Đề thi giữa học kì I Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 103 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

doc 3 trang thuongdo99 4160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì I Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 103 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ki_i_giao_duc_cong_dan_lop_9_ma_de_103_nam_h.doc

Nội dung text: Đề thi giữa học kì I Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 103 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đô thị Việt Hưng

  1. Mã đề GDCD9 - 103 UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG MÔN: Giáo dục công dân 9 Năm học 2020 - 2021 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra : /10/2020 Mã đề GDCD9 - 103 I. Trắc nghiệm (5 điểm): Em hãy tô vào chữ cái trong phiếu làm bài câu trả lời em cho là đúng nhất Câu 1. Xã hội mà mọi người có quyền được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể và cộng đồng được gọi là: A. dân chủ B. làm chủ. C. văn minh D. tự chủ Câu 2. Người tự chủ là người luôn có thái độ: A. Tự lập. B. Tự ti. C. Tự tin. D. Tự kỉ. Câu 3. Hòa bình là tình trạng không có: A. mâu thuẫn về lợi ích kinh tế. B. chiến tranh hay xung đột vũ trang. C. xung đột hay bất đồng về quan điểm. D. căng thẳng, mâu thuẫn. Câu 4. Nhà trường cần làm gì để phát huy tính dân chủ của học sinh khi ban hành nội quy? A. Chỉ có cán bộ lớp mới được thảo luận nội quy của trường. B. Học sinh giỏi mới được thảo luận nội quy của trường. C. Nội quy của trường không cần học sinh thảo luận. D. Học sinh toàn trường được thảo luận nội quy của trường. Câu 5. Để hình thành tính tự chủ, mỗi chúng ta cần: A. nghe và làm theo lời mọi người khuyên. B. suy nghĩ thật kĩ trước khi nói và làm. C. không giao du với bạn bè. D. không chia sẻ chuyện của mình cho người khác. Câu 6. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho nội dung nào sau đây được thực hiện có hiệu quả? A. Tính tự chủ. B. Tính dân chủ. C. Tính năng động. D. Tính tự giác. Câu 7. Hiện nay ở một số nơi đang có hiện tượng bạo động gây mất trật tự an ninh. Nếu là người dân ở đó, em sẽ cư xử như thế nào? A. rủ thêm bạn bè cùng tham gia. B. vận động mọi người không nên làm vậy. C. bảo bố mẹ chuyển đi nơi khác sống. D. tham gia cho có phong trào. Câu 8. Việc làm nào sau đây góp phần bảo vệ hòa bình cho nhân loại? A. Đẩy mạnh các hoạt động xâm lấn lãnh thổ. B. Tích cực chế tạo vũ khí hạt nhân. C. Tăng cường sự giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia. D. Thường xuyên kích động để chia rẽ các dân tộc. Câu 9. Hành vi nào dưới đây thể hiện tính kỉ luật? Trang 1/3
  2. Mã đề GDCD9 - 103 A. Bạn Huy thường hay mất trật tự trong giờ học. B. Bạn Hà luôn đến trường đúng giờ và làm bài tập đầy đủ. C. Bạn Hải hút thuốc lá và coi cóp khi làm bài kiểm tra. D. Bạn Đại thường xuyên nói tục ,chửi thề. Câu 10. Chiến tranh sẽ không dẫn đến hậu quả nào sau đây? A. Hủy diệt giống nòi, gây ra mất mát, đau thương. B. Gây ra nghèo đói, bệnh tật, thất học. C. Trẻ em được bảo vệ, chăm sóc. D. Tàn phá nhà xưởng, đường sá. Câu 11. Những quy định chung của cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung được gọi là: A. tự giác B. dân chủ C. kỉ luật. D. pháp luật Câu 12. Hành vi nào dưới đây không thể hiện tính kỉ luật? A. Bạn Huy thường hay mất trật tự trong giờ học. B. Bạn Hà làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. C. Bạn Vân xin phép cô giáo khi muốn ra khỏi chỗ. D. Bạn Mai luôn đến trường đúng giờ . Câu 13. Người chí công vô tư, khi giải quyết công việc luôn: A. ưu tiên người có chức quyền. B. tôn trọng lẽ phải, công bằng, không thiên vị. C. nhường nhịn giúp đỡ người yêu. D. thiên vị bạn bè và người thân. Câu 14. Trong giờ sinh hoạt lớp, vì chơi thân với E nên bạn lớp trưởng Q bao che lỗi cho E, không báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Q là người láu cá. B. Q là người trung thực. C. Q là người khiêm nhường. D. Q là người không công bằng. Câu 15. Chí công vô tư đem lại: A. lợi ích cá nhân mỗi người. B. lợi của một nhóm người. C. lợi ích của xã hội chung. D. lợi ích tập thể và cộng đồng. Câu 16. Người tự chủ là người: A. Luôn kiểm soát người khác. B. Làm việc theo ý mình, không lắng nghe người khác. C. Luôn nghe theo lời khuyên của người khác. D. Làm chủ suy nghĩ, hành vi, thái độ của mình. Câu 17. Hành vi nào sau đây không thể hiện tính tự chủ? A. Suy nghĩ kĩ trước khi hành động. B. Chủ động lập kế hoạch cho công việc sắp tới. C. Kiểm điểm lại những lời nói và việc làm của mình. D. Nổi nóng với các bạn khi bạn góp ý về điều sai của mình. Câu 18. Khi giải quyết công việc người chí công vô tư luôn xuất phát từ Trang 2/3
  3. Mã đề GDCD9 - 103 A. lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. B. lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung. C. lợi ích chung lên lợi ích tập thể. D. lợi ích tập thê sau lợi ích cá nhân. Câu 19. Việc làm nào sau đây thể hiện tính dân chủ? A. Không đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân. B. Ngại không dám phát biểu trong cuộc họp. C. Đại biểu quốc hội chất vấn các thành viên chính phủ. D. Phát hiện nhưng không tố giác tội phạm. Câu 20. Giải quyết công việc theo lẽ phải,công bằng, không thiên vị, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Đây là biểu hiện của phẩm chất nào sau đây? A. Liêm khiết. B. Trung thưc. C. Tự trọng. D. Chí công vô tư. II. Phần tự luận ( 5 điểm) Câu 1 (2điểm): Thế nào là chí công vô tư? Ý nghĩa của chí công vô tư với mỗi người là gì? Câu 2 (3,0 điểm): Cho tình huống sau: Sau khi ông M lên chức Giám đốc một doanh nghiệp Nhà nước, ông đã đưa con, cháu và người thân vào làm việc trong doanh nghiệp do mình quản lý, dù họ không có đủ năng lực. Hàng ngày, ông luôn nhắc nhở các nhân viên của mình làm việc một cách chí công vô tư, đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên lợi ích cá nhân. a. Em hãy nhận xét về việc làm của ông M. b. Nếu em là nhân viên trong công ty ông M em sẽ trao đổi điều gì với ông M về việc làm của ông? Chúc các em làm bài tốt! Trang 3/3