp 7A 7B 7C 7D 7E 7G 7H Số học sinh giỏi 32 28 32 35 28 26 28 a) Dấu hiệu ở đây là gì? Cho biết đơn vị điều tra. b) Lập bảng tần số và nhận xét. c) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng. Bài 3: Hai xạ thủ A và B cùng thực hiện 10 lượt bắn (mỗi lượt bắn 1 phát đạn) số điểm đạt được sau mỗi lượt bắn được ghi lại như sau: Lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 bắn A 10 9 8 8 8 8 8 7 6 6 B 7 7 7 6 7 9 7 9 10 10 a) Tính số điểm trung bình của mỗi xạ thủ. b) So sánh kết quả của hai xạ thủ A và B rồi nhận xét về khả năng của từng người. Bài 4: Điểm thi môn tiếng Anh của một nhóm học sinh được ghi lại ở bảng sau: Hãy cho biết: a) Tần số của điểm 7.
  2. Toán 7 Tuần 2/3 – 7/3 b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu. c) Tính điểm trung bình của nhóm học sinh trên. d) Tìm mốt của dấu hiệu. Bài 5: Một nhóm học sinh làm bài kiểm tra môn Toán có điểm số như sau: a) Dấu hiệu ở đây là gì? Có bao nhiêu học sinh làm bài? b) Lập bảng “tần số” và nhận xét. c) Tính số trung bình cộng và mốt của dấu hiệu. Bài 6: Trung bình cộng của sáu số là 4. Do bớt đi một số thứ sáu nên trung bình cộng của năm số còn lại là 3. Tìm số thứ sáu. ĐỀ ÔN TẬP HÌNH HỌC 7 - CHƯƠNG 2 Bài 1.Cho tam giác MNP có số đo các cạnh như sau : MN = 3 ; NP = 5 ; MP = 2 Bằng tính toán hãy xét xem tam giác sau đây có là tam giác vuông hay không, nếu vuông thì vuông tại đỉnh nào? Bài 2. Cho tam giác ABC cân tại A có góc A bằng 100o, kẻ Bx vuông góc với AB tại B, Cy vuông góc với AC tại C. Gọi M là giao điểm của Bx và Cy. a) Tính các góc của tam giác BMC b) Chứng minh rằng AM là đường trung trực của BC. Bài 3. Cho tam giac ABC có góc A bằng 40o; AB = AC. Gọi H là trung điểm của BC. a) Tính các góc còn lại của tam giác ABC b) Chứng minh AH vuông góc với BC. c) Trung trực của đoạn AC cắt tia CB ở M, cắt AC tại N. Tính góc AMH. d) Trên tia đối của tiaAM lấy điểm N sao cho AN = BM. Chứng minh AM = CN. e) Vẽ CI vuông góc với MN tại I. Chứng minh I là trung điểm của MN.