Đề thi giữa học kì I Hóa học Lớp 9 - Mã đề 901 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

doc 2 trang thuongdo99 3920
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì I Hóa học Lớp 9 - Mã đề 901 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ki_i_hoa_hoc_lop_9_ma_de_901_nam_hoc_2020_20.doc

Nội dung text: Đề thi giữa học kì I Hóa học Lớp 9 - Mã đề 901 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I HÓA HỌC 9 TỔ HOÁ - SINH - ĐỊA Năm học: 2020 – 2021 ĐỀ SỐ 901 Ngày kiểm tra: 4/11/2020 (Đề gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: Lớp: I. Trắc nghiệm (5,0 điểm). Tô vào giấy kiểm tra một chữ cái đứng đầu phương án em lựa chọn Câu 1: Để khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật, người ta có thể dùng chất nào? A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. NaCl. D. H2O. Câu 2: Khí ẩm nào được làm khô bằng CaO? A. HCl. B. CO2. C. H2. D. SO2. Câu 3: Giấy qùy tím chuyển sang màu đỏ khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ A. 1 mol H2SO4 và 1,7 mol NaOH. B. 1 mol HCl và 1 mol KOH. C. 0,5 mol H2SO4 và 1 mol NaOH. D. 1,5 mol Ca(OH)2 và 1,5 mol HCl. Câu 4: Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí A. CO2. B. SO2. C. SO3. D. H2. Câu 5: Dãy oxit nào vừa tác dụng với nước vừa tác dụng với dung dịch kiềm? A. CuO, Fe2O3, CaO. B. CaO, CO, N2O5. C. CO2, SO2, P2O5. D. CuO, SO2, CO2. Câu 6: Cho các sơ đồ phản ứng sau: Fe + X → FeCl2 + Cu. X là A. CuSO4. B. CuCl2. C. Cu(OH)2. D. Cu(NO3)2. Câu 7: Cho 200g dung dịch KOH 5,6% vào dung dịch CuCl 2 dư, sau phản ứng thu được lượng chất kết tủa là: A. 19,6 g. B. 17,4 g. C. 4,9 g. D. 9,8 g. Câu 8: Chất nào phản ứng được với dung dịch Ca(OH)2? A. CO. B. NaCl. C. Fe. D. HCl. Câu 9: CaO phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào? A. H2O; Na2O; BaCl2. B. NaOH; CuO; H2O. C. CuO; K2SO4; Ca(OH)2. D. CO2; H2O; HCl. Câu 10: Cho phương trình phản ứng: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + Y + H2O. Y là: A. CO. B. H2. C. Cl2. D. CO2. Câu 11: Dãy các chất nào đều là muối? A. CaO, FeO, AlCl3. B. NaNO3, FeS, AlCl3. C. NaOH, FeSO4, H2SO4. D. NaCl, FeO, Al(OH)3. Câu 12: Dùng một thuốc thử nào để nhận biết dung dịch Na2SO4 và dung dịch Na2CO3? A. Nước. B. CO2. C. Dung dịch muối BaCl2. D. Dung dịch axit HCl. Câu 13: Phản ứng nào KHÔNG phải là phản ứng trao đổi? Trang 1/2 - Mã đề thi 901
  2. A. CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4. B. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl. tO C. CaCO3  CaO + CO2↑. D. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O. Câu 14: Cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch? A. NaOH và CuSO4. B. Ba(OH)2 và H2SO4. C. HCl và BaCl2. D. KOH và HCl. Câu 15: Dãy gồm các bazơ bị nhiệt phân huỷ là A. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH. B. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3. C. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; NaOH. D. Fe(OH)3; NaOH; Ba(OH)2. Câu 16: Cặp chất nào phản ứng với nhau KHÔNG giải phóng ra khí? A. Dung dịch KOH và dung dịch HCl. B. Dung dịch Na2SO3 và dung dịch H2SO4. C. Fe và dung dịch H2SO4. D. Dung dịch CaCO3 và dung dịch HCl. Câu 17: Axit mạnh là A. H2SO3. B. H2CO3. C. H2SO4. D. H2S. Câu 18: Trong công nghiệp dung dịch NaOH được điều chế bằng cách nào? A. Điện phân dung dịch muối ăn bão hòa trong bình điện phân có màng ngăn. B. Cho Na tác dụng với nước. C. Điện phân dung dịch muối ăn bão hòa trong bình điện phân. D. Cho Na2O tác dụng với nước. Câu 19: Muối canxi cacbonat bị nhiệt phân hủy tạo thành sản phẩm là A. CaO. B. Ca. C. O2. D. CO. Câu 20: Khí sunfurơ có CTHH là A. CO2. B. SO2. C. SO3. D. H2S. II. Tự luận (5,0 điểm). Câu 21. (2 điểm) Viết PTHH minh họa (nếu có) cho phản ứng xảy ra giữa HCl với các chất sau: Fe, CuO, CO2, Na2SO4, S, Mg(OH)2, AgNO3 Câu 22. (2,5 điểm) Hoà tan hoàn toàn 6,4 (g) hỗn hợp gồm Mg và MgO cần vừa đủ a (g) dung dịch HCl 10%. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí ở (đktc) a. Viết PTPƯ b. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu c. Tính a? Câu 23. (0,5 điểm) Tại sao người ta sử dụng vôi bột để khử chua đất trồng? Cho NTK: Mg = 24; O = 16; H = 1; Cl = 35,5, K = 39; Cu = 64. HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 901